Quản lý cấp cao là gì?

Quản lý cấp cao là gì? Làm sao để trở thành quản lý cao cấp

Chia sẻ kinh nghiệm

Bất kể doanh nghiệp nào cũng đều cần có một nhà quản lý cấp cao đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về chức vụ này. Nội dung bài viết dưới đây, topviecquanly.vn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chức vụ này nhé.

Quản lý cấp cao là gì?

Quản lý cấp cao hay còn được gọi là quản trị cấp cao, trong tiếng Anh có nghĩa là Top Manager. Nhà quản trị cấp cao là người đứng đầu doanh nghiệp, có vai trò, trách nhiệm trong việc điều hành, phối hợp các hoạt động chung của doanh nghiệp.

Họ là người đảm nhận các công việc hoạch định chiến lược, đề ra mục tiêu và đưa doanh nghiệp phát triển. Hiểu một cách đơn giản thì nhà quản trị cấp cao là nhà quản trị ở cấp bậc tối cao trong doanh nghiệp, tổ chức, chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức.

Quản lý cấp cao là gì 01
Top Manager là người đứng đầu doanh nghiệp

Thông thường những nhà quản trị cấp cao là những người thành lập ra doanh nghiệp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, công ty cũng có thể tuyển dụng quản lý cấp cao để điều hành công ty, đưa công ty ngày một phát triển hơn.

>>>Xem thêm: Top các việc làm quản lý cấp cao với thu nhập hấp dẫn tại TopCV

Nhà quản trị cấp cao đảm nhận công việc gì?

Trong các doanh nghiệp nhà quản trị cấp cao thường có chức danh là Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc…So với các cấp quản trị khác thì nhà quản trị cấp cao là một nhóm nhỏ. Công việc của một nhà quản lý cấp cao là xây dựng chiến lược hành động, tổ chức, đề ra mục tiêu dài hạn và các giải pháp để vận hành công ty, đưa công ty ngày một đi lên.

Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các công việc của một nhà quản lý cấp cao đảm nhận:

  • Xác định mục tiêu doanh nghiệp trong từng thời kỳ, hoạch định chiến lược, đưa ra phương hướng, biện pháp thực hiện.
  • Xây dựng nên một bộ máy quản trị doanh nghiệp: Phê duyệt cơ cấu tổ chức hay các chương trình hoạt động cũng như vấn đề về nhân sự.
  • Phối hợp với các bộ phận để thực hiện tốt các công việc cũng như đảm bảo sự duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
  • Xác định nguồn lực, đầu tư kinh phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
  • Đưa ra các quyết định về các biện pháp kiểm soát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá khắc phục hậu quả.
  • Chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi quyết định có ảnh hưởng tốt xấu đến doanh nghiệp.
  • Tổ chức, triển khai, chủ trì các cuộc họp để báo cáo trước hội đồng quản trị và đại hội công nhân viên chức.

Kỹ năng cần có của một nhà quản lý cấp cao

Quản lý cấp cao là gì 02
Quản lý cấp cao cần trang bị kỹ năng gì?

Như các bạn cũng đã thấy, quản lý cấp cao là người có vai trò rất quan trọng đối doanh nghiệp. Để trở thành một nhà quản trị cấp cao thật không hề dễ dàng chút nào.

Nếu một người nhân viên bình thường làm việc 8 tiếng một ngày thì một nhà quản trị cấp cao sẽ phải làm việc 10-12 thậm chí là 14 tiếng và thậm chí là nhiều hơn nữa. Chính vì vậy để có thể trở thành một nhà quản trị cấp cao đòi hỏi rất nhiều kỹ năng của người quản lý như:

Kỹ năng kỹ thuật: Một nhà quản trị cấp cao cần hiểu biết về thực hành theo quy trình ở một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Đó có thể là kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức hoạt động Marketing…

Kỹ năng nhân sự: Người ta thường nói, con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy ngay từ khâu tuyển dụng, nhà quản trị cấp cao cần có tầm nhìn tốt để nhìn ra được đâu là người phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.

Bên cạnh đó cần có kỹ năng quan hệ với con người. Nhà quản trị cấp cao cần biết cách khích lệ, động viên tinh thần nhân viên, biết cách xây dựng các mối quan hệ tốt giữa người với người trong quá trình làm việc

Kỹ năng tư duy: Đây là kỹ năng rất quan trọng mà một nhà quản trị cần phải có. Nhà quản trị cần phải biết cách phân tích, nhạy cảm trong dự báo về cơ hội và đe dọa của môi trường xung quanh để từ đó có thể xây dựng, hoạch định chiến lược kinh doanh sát với thực tiễn sẽ xảy ra.

4 yếu tố quan trọng nhất đối với nhà quản trị cấp cao

công việc của một nhà quản lý
4 yếu tố quan trọng nhất cần có đối với một nhà quản trị cấp cao

Để trở thành một nhà quản lý cấp cao cần rất nhiều kỹ năng và yếu tố quyết định, tuy nhiên dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn 4 yếu tố quan trọng nhất cần có đối với một nhà quản trị cấp cao:

  • Yếu tố chuyên môn: Nhà quản trị cần có kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của công ty.
  • Yếu tố kinh nghiệm: Bạn không thể vừa ra trường đã ngồi ngay vào vị trí quản lý, bạn cần phải trải qua nhiều cấp bậc, các chức vụ, tích lũy kinh nghiệm thì mới có thể hoàn thành tốt ở vị trí quản lý.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Để có thể trở thành một nhà quản trị cấp cao vững vàng, bạn cần chứng tỏ được năng lực lãnh đạo của mình. Điều này có nghĩa bạn phải thu hút được những người ủng hộ và sẵn sàng đi theo bạn để có thể phát triển doanh nghiệp.
  • Yếu tố quan hệ: Trong những chặng đường bạn đi qua, bạn cần phải có những người ủng hộ. Ngay cả khi bạn đảm nhận một chức vụ cao thì bạn cũng cần có mối quan hệ tốt với những người có sức ảnh hưởng đến bạn.

Hy vọng rằng nội dung bài viết được chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nhà quản lý cấp cao. Để trở thành một nhà quản lý “siêu sao” bạn hãy tự tin vào khả năng của mình, nỗ lực hết sức, làm việc với chữ “tâm” và chữ “tài” trong công tác quản lý nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *