Quản lý là gì

Quản lý là gì? Khái niệm, vai trò và chức năng của người quản lý

Chia sẻ kinh nghiệm

Quản lý là người chịu trách nhiệm cho một chức năng, bộ phận trong công ty, doanh nghiệp. Vậy công việc của người quản lý là gì?  Họ đóng vai trò gì trong hoạt động của một doanh nghiệp? Hãy cùng Topviecquanly.vn đi giải đáp những thắc mắc thường gặp về công việc quản lý trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm hôm nay.

Quản lý là gì? 

Quản lý (người quản lý) là nhân sự làm nhiệm vụ theo dõi, điều phối, định hướng công việc và kế hoạch của một doanh nghiệp, tổ chức. Đồng thời, người quản lý sẽ chịu trách nhiệm về khối lượng và kết quả công việc trong công ty. Để hoàn thành vai trò quản lý, bạn cần nắm rõ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc để có thể lập kế hoạch, giám sát và giải quyết những tình huống phát sinh đột ngột.

 Quản lý là gì? Vai trò của người quản lý là gì trong doanh nghiệp?
Quản lý là gì? Vai trò của người quản lý là gì trong doanh nghiệp?

Vai trò của người quản lý là gì?

Vai trò của người quản lý là đảm bảo sự vận hành trơn tru và phối hợp nhịp nhàng trong công việc để đạt được kết quả tốt nhất. Hiểu đơn giản, người quản lý là “cầu nối” giữa lãnh đạo doanh nghiệp và hệ thống nhân sự thực hiện chuyên môn. 

Mỗi vị trí quản lý sẽ thực hiện các chức năng công việc riêng biệt nhưng nhìn chung đều phục vụ cho mục đích đảm bảo phối hợp và hoàn thành công việc.

>>> Xem thêm: Quản lý kinh doanh là gì? Mô tả công việc của người quản lý kinh doanh

Những công việc của người quản lý là gì?

Những vị trí quản lý khác nhau sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau tùy thuộc vào tính chất ngành nghề của bạn. Tuy nhiên, dù ở vị trí và quy mô doanh nghiệp nào thì người quản lý cũng cần thực hiện những công việc như sau:

Lên kế hoạch và sắp xếp công việc

Lên kế hoạch, mục tiêu là một trong những công việc quan trọng nhất của người quản lý. Lên kế hoạch là việc bạn đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp mình. Thông thường, kế hoạch phát triển một công ty, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa được đặt ra trong khoảng 6 tháng đến 2 năm. Đối với những doanh nghiệp lớn thì mục tiêu và định hướng đặt ra có thể từ 2 đến 5 năm. 

Khi lên kế hoạch, người quản lý cần dự trù chi phí và nhân lực cần thiết để hoàn thành mục tiêu đặt ra. Vì thế, ngoài kỹ năng chuyên môn bạn cần trau dồi thêm các kỹ năng phụ trợ khác như quản lý và sử dụng nhân sự, phân bổ tài nguyên… để hoàn thành tốt công việc này. 

>>> Xem thêm: Những Công Việc Của Người Quản Lý Là Gì? Các Kỹ Năng Cần Có

 Kế hoạch và mục tiêu phù hợp sẽ giúp công ty tăng doanh thu
Kế hoạch và mục tiêu phù hợp sẽ giúp công ty tăng doanh thu

Quản lý nhân viên

Quản lý nhân viên là một công việc không kém phần quan trọng đối với người quản lý. Để quản lý và đào tạo nhân viên tốt, bạn cần thực hiện việc trao quyền và giao việc phù hợp với từng nhân sự. Nếu người quản lý sắp xếp nhân sự không phù hợp với công việc thì sẽ gây giảm năng suất, thậm chí là thiệt hại về tài chính. Ngoài ra, người quản lý sẽ trực tiếp hướng dẫn, đào tạo cho các nhân sự cấp dưới để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện tốt việc quản lý nhân viên, bạn cần theo dõi và phân tích đặc điểm tính cách, ưu điểm và nhược điểm của nhân viên để giao quyền, giao việc đúng người.

Theo dõi và giám sát công việc

Bên cạnh việc lập kế hoạch, mục tiêu chính là việc theo dõi và giám sát tiến độ hoàn thành công việc. Nếu người quản lý chủ quan và lơ là trong kiểm soát công việc thì có thể khiến kết quả làm việc giảm sút và không thực hiện được mục tiêu đề ra. Vì thế, nếu bạn ở vị trí quản lý thì cần quan tâm và sâu sát công việc để đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra.

Ngoài ra, bạn hãy tham khảo thêm các phương pháp giúp theo dõi và giám sát công việc khoa học, hiệu quả và phù hợp với tính chất công việc của bạn.

>>> Xem thêm: 9 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả người quản lý nên biết

 Nếu người quản lý chủ quan và lơ là trong kiểm soát công việc thì có thể khiến kết quả làm việc giảm sút
Nếu người quản lý chủ quan và lơ là trong kiểm soát công việc thì có thể khiến kết quả làm việc giảm sút

Tạo môi trường làm việc

Một môi trường làm việc thoải mái, tôn trọng và đoàn kết là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Vì thế, đứng ở góc độ người quản lý bạn cần truyền cảm hứng và động lực làm việc cho nhân sự cấp dưới. Điều này giúp tập thể đoàn kết và nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt công việc được giao. 

>>> Xem thêm: Chiến lược gắn kết nhân viên và truyền cảm hứng từ chuyên gia

Kiểm soát chi phí và ngân sách

Dự trù và kiểm soát ngân sách là hoạt động thiết yếu với bất kỳ công ty, tổ chức nào. Công việc này yêu cầu người quản lý tổng hợp, đánh giá và phân tích chính xác về việc sử dụng vốn và chi phí, từ đó giúp kiểm soát và tối ưu tài chính cho doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý thì việc quản lý chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì điều này quyết định lợi nhuận và tương lai cho doanh nghiệp.

Đàm phán và ngoại giao

Bên cạnh những công việc trong nội bộ công ty, người quản lý cần thực hiện dự án, kế hoạch với đối tác bên ngoài. Đây là công việc yêu cầu người quản lý có chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thương thuyết, đàm phán. Dù doanh nghiệp của bạn ở quy mô nào thì việc đàm phán và ngoại giao cũng cần được trú trọng. 

>>> Xem thêm: Năng lực lãnh đạo là gì? Các bước phát triển năng lực lãnh đạo

người quản lý cần thực hiện dự án, kế hoạch với đối tác bên ngoài
Người quản lý cần thực hiện dự án, kế hoạch với đối tác bên ngoài

Tạm kết

Quản lý là một công việc áp lực có yêu cầu cao về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc. Hy vọng, thông tin về công việc, chức năng quản lý trong bài viết này bạn đọc giải đáp thắc mắc quản lý là gì? Công việc của người quản lý là gì? Ngoài ra, bạn đọc đồng thời có thể áp dụng những kiến thức hữu ích trong bài viết để đạt được mục tiêu công việc tương lai.

>>> Truy cập TopCV.vn để cập nhật hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm quản lý mới mỗi ngày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *