CEO là gì trong công ty

CEO là gì trong công ty? Tầm quan trọng của CEO?

Chia sẻ kinh nghiệm

Khi được hỏi về vị trí quyết định tới sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp, khoảng 90% câu trả lời sẽ là CEO. Vậy CEO là gì trong công ty? Công việc của CEO là gì mà lại có tầm quan trọng như vậy? Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu những thông tin tổng quan về vị trí CEO trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.

Tìm hiểu về khái niệm CEO

Để tìm hiểu tại sao CEO có ảnh hưởng trực tiếp tới thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, trước hết bạn cần hiểu về khái niệm này. 

CEO là gì trong công ty?

CEO là viết tắt các chữ cái đầu tiên của cụm từ Chief Executive Officer, hay còn được gọi là Giám đốc điều hành, Tổng giám đốc. CEO là vị trí quản lý cấp cao kiêm đại diện pháp lý cho công ty. Họ có quyền điều hành, lãnh đạo tối cao và sẽ chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

CEO có quyền điều hành tối cao và sẽ chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp
CEO có quyền điều hành tối cao và sẽ chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp

Phân biệt CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị

Hiện nay có nhiều người vẫn còn nhầm lẫn CEO với Chủ tịch hội đồng quản trị. Tuy nhiên đây là 2 vị trí khác biệt và đảm nhận những vai trò hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

  • CEO: Là người điều hành tối cao và chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. 
  • Chủ tịch HĐQT: Là người giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư. Chủ tịch HĐQT có quyền đánh giá hiệu quả hoạt động của CEO cũng như quyền bỏ phiếu cho các chiến lược do CEO đề ra. 

Trong một số trường hợp, CEO có thể nắm giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị. Tuy nhiên theo đề xuất từ giới chuyên môn, 2 vị trí này cần được tách biệt và phân công cho 2 người khác nhau. Điều này giúp tránh sự mâu thuẫn về quyền lợi và đảm bảo hiệu quả của bộ máy quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: CEO và Founder là gì? Sự khác nhau giữa CEO và Founder

Vai trò và nhiệm vụ của của CEO là gì trong công ty?

Từ định nghĩa trên, có thể thấy CEO là người sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của một doanh nghiệp. Tùy thuộc theo quy mô và cơ cấu tổ chức mà vai trò và quyền hạn của CEO là gì trong công ty sẽ có sự khác biệt. 

Nhìn chung, vai trò và quyền hạn chung mà bất cứ CEO nào cũng phải thực hiện là:

Vai trò của CEO trong doanh nghiệp

  • Xây dựng và hoàn thiện bộ máy cấu trúc của công ty; thiết lập nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động cụ thể cho từng phòng ban để hoàn thiện công ty.
  • Lên kế hoạch và chiến lược phát triển cụ thể cho công ty theo từng giai đoạn theo tầm nhìn và sứ mệnh đã được đề ra.
  • Chỉ đạo, điều hành và giám sát các phòng ban triển khai, thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
  • Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trước pháp luật.
  • Chịu trách nhiệm đảm bảo doanh thu và lợi nhuận, tốc độ phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêu và lộ trình đã đề ra.
  • Xây dựng và hoàn thiện văn hóa công ty.
  • Đại diện doanh nghiệp tham gia đàm phán và ký kết các hợp đồng liên kết, hợp tác với doanh nghiệp, tổ chức khác.

>>> Xem thêm: C-level là gì? Tìm hiểu về nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp

Vai trò chính của CEO là lên kế hoạch và chiến lược phát triển cụ thể cho công ty theo từng giai đoạn
Vai trò chính của CEO là lên kế hoạch và chiến lược phát triển cụ thể cho công ty theo từng giai đoạn

Quyền hạn của CEO trong doanh nghiệp

  • Điều hành và quyết định mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giám sát hoạt động và đánh giá hiệu quả công việc của các cấp quản lý dưới quyền.
  • Phê duyệt các chính sách, dự án, chương trình có ảnh hưởng tới hoạt động công ty như: Chính sách tài chính, dự án đầu tư, dự án phát triển sản phẩm, chính sách tuyển dụng nhân sự, chương trình đào tạo,…
  • Là người đại diện trực tiếp cho doanh nghiệp để giao tiếp với cổ đông, nhà đầu tư, tổ chức chính phủ, truyền thông và công chúng.

>>> Xem thêm: Mô tả công việc Giám đốc công nghệ thông tin đầy đủ và chi tiết nhất

Những yếu tố cần có để trở thành CEO

Từ những phân tích trên, chắc hẳn bạn đã có hình dung sơ bộ về vai trò của CEO là gì trong công ty. Các doanh nghiệp khi tuyển chọn vị trí này cũng có những yêu cầu nhất định. Cụ thể những yếu tố cần thiết nếu bạn muốn ứng tuyển CEO là:

Kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm

Tất nhiên để đảm nhận bất cứ vị trí quản lý nào thì kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm là 2 yếu tố không thể thiếu. Nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc sẽ giúp tạo nên sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy của một CEO. Trong khi đó kỹ năng mềm sẽ giúp bạn tạo dựng, gắn kết đội ngũ nhân sự trong công ty và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Am hiểu kiến thức đa lĩnh vực

CEO không chỉ cần giỏi về chuyên môn mà còn cần có vốn kiến thức đa lĩnh vực về các ngành nghề khác. Nguyên nhân là bởi họ là người sẽ điều hành toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp. Do đó ngoài kiến thức về quản trị và kinh doanh, CEO cũng cần học hỏi và trau dồi thêm kiến thức về marketing, nhân sự, công nghệ,… để bắt kịp thời đại.

>>> Xem thêm: 9 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả người quản lý nên biết

CEO cần giỏi về chuyên môn và am hiểu kiến thức đa lĩnh vực
CEO cần giỏi về chuyên môn và am hiểu kiến thức đa lĩnh vực

Sở hữu những tố chất cần có

Những tố chất cần có của một CEO có thể kể tới như sự thông minh, nhạy bén. linh hoạt, phẩm chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo, quyết đoán và bản lĩnh, phân tích logic, sáng tạo, khả năng giao tiếp tốt,… Những tố chất này có thể do bẩm sinh hoặc do quá trình bạn học tập, rèn luyện, tích lũy lâu dài.

Sức khỏe

Dựa trên mô tả công việc CEO là gì trong công ty trên, có thể thấy khối lượng công việc và áp lực mà vị trí này phải đảm nhận rất lớn. Chính vì vậy nếu không có sức khỏe tốt và một tinh thần khỏe mạnh thì bạn rất khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về vị trí CEO trong doanh nghiệp mà bạn cần biết. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu về vai trò và nhiệm vụ thực tế của CEO là gì trong công ty. Để đạt được vị trí này, bạn nên bắt đầu rèn luyện những kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm đã được đề cập trong bài viết này. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập vào TopCV.vn để có thể tiếp cận được những việc làm liên quan đến nhóm ngành quản lý nhé! Chúc bạn thành công. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *