giam-doc-chi-nhanh-la-gi

Giám đốc chi nhánh là gì? Chức năng và nhiệm vụ của họ?

Chia sẻ kinh nghiệm

Đối với các doanh nghiệp có quy mô rộng lớn và nhiều chi nhánh khác nhau, việc tuyển dụng các giám đốc chi nhánh để điều hành cũng như quản lý những cơ sở này là một yếu tố cần thiết của doanh nghiệp. Vậy, giám đốc chi nhánh là gì, họ sẽ làm những công việc như thế nào. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này hãy tham khảo ngay bài viết chi tiết dưới đây trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm cùng topviecquanly.vn.

Giám đốc chi nhánh là gì?

Hiểu đơn giản, giám đốc chi nhánh chính là người đứng đầu của các chi nhánh do doanh nghiệp phát triển. Họ sẽ là người đại diện cho công ty hoặc doanh nghiệp tiến hành các hoạt động quản lý, giám sát và đưa ra những kế hoạch liên quan đến sự phát triển của chi nhánh đó.

Chi nhánh sẽ là một đơn vị trực thuộc vào doanh nghiệp. Và đây sẽ là nơi có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ cũng như một phần chức năng cần thiết của doanh nghiệp. Bao gồm cả chức năng đại diện theo sự ủy quyền. Một chi nhánh sẽ cần phải kinh doanh đúng với ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Giám đốc chi nhánh sẽ là người chịu trách nhiệm và đứng dưới quyền giám sát của tổng giám đốc. Vì vậy bạn cũng có thể thấy rằng, đây là một vị trí quan trọng mà mỗi doanh nghiệp sẽ rất khắt khe trong vấn đề tuyển dụng và lựa chọn nhân sự phù hợp.

>>>Xem Thêm: Top các Việc làm Quản lý cấp cao với thu nhập hấp dẫn chỉ có tại TopCV.vn 

giám đốc chi nhánh là gì
Giám đốc chi nhánh là gì?

>>>Xem thêm: Quản lý dự án là gì? Mô tả công việc chi tiết

Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh

Vậy, với vai trò là đứng đầu và quản lý một chi nhánh của doanh nghiệp, chức năng trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh là gì. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể theo dõi ở phần tiếp theo của bài viết.

Nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh là gì?

Một giám đốc chi nhánh sẽ có những nhiệm vụ và trách nhiệm như sau đối với chi nhánh mà mình quản lý:

  • Họ cần chịu trách nhiệm về việc sử dụng cũng như quản lý, phát triển về nguồn vốn và tài sản, sao toàn những yếu tố này và tận dụng các nguồn lực của đơn vị một cách tối ưu nhất.
  • Thực hiện xây dựng cũng như điều hành, lãnh đạo các kế hoạch liên quan đến kinh doanh cũng như chính sách của công ty. Từ đầu đảm bảo chi nhánh có thể phát triển được hiệu quả nhưng không ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
  • Thực hiện các công việc liên quan đến nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tiếp thị cũng như xây dựng những chính sách liên quan đến quảng cáo, khuyến mãi và và kinh doanh để thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp được phát triển.
  • Tổ chức và giám sát những hoạt động kế toán tại chi nhánh theo đúng quy định mà doanh nghiệp đã đề ra.
  • Thực hiện theo dõi các chương trình marketing tại chi nhánh để có thể để đem lại nguồn doanh thu tốt nhất cho chi nhánh đó.
  • Thực hiện các công tác liên quan đến tuyển dụng cũng như đào tạo nhân sự sự tại chi nhánh.
  • Thực hiện các công việc khác liên quan đến điều hành chi nhánh để có thể đạt được mục tiêu doanh thu do công ty tổng đề ra.
giám đốc chi nhánh là gì
Giám đốc chi nhánh có nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo tại chi nhánh

>>>Xem thêm: Những Công Việc Của Người Quản Lý Là Gì? Các Kỹ Năng Cần Có

Chức năng, quyền hạn của giám đốc chi nhánh là gì?

Bên cạnh những trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của mình, vị trí này cũng sẽ có những chức năng và quyền hạn riêng. Vậy những chức năng, quyền hạn của một giám đốc chi nhánh là gì. Bao gồm như sau:

  • GĐCN có quyền được tổ chức các vị trí nhân sự tại đơn vị do mình phụ trách. Bao gồm như đề xuất với giám đốc bán hàng về những phương án liên quan đến sắp xếp phân công nhân sự, tuyển dụng và quyết định cho nghỉ việc, quyết định liên quan đến khen thưởng kỷ luật, định liên quan đến tăng lương hạ lương,…
  • Có quyền in ký các loại văn bản giấy tờ liên quan đến nghỉ phép và bà nghỉ việc của nhân viên toàn bộ chi nhánh. Riêng với cấp quản lý, GĐCN chỉ có những quyền hạn này đối với vị trí giám đốc bán hàng.
  • Xem xét và kiểm tra về các loại giấy tờ khi giám đốc bán hàng trình ký. Loại giấy tờ này có thể bao gồm các hợp đồng liên quan đến thương mại, hợp đồng dịch vụ.
  • Ký duyệt các loại giấy tờ hoặc văn bản liên quan đến hoạt động của chi nhánh và nằm trong quyền hạn của mình. 
  • Yêu cầu các bộ phận liên quan tại công ty tổng hỗ trợ cho chi nhánh của mình khi cần thiết để đảm bảo hiệu quả công việc.

Những loại văn bản mà giám đốc chi nhánh có thể thực hiện ký duyệt bao gồm như: Hợp đồng thầu phụ (ví dụ như hợp đồng mua bán thành phẩm, Hợp Đồng Quảng cáo, Hợp Đồng chuyên chở,…), Các loại giấy tờ liên quan đến đến thu chi ngân sách phục vụ cho hoạt động của kinh doanh tại chi nhánh, các loại văn bản liên quan đến chức năng của vị trí này như báo cáo tình hình hoạt động, các văn bản liên quan đến xem xét đơn đặt hàng, đề nghị mua bán,…

>>>Xem thêm: Top 3 kỹ năng cần thiết với mọi quản lý cấp cao

giám đốc chi nhánh là gì
Giám đốc chi nhánh có quyền hạn quyết định đến yếu tố nhân sự tại chi nhánh

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về vị trí giám đốc chi nhánh. Hi vọng với những chia sẻ này bạn dễ hiểu hơn về vị trí giám đốc chi nhánh là gì, cũng như chức năng và nhiệm vụ của vị trí này tại một doanh nghiệp như thế nào.

>>>Xem thêm: Ban giám đốc gồm những ai? Chức năng & Nhiệm vụ

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *