Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Công việc có vất vả không?

Việc làm nổi bật

Quản lý chuỗi cung ứng là một vị trí, ngành nghề thuộc nhóm ngành kinh doanh, quản lý nói chung. Vị trí này đóng vai trò khá quan trọng trong các doanh nghiệp Logistics. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu những thông tin liên quan đến vị trí này thì hãy theo dõi ngay bài viết chi tiết dưới đây của topviecquanly.vn

Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Có vất vả không?

Quản lý chuỗi cung ứng – SCM là công việc quản lý các quy trình, dòng lưu thông của hàng hóa. Công việc này sẽ bao gồm từ nguyên liệu thô đến thành phẩm cuối cùng của sản phẩm.

Quản lý chuỗi cung ứng sẽ bao gồm 2 mô hình chính là mô hình đơn giản và mô hình phức tạp. Trong đó:

  • Mô hình đơn giản sẽ được áp dụng cho công ty chỉ mua vật liệu sản xuất từ nhà cung ứng. Họ sẽ tự sản xuất sản phẩm, bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
  • Mô hình phức tạp sẽ được áp dụng cho công ty mua nguyên vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ như các nhà cung cấp, nhà phân phối hoặc các nhà máy tương đồng khác.

>>>Xem thêm: Quản lý chuỗi cung ứng học trường nào tốt nhất hiện nay

quản lý chuỗi cung ứng 3
SCM là một công việc có khá nhiều áp lực

Bất kỳ ngành nghề này cũng có những sự vất vả riêng và SCM cũng không ngoại lệ. Khi làm vị trí này, bạn sẽ phải đối diện với khá nhiều áp lực công việc. Ngoài ra, đây cũng là vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng về chuyên môn, kỹ năng mềm khác nhau.

Hầu hết các doanh nghiệp Logistics hiện nay đều cần đến vị trí này. Bởi, hoạt động này đem đến những lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

  • SCM là cơ sở để các hoạt động khác như kinh doanh, sản xuất được vận hành và đạt hiệu quả.
  • SCM sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực kinh doanh hợp lý hơn, tiết kiệm được các chi phí vận hành, phát sinh không đáng có.
  • Đây là hoạt động, mắt xích để giúp doanh nghiệp có thể thống nhất trong kinh doanh.

Quản lý chuỗi cung ứng là làm những công việc gì?

Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng sẽ thực hiện nhiều nhóm công việc hoặc ở nhiều bộ phận nhỏ hơn. Mỗi nhóm công việc – bộ phận nhỏ hơn sẽ có những nhiệm vụ cụ thể như sau:

Lập kế hoạch liên quan đến chuỗi cung ứng

  • Thực liên lập, theo dõi các kế hoạch về nhu cầu hàng hóa theo từng dự án hoặc theo số liệu cung cấp từ đội Sales, quản lý.
  • Lên các chiến lược, kế hoạch để thực hiện được chuỗi cung ứng theo đúng tiến độ.
  • Thiết lập quy trình chuỗi cung ứng, điều chỉnh quy trình nếu cần thiết.

Công việc liên quan đến bộ phận mua hàng

  • Cung cấp các thông tin liên quan đến kinh tế, thị trường, giá cả, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp.
  • Tìm, thu mua các vật liệu với mức giá cạnh tranh.
  • Xây dựng các mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, đảm bảo được khả năng cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
  • Xem xét các mức giá, kiểm định chất lượng của nhà cung cấp theo định kỳ (hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm).
  • Tìm kiếm hoặc đánh giá các nhà cung cấp mới.
  • Triển khai công việc mua, cung cấp các nguyên vật liệu cũng như máy móc, thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất.
  • Thực hiện duy trì các hoạt động, mối quan hệ với nhà cung cấp.

>>>Xem thêm: Kỹ Năng Lãnh Đạo Quản Lý – Những Phẩm Chất Không Thể Thiếu

quản lý chuỗi cung ứng 2
Quản lý hoạt động mua hàng là một trong các công việc của SCM

Công việc liên quan đến quản lý kho

  • Chịu trách nhiệm liên quan đến các số liệu tồn kho, số liệu xuất, nhập hàng hóa.
  • Phân phối, vận chuyển, phối hợp hàng hóa của doanh nghiệp với các nhà cung cấp. Đảm bảo công việc đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí nhất có thể.
  • Chịu trách nhiệm với mọi hoạt động từ khi hàng đến đến khi hàng đi.
  • Làm việc với hải quan, các cơ quan liên quan khác về chuỗi cung ứng.

Mức lương của quản lý chuỗi cung ứng

Tốc độ phát triển của ngành Logistics trong những năm gần đây khá cao với tốc độ khoảng 14 – 16%/năm. Do đó, mức lương của vị trí quản lý chuỗi cung ứng so với mặt bằng chung cũng rất cao.

Đặc biệt, khi nguồn nhân lực cho ngành Logistics nói chung đang trở nên ngày càng khan hiếm. Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những mức lương tốt, hấp dẫn cho để thu hút được nhân sự ở vị trí này.

Hiện tại, mức lương trung bình cho một vị trí quản lý chuỗi cung ứng khoảng 30.000.000 đồng/tháng. Mức lương thấp nhất từ 14.700.000 đồng/tháng và cao nhất đang ở mức 46.800.000 đồng/tháng.

Theo thống kê khác, mức lương cho người có chuyên môn từ 2 – 5 năm kinh nghiệm sẽ khoảng 22.400.000 đồng/tháng. Người có kinh nghiệm từ 5 – 10 năm khoảng 30.900.000 đồng/tháng. Người có kinh nghiệp trên 10 năm khoảng 38.300.000 đồng/tháng.

Tuy vậy, đây chỉ là mức lương tham khảo. Trên thực tế, mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng của nhân sự cũng như quy mô của doanh nghiệp.

quản lý chuỗi cung ứng 1
Mức lương của quản lý chuỗi cung ứng thuộc Top cao trên thị trường

Tạm kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng. Tuy là vị trí làm việc khá áp lực cũng như yêu cầu nhiều kỹ năng khác nhau. Nhưng mức lương của vị trí này tương đối cao và vẫn được nhiều bạn lựa chọn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về quản lý chuỗi cung ứng và lựa chọn được công việc phù hợp với mình.

>>>Xem thêm: Những Công Việc Của Người Quản Lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *