Chairman và CEO đều là những vị trí quản lý lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp. Tuy vậy, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa Chairman và CEO. Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu về Chairman là gì và khác biệt như thế nào với CEO nhé.
Tìm hiểu về Chairman là gì?
Chairman là vị trí chủ tịch do hội đồng quản trị của doanh nghiệp bầu ra. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến chủ trì các cuộc họp của hội đồng quản trị. Chairman sẽ đại diện cho cổ đông và là người đứng đầu trong Ban Giám Đốc. Để có thể trở thành Chairman, bạn sẽ cần phải có bản lĩnh, khả năng lãnh đạo, quyết đoán và nhiều yếu tố khác.
Ở một số doanh nghiệp khác, chủ tịch hội đồng quản trị cũng có thể là người sáng lập ra doanh nghiệp đó, góp vốn với tỷ trọng nhiều nhất. Định nghĩa của Wikipedia cũng chỉ ra rằng Chairman thường là người chủ tọa của một tổ chức, đội nhóm như ủy ban, hội đồng, hội đồng quản trị.
Điểm khác nhau của CEO và Chairman là gì?
Vậy, sự khác biệt của CEO và Chairman là gì? Dưới đây sẽ là một số khía cạnh để bạn có thể phân biệt được 2 vị trí này.
Khác biệt về vai trò trong tổ chức
Điểm khác biệt đầu tiên của 2 vị trí này chính là vai trò trong doanh nghiệp khác nhau. Vậy, sự khác biệt trong vai trò của CEO và Chairman là gì? Cụ thể như sau:
Vai trò của Chairman
Chairman là chủ tịch hội đồng quản trị, do đó vị trí này có những vai trò như sau:
- Thiết lập các chương trình nghị sự cho các cuộc họp liên quan đến hội đồng quản trị, phục vụ cho mục tiêu kinh doanh tổng thể của tổ chức.
- Đại diện cho hội đồng quản trị trong các cuộc họp, tranh luận với nhà đầu tư.
- Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý cấp cao khác, đưa ra các đề xuất cải tiến.
- Thiết lập các mục tiêu kinh doanh dài hạn thông qua các kế hoạch hàng năm hoặc hai năm một lần.
- Xem xét kết quả tài chính của doanh nghiệp, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp để đảm bảo tính chính xác, minh bạch của kết quả tài chính.
- Bổ nhiệm, sa thải các CEO, giám đốc cấp cao khác.
- Thực hiện các biện pháp để duy trì sự ổn định của doanh nghiệp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong sự thay đổi, biến động của thị trường.
- Đánh giá về lợi nhuận của doanh nghiệp so với các mục tiêu tài chính, kỳ vọng của cổ đông.
>>> Xem thêm: C-level là gì? Tìm hiểu về nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp
Vai trò của CEO
Khác với Chairman, CEO – giám đốc điều hành sẽ chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp hàng ngày. Mục tiêu chung để đảm bảo khung chiến lược, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, CEO cũng có những vai trò khác như sau:
- Thiết lập văn hóa, tầm nhìn, sứ mệnh cho tổ chức, doanh nghiệp.
- Hoạt động với tư cách là người điều hành cao nhất tại công ty, định hướng sự phát triển, đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược.
- Xây dựng, cải thiện mối quan hệ của tổ chức với các đối tác bên ngoài.
- Thực hiện quản trị các nguồn lực của doanh nghiệp, tổ chức như nhân sự, tài chính,…
- Báo cáo, trình bày mục tiêu, kết quả hoạt động với Chairman và hội đồng quản trị.
>>> Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Chi Tiết Về Công Việc Của Một Nhà Quản Lý
Một số sự khác biệt khác của CEO và Chairman
Bên cạnh sự khác biệt về vai trò, 2 vị trí này còn có những điểm khác biệt khác như sau:
Hoạt động hàng ngày: Chairman sẽ điều hành các hoạt động hàng ngày của tổ chức, trong khi đó CEO sẽ là người điều hành các chức năng của tổ chức.
Cấp bậc: Chairman là người có cấp bậc cao nhất trong hội đồng quản trị hoặc là người được ủy tháng. CEO là người có cấp bậc cao nhất trong hệ thống phân cấp hoạt động của tổ chức.
Quản lý: Chủ tịch quản lý trực tiếp các thành viên của hội đồng quản trị. CEO quản lý trực tiếp các giám đốc cấp cao khác của tổ chức.
Quan điểm: Ngoài hoạt động của một doanh nghiệp, Chairman có thể hướng dẫn các quyết định chính sách cấp cao. CEO thường lãnh đạo từ trong khuôn khổ hoạt động của doanh nghiệp, giám sát các hoạt động.
Ủy nhiệm: Chairman sẽ bổ nhiệm cho các thành viên khác trong hội động quản trị làm thành viên ủy ban cho công ty. CEO sẽ bổ nhiệm các giám đốc, quản lý cấp cao khác để hoạt động doanh nghiệp.
Ở những doanh nghiệp lớn, CEO và Chairman sẽ làm việc cùng nhau. Tuy vậy, đối với những doanh nghiệp nhỏ hơn, CEO thường sẽ kiêm luôn vị trí của Chairman. Có nghĩa là, CEO sẽ vừa phải đề ra được hướng phát triển, vừa phải chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận chức năng, vận hành doanh nghiệp, tổ chức.
>>> Tìm hiểu thêm: R&D Manager Là Gì? Tìm Hiểu Công Việc Của R&D Manager
Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu hơn về Chairman là gì, sự khác biệt của CEO và Chairman là gì. Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc quản lý để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé. Ngoài ra, nếu bạn cũng đang quan tâm đến những cơ hội việc làm với vai trò là nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, hãy truy cập ngay vào TopCV.vn. Bạn có thể tiếp cận với những tin tuyển dụng hấp dẫn ngay trên nền tảng kết nối việc làm này.
>>> Xem thêm: Giám Đốc Chi Nhánh Là Gì? Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Họ?