giám đốc điều hành

Tầm quan trọng của giám đốc điều hành trong doanh nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm

Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới chức vụ Giám đốc điều hành (GĐĐH) trong quá trình làm việc tại bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu về vai trò và tầm quan trọng của vị trí này đối với công ty hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu những thông tin tổng quan nhất về vị trí GĐĐH trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.

Giám đốc điều hành là ai?

Giám đốc điều hành hay Chief Executive Officer (CEO) là người lãnh đạo đứng đầu trong doanh nghiệp. Họ có quyền lực tối cao và đồng thời là cầu nối giữa ban lãnh đạo của công ty với quản lý cấp thấp hơn. 

CEO là người trực tiếp quản lý và giám sát mọi hoạt động diễn ra trong nội bộ công ty. Chính vì vậy họ cũng là người trực tiếp chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Vai trò và nhiệm vụ cụ thể của mỗi Giám đốc điều hành sẽ có sự khác nhau. Tùy thuộc theo quy mô cũng như loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh mà quyền lực của CEO sẽ có sự thay đổi. 

Giám đốc điều hành có quyền lực tối cao và là cầu nối giữa ban lãnh đạo công ty với quản lý cấp thấp hơn
Giám đốc điều hành có quyền lực tối cao và là cầu nối giữa ban lãnh đạo công ty với quản lý cấp thấp hơn

Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, CEO có quyền hạn khá lớn. Họ có quyền quyết định trực tiếp tới mọi hoạt động hay quyết định của doanh nghiệp. Trong khi đó với những tập đoàn lớn, vai trò của CEO chủ yếu nằm ở việc đưa ra chiến lược phát triển chung cho doanh nghiệp. Còn hoạt động trong từng phòng ban cụ thể sẽ do quản lý cấp trung và cấp thấp đảm nhận. 

>>> Xem thêm: Kỹ Năng Lãnh Đạo Quản Lý – Những Phẩm Chất Không Thể Thiếu

Tầm quan trọng của Giám đốc điều hành trong doanh nghiệp

Vai trò của mỗi CEO sẽ có sự khác biệt nhất đinh, tuy nhiên bạn không thể phủ nhận tầm quan trọng của vị trí này đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đằng sau sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều có bóng dáng của một CEO là bởi những lý do sau:

CEO quyết định toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp 

Giám đốc điều hành là người điều hành, quản lý và giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Từ hoạt động của phòng kinh doanh, kế toán, nhân sự, marketing, sản xuất, bán hàng,… tất cả đều thông qua quyết định của GĐĐH. 

Đồng thời, GĐĐH cũng là người phân công công việc và thực hiện giám sát, hỗ trợ nhân viên cấp dưới hiện nhiệm vụ. Họ sẽ nhận báo cáo công việc từ các cấp quản lý như giám đốc bộ phận, trưởng phòng để theo dõi tiến độ công việc và đưa ra phương án điều chỉnh nếu cần.

>>> Xem thêm: CEO ngân hàng là gì? Tố chất cần có của CEO ngân hàng

Giám đốc điều hành là người quản lý và giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp
Giám đốc điều hành là người quản lý và giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp

CEO xác định tầm nhìn và sứ mệnh cho doanh nghiệp

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tầm nhìn và sứ mệnh trong quá trình hoạt động và phát triển. Giám đốc điều hành chính là người sẽ xác định những yếu tố này để giúp doanh nghiệp phát triển và ngày càng vươn xa hơn.

Tầm nhìn và sứ mệnh sẽ giúp xây dựng nền móng vững chắc cho doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp luôn hoạt động theo những mục tiêu ban đầu đã đề ra. Đồng thời, 2 yếu tố này cũng giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực. Điều này giúp gắn kết nhân viên với doanh nghiệp và tạo thành đội ngũ trung thành và tận tâm với công ty. 

CEO giúp xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhân sự cấp cao

CEO là người xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhân sự cấp cao cho doanh nghiệp. Những nhân sự này sẽ là người hỗ trợ cho CEO về các vấn đề chuyên môn như marketing, tài chính, nhân sự,… 

Chính bởi mối quan hệ mật thiết này nên CEO sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng. Họ sẽ phê duyệt kế hoạch về đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn và đào tạo, hỗ trợ nhân sự được tuyển. Điều này giúp đảm bảo chất lượng nhân sự cũng như chính sách và quyền lợi hấp dẫn nhất để giữ chân nhân sự chủ chốt trong doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Quản Lý Nhân Sự Bao Gồm Những Việc Gì? Lương Cao Không?

CEO đại diện cho doanh nghiệp 

Giám đốc điều hành là người sẽ thay mặt cho toàn bộ ban lãnh đạo công ty tham dự các buổi họp hay sự kiện, hội thảo liên quan. Đây là cơ hội giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, GĐĐH cũng sẽ đại diện cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng hay các thỏa thuận hợp tác cùng doanh nghiệp khác. Ngoài ra, họ cũng là cầu nối phát ngôn của doanh nghiệp với nhà nước, xã hội, báo chí, công chúng.

>>> Xem thêm: C-level là gì? Tìm hiểu về nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp

CEO đại diện cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng hay các thỏa thuận hợp tác cùng doanh nghiệp khác
CEO đại diện cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng hay các thỏa thuận hợp tác cùng doanh nghiệp khác

Phân biệt Giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị

Hiện nay, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa 2 vị trí GĐĐH và Chủ tịch hội đồng quản trị. Nguyên nhân là bởi trong một số trường hợp, CEO có thể kiêm chức Chủ tịch HĐQT và ngược lại. Tuy nhiên đây là 2 vị trí hoàn toàn tách biệt với những vai trò và nhiệm vụ khác nhau.

Cụ thể, CEO là người lãnh đạo và có quyền quyết định tối cao đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Còn Chủ tịch HĐQT là người giám sát năng lực làm việc của CEO để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như lợi ích doanh nghiệp. Chủ tịch HĐQT cũng có quyền biểu quyết cho chính sách mà CEO đưa ra. 

Về lý thuyết, Chủ tịch HĐQT và CEO tồn tại để giám sát lẫn nhau nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Chủ tịch HĐQT có thể can thiệp tới những quyết sách của CEO. Tuy nhiên họ không thể tham gia trực tiếp vào từng hoạt động đầu tư kinh doanh cụ thể. Vì vậy CEO vẫn sẽ là người có tác động trực tiếp tới việc điều hành doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Những Công Việc Của Người Quản Lý

Trên đây là những thông tin tổng quan về vị trí Giám đốc điều hành mà bạn nên biết. Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu vai trò và tầm quan trọng của vị trí này với công ty. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về việc làm quản lý, hãy truy cập ngay vào chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi. Góc thư viện luôn mang đến cho bạn những thông tin bổ ích như cách quản lý nhà hàng hiệu quả hay cách quản lý chuỗi cung ứng. Chúc bạn sớm đạt được vị trí công việc mà bạn hằng mong ước.

>>> Truy cập TopCV.vn để cập nhật hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm quản lý mới mỗi ngày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *