Nắm rõ bộ câu hỏi phỏng vấn Marketing giúp ứng viên tự tin trả lời phỏng vấn hơn

Bộ câu hỏi phỏng vấn Marketing phổ biến nhất hiện nay

Chia sẻ kinh nghiệm

Nắm rõ bộ câu hỏi phỏng vấn Marketing sẽ góp phần giúp các ứng viên trở nên tự tin hơn và gây được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Trong bài viết thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, Topviecquanly.vn đã tổng hợp cho bạn top 10 câu hỏi phổ biến nhất!

Theo bạn, Marketing chính xác là gì?

Marketing không được xác định bằng một khái niệm duy nhất. Thay vào đó, chúng ta có thể giải thích thuật ngữ dưới nhiều quan điểm khác nhau. Theo Philip Kotler – người được mệnh danh là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại, ông đã đưa ra định nghĩa về ngành nghề này như sau:

Marketing là khoa học và nghệ thuật tạo giá trị, truyền thông cũng như phân phối những giá trị đó để thỏa mãn nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu, từ đó khai thác tối đa nguồn lợi nhuận. Như vậy, có thể khẳng định rằng Marketing giữ vai trò như một “chiếc cầu nối” khăng khít giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.

Đối với vấn đề này, có rất nhiều khái niệm hợp lý để ứng viên đưa ra câu trả lời cho nhà tuyển dụng. Do đó, việc bạn cần làm chính là chọn ra một đáp án ngắn gọn, súc tích và phù hợp nhất với bản thân.

Thuật ngữ Marketing không thể xác định được bằng một khái niệm duy nhất
Thuật ngữ Marketing không thể xác định được bằng một khái niệm duy nhất

Xem thêm: Healing là gì? Cách “chữa lành” giúp cuộc sống thăng hoa hơn.

Marketing và Sale khác nhau như thế nào?

Trên thực tế, Marketing hay Sale đều là thuật ngữ dùng để chỉ cách thức doanh nghiệp đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng. Tuy nhiên, hai khái niệm này cũng tồn tại rất nhiều điểm khác biệt.

Trong đó, Sale chỉ việc bán sản phẩm/dịch vụ cho người mua; còn Marketing chỉ quá trình quảng bá sản phẩm/dịch vụ để được nhiều khách hàng biết đến. Mặc dù cùng tác động tới người tiêu dùng, vậy nhưng Marketing sẽ tạo sức kéo và Sale tạo sức đẩy.

Chỉ rõ sự khác biệt giữa Marketing với Sale thực sự là một “đề bài” khó nằm trong bộ câu hỏi phỏng vấn Marketing. Thông qua cách ứng viên trả lời, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết của bạn đối với bản chất của vị trí, ngành nghề ứng tuyển. Theo đó, ứng viên cần lưu ý trả lời đúng trọng tâm và bản chất của hai loại hoạt động này.

Chỉ ra khác biệt giữa Marketing và Sale giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
Chỉ ra khác biệt giữa Marketing và Sale giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Tại sao bạn theo đuổi lĩnh vực Marketing?

Đây cũng là câu hỏi phỏng vấn Marketing mà ứng viên có thể thường xuyên gặp phải. Khi đối diện với vấn đề này, bạn hãy cố gắng nêu bật trình độ và kinh nghiệm của bản thân suốt quá trình làm việc trong ngành Marketing; đồng thời bày tỏ mong muốn sẽ có cơ hội phát triển, mở rộng thêm con đường sự nghiệp của mình. Ngoài ra, ứng viên cũng đừng quên nhấn mạnh vào mô hình và hoạt động của công ty ứng tuyển ở thời điểm hiện tại.

Đừng bỏ lỡ: Top 10 App quản lý công việc trên iPhone phù hợp với mọi ngành nghề.

03 kỹ năng quan trọng nhất đối với Marketer là gì?

Đứng trước câu hỏi “03 kỹ năng quan trọng nhất đối với Marketer là gì?”, ứng viên nên ưu tiên đề cập tới những kỹ năng đã được doanh nghiệp nêu trong tin tức tuyển dụng trước đó. Việc làm này sẽ giúp bạn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bản thân đã nắm rõ các kỹ năng họ cần ở ứng viên.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc thêm về 03 kỹ năng quan trọng nhất đối với Marketer sau đây để đưa ra câu trả lời phù hợp:

  • Kỹ năng lên kế hoạch – yếu tố quan trọng để hệ thống và logic hóa những ý tưởng thành hiện thực.
  • Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin – công cụ giúp người nhân viên Marketing có thể dễ dàng trình bày ý tưởng, kế hoạch cũng như thảo luận cùng các thành viên trong nhóm.
  • Kỹ năng sắp xếp công việc và dự đoán nhu cầu của khách hàng.
Ứng viên nên ưu tiên đề cập tới các kỹ năng Marketing có ở tin tuyển dụng trước đó
Ứng viên nên ưu tiên đề cập tới các kỹ năng Marketing có ở tin tuyển dụng trước đó

Các yếu tố thiết yếu của một chiến dịch Marketing là gì?

Trên thực tế, chúng ta sẽ rất khó đưa ra lời giải đáp chính xác cho câu hỏi này. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp vẫn muốn kiểm tra về khả năng chuyên môn của ứng viên, bạn có thể đề cập tới một số yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp tới chiến dịch Marketing với nhà tuyển dụng như là:

  • Fanpage Facebook.
  • Blog kêu gọi hành động.
  • Chiến lược tối ưu hóa tìm kiếm SEO.
  • Thông điệp Marketing cá nhân nhắm chính xác đến nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Các chỉ số đo lường cụ thể.
  • v.vv..
Yếu tố cần thiết của chiến dịch Marketing là vấn đề khó có đáp án chính xác
Yếu tố cần thiết của chiến dịch Marketing là vấn đề khó có đáp án chính xác

Tham khảo: Cổ đông là gì? Điều kiện trở thành cổ đông của công ty cổ phần.

Bạn đã có kinh nghiệm làm việc ở kênh Marketing nào?

Hiện nay, Digital Marketing, ReMarketing, OOH (quảng cáo ngoài trời), hệ thống trả lời tin nhắn tự động, KOL, Marketing truyền miệng, tiếp thị qua email và sử dụng tờ rơi đang là những kênh tiếp thị phổ biến hàng đầu. Khi được hỏi về kinh nghiệm “thực chiến” tại các kênh này, một trong những mục đích chính của nhà tuyển dụng chính là muốn đánh giá mức độ phù hợp của bạn với doanh nghiệp.

Đối diện với vấn đề nói trên, ứng viên cần tự tin và trình bày một cách rõ ràng, chi tiết kinh nghiệm của bản thân khi làm việc ở từng loại phương tiện tiếp thị. Hãy nhấn mạnh vào những dự án do bản thân lên kế hoạch và đạt được hiệu ứng tốt. Ngoài ra, ứng viên cũng có thể đề cập thêm về những khó khăn đã gặp phải khi phát động chiến dịch trên các kênh này cùng giải pháp, bài học rút ra từ thách thức đó.

Ứng viên cần trình bày rõ ràng kinh nghiệm của mình khi làm việc ở các kênh tiếp thị
Ứng viên cần trình bày rõ ràng kinh nghiệm của mình khi làm việc ở các kênh tiếp thị

Bạn có biết về mô hình 4P và 7P không?

Để đánh giá hiểu biết của ứng viên về mô hình 4P và 7P trong Marketing, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi này. Nhìn chung, đây đều là những chiến lược trọng yếu của lĩnh vực tiếp thị. Hiểu một cách đơn giản thì:

4P là tập hợp các loại công cụ tiếp thị bao gồm 04 yếu tố cơ bản là sản phẩm (product), giá cả (price), kênh phân phối (place) và quảng bá (promotion). Mô hình này thường được nhiều doanh nghiệp ứng dụng để hoàn thành mục tiêu trong khi ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới.

Bên cạnh đó, 7P cũng là tập hợp các loại công cụ tiếp thị bao gồm tới 07 yếu tố chiến lược là sản phẩm (product), giá cả (price), kênh phân phối (place), quảng bá (promotion), con người (people), quá trình (process) và bằng chứng hữu hình (physical evidence). Nhìn chung, mô hình này là một phần của chiến lược Marketing Mix được sử dụng phổ biến bởi nhiều doanh nghiệp cho mục đích tiếp thị sản phẩm/dịch vụ ra thị trường tiềm năng.

4P và 7P là những mô hình tiêu biểu trong ngành tiếp thị mà ứng viên nên biết
4P và 7P là những mô hình tiêu biểu trong ngành tiếp thị mà ứng viên nên biết

Có thể bạn chưa biết: Làm gì khi nhân viên đòi tăng lương? Cách phản hồi khéo léo nhất.

Hãy chia sẻ một chiến dịch Marketing mà bạn đã tham gia

Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn Marketing rất phổ biến. Thông thường, đa số các nhà tuyển dụng đều sẽ muốn tìm hiểu sâu thêm về những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trước đó để đưa ra quyết định lựa chọn một người phù hợp cuối cùng đóng góp cho doanh nghiệp.

Với tư cách là người đảm nhiệm vai trò nhân viên Marketing, ứng viên hãy trình bày tự tin, mạch lạc về những chiến dịch tiếp thị bản thân từng tham gia cũng như vai trò, nhiệm vụ của mình trong đó. Bạn cần chia sẻ lần lượt từng vấn đề và đừng quên “đính kèm” một vài ví dụ. Việc làm này sẽ góp phần khẳng định thêm khả năng và trình độ chuyên môn của bạn. Cụ thể:

  • Về chiến dịch: Chiến dịch siêu sale, chiến dịch Giáng sinh, chiến dịch Valentine, chiến dịch bán hàng v.vv..
  • Về vai trò: Account, Planning, Digital, Content, Design v.vv..
Nêu bật thành tích ở chiến dịch tiếp thị từng tham gia giúp ứng viên tạo ấn tượng lớn
Nêu bật thành tích ở chiến dịch tiếp thị từng tham gia giúp ứng viên tạo ấn tượng lớn

Bạn thường cập nhật xu hướng Marketing như thế nào?

Để làm việc lâu dài trong ngành Marketing, bất cứ ai cũng đều phải thường xuyên cập nhật kiến thức và xu hướng mới. Nguồn tri thức này có thể giúp bạn xây dựng thành công chiến lược tiếp thị phù hợp và tác động tốt đến thị hiếu của người tiêu dùng.

Khi đặt ra câu hỏi này, mục đích cuối cùng mà nhà tuyển dụng hướng đến chính là xác định việc liệu ứng viên có phải là người luôn chủ động lĩnh hội thông tin, kỹ năng mới hoặc chăm chỉ làm việc hay không.

Theo đó, bạn có thể đề cập tới một số kênh thông tin như khóa học, chuyên trang Marketing, sách, báo v.vv.. Đây chính là những phương tiện bạn thường xuyên sử dụng để không bỏ lỡ những tin tức ngành tiếp thị bổ ích hàng đầu.

Ứng viên có thể cập nhật xu hướng Marketing mới qua nhiều phương tiện khác nhau
Ứng viên có thể cập nhật xu hướng Marketing mới qua nhiều phương tiện khác nhau

Xem ngay: Nhà quản lý nên và không nên làm gì khi nhân viên chia bè phái?.

Bạn đã tìm hiểu về hoạt động Marketing của chúng tôi chưa?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác định được mức độ tìm hiểu về doanh nghiệp của ứng viên. Do đó, bạn hãy dành thời gian để nghiên cứu về sản phẩm, thị trường, nhóm khách hàng chính cũng như mục tiêu kinh doanh mà công ty đang hướng đến. Những thông tin này hoàn toàn có thể tìm hiểu dễ dàng thông qua fanpage, website hay các bài báo, tin tức về doanh nghiệp trên Internet.

Tổng kết

Như vậy, bài viết do Topviecquanly.vn mang tới ngày hôm nay đã giúp bạn tổng hợp chi tiết nhất bộ 10 câu hỏi phỏng vấn Marketing thường được dùng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin bổ ích trên đây sẽ có thể phần nào hỗ trợ bạn trong quá trình ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *