Quản lý là hoạt động liên quan đến quản trị một đội nhóm, tổ chức nào đó. Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu ngay về vai trò và nhiệm vụ của quản lý trong doanh nghiệp qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.
Vai trò của quản lý trong doanh nghiệp
Trước khi tìm hiểu về nhiệm vụ của quản lý, hãy cùng xác định xem quản lý có vai trò như thế nào với doanh nghiệp. Trên thực tế, người quản lý đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của tập thể.
Cụ thể sẽ bao gồm những vai trò cơ bản như sau:
- Vai trò giao tiếp, quan hệ: Đối với các đối tác bên ngoài, họ đóng vai trò đại diện cho tập thể, đội nhóm. Đối với nhân sự bên trong, họ là người lãnh đạo và liên kết tập thể để hoàn thành được mục tiêu chung.
- Vai trò thông tin: Leader/người quản lý sẽ thu thập thông tin từ cấp dưới và phổ biến các thông tin đó đến cấp trên. Họ cũng đóng vai trò cung cấp các thông tin cần thiết cho các đối tác bên ngoài.
- Vai trò quyết định: Người quản lý sẽ thực hiện vai trò quyết định giữ trách nhiệm về những quyết định đó. Đây được xem là vai trò quan trọng nhất của quản lý.
>>> Xem thêm: Quản Lý Là Gì? Khái Niệm, Vai Trò Và Chức Năng Của Người Quản Lý
Nhiệm vụ của quản lý trong doanh nghiệp
Vậy với những vai trò như tên thì nhiệm vụ của quản lý bao gồm những gì. Tùy thuộc vào từng mô hình và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, nhiệm vụ của quản lý sẽ khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung sẽ bao gồm các nhiệm vụ cơ bản sau:
Nhiệm vụ định hướng và lập kế hoạch
Đây là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của người làm quản lý. Để thực hiện nhiệm vụ này họ cần:
- Xác định được các mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Lập các bản chiến lược, kế hoạch tổng quát liên quan đến đội nhóm của mình nhằm đảm bảo được mục tiêu và định hướng phát triển chung.
- Lập các bản kế hoạch chi tiết liên quan đến việc thực thi các chiến lược và kế hoạch tổng quát nói trên.
Nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý
Đây cũng là một trong những nhiệm vụ của quản lý mà bạn cần thực hiện. Nhiệm vụ này sẽ bao gồm:
- Quản lý sự hoạt động của tổ chức hoặc đội nhóm của mình.
- Phân công nhiệm vụ, công việc cho từng thành viên trong đội nhóm theo đúng chuyên môn và trách nhiệm của họ.
- Thực hiện giám sát quy trình làm việc của nhân sự trong đội nhóm.
- Đưa ra các biện pháp để tạo động lực cho nhân sự của mình có thể làm việc hiệu quả hơn.
- Tổ chức và điều hành các công việc khác trong đội nhóm của mình.
>>> Xem thêm: Lãnh đạo là gì? Sự giống và khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý
Nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn
Vấn đề liên quan đến chuyên môn cũng là nhiệm vụ của người quản lý mà bạn sẽ cần đảm nhiệm. Với vấn đề này, quản lý cần:
- Đưa ra những đánh giá, dự báo về tương lai liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của mình.
- Thường xuyên áp dụng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn để hỗ trợ cho đội nhóm của mình được phát triển tốt hơn, mang lại hiệu quả trong công việc chung.
- Tham vấn cho ban lãnh đạo về những vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình.
Nhiệm vụ quản lý nhân sự
Nhân sự cũng là một trong những nhiệm vụ của quản lý mà bạn sẽ cần thực hiện. Vậy quản lý nhân sự bao gồm những việc gì? Các công việc để hoàn thành nhiệm vụ này của bạn có thể gồm:
- Lập các kế hoạch liên quan đến quản lý và phát triển nhân sự để đảm bảo được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Tham gia vào quá trình đăng tin tuyển dụng và lựa chọn nhân sự phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.
- Tham gia đào tạo và hướng dẫn cho nhân sự mới trong quá trình làm quen với công việc và hòa nhập với đội nhóm.
- Tổ chức các buổi đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho nhân sự theo định kỳ.
- Thực hiện đánh giá về hiệu suất công việc và đưa ra các quyết định liên quan đến tuyển dụng, sa thải nhân sự.
- Lập các quy định liên quan đến quy chế, lương thưởng của nhân sự thuộc đội nhóm của mình.
Một số nhiệm vụ của quản lý khác
Bên cạnh những nhiệm vụ trên thì người làm quản lý cũng sẽ cần thực hiện thêm một số nhiệm vụ sau đây:
- Nhiệm vụ đại diện: Vừa là vai trò vừa là nhiệm vụ, quản lý trong một số trường hợp sẽ thay mặt đại diện cho công ty đưa ra những quyết định hoặc làm việc với các đối tác.
- Trao quyền: Bạn sẽ cần thực hiện cho quyền và đưa ra quyết định đối với các nhân viên của mình. Điều này sẽ giúp cho nhân viên tự chủ và hoạt động hiệu quả hơn.
- Đàm phán: Đây cũng là một nhiệm vụ của người quản lý trong doanh nghiệp. Bạn có thể sẽ cần phải thực hiện đàm phán với cách đúng cách bên ngoài hoặc với chính các thành viên trong đội nhóm của mình.
>>> Xem thêm: Vai trò của lãnh đạo và quản lý trong thời đại 4.0 hiện nay
Hy vọng những thông tin trong bài viết ngày hôm nay sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về vai trò, nhiệm vụ của quản lý trong doanh nghiệp như thế nào. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về việc làm quản lý, hãy truy cập ngay vào chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi. Góc thư viện luôn mang đến cho bạn những cẩm nang về phẩm chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo hay kỹ năng lãnh đạo quản lý. Chúc các bạn luôn thành công.
>>> Truy cập TopCV.vn để cập nhật hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm quản lý mới mỗi ngày