Lãnh đạo là gì

Lãnh đạo là gì? Sự giống và khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Chia sẻ kinh nghiệm

Lãnh đạo là người đóng vai trò dẫn dắt, định hướng và ảnh hưởng đến sự thành công của một tổ chức, tập thể nào đó. Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu cụ thể hơn lãnh đạo là gì, khác gì so với quản lý và làm thế nào để lãnh đạo thành công qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.

Lãnh đạo là gì?

Có khá nhiều định nghĩa về lãnh đạo là gì khi bạn tìm hiểu trên môi trường internet. Tuy vậy, bạn có thể hiểu đơn giản rằng, lãnh đạo là tập hợp của các hành vi, quá trình, hoạt động,… được sử dụng để giúp một nhóm người thống nhất được phương hướng tập thể của họ. Từ sự thống nhất đó, họ sẽ tập trung thực hiện các chiến lược, kế hoạch, liên tục đổi mới tổ chức để đạt được mục tiêu chung nào đó.

Khả năng lãnh đạo không phải là yếu tố bẩm sinh một người đã có, kỹ năng này sẽ được hình thành sau quá trình bạn học tập, trải nghiệm. Cốt lõi của lãnh đạo là sự tư duy và nó được thể hiện qua các hành vi quan sát được. 

Có nhiều bối cảnh và cách thức lãnh đạo khác nhau, nhưng theo phân tích từ McKinsey sẽ có 4 loại hành vi tạo nên 89% hiệu quả sự lãnh đạo như sau:

  • Hoạt động dựa vào sự hỗ trợ.
  • Hoạt động với định hướng tạo ra kết quả mạnh mẽ.
  • Hoạt động dựa vào việc tìm ra những quan điểm khác nhau.
  • Hoạt động dựa vào việc giải quyết vấn đề hiệu quả.

>>> Tham khảo: Kỹ năng lãnh đạo là gì? Top 8 kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất

Tìm hiểu về lãnh đạo là gì?
Tìm hiểu về lãnh đạo là gì?

Sự khác nhau của lãnh đạo và quản lý?

Lãnh đạo và quản lý thường bị nhầm lẫn với nhau bởi những sự chồng chéo trong chức năng của hai khái niệm này. Tuy vậy, hai thuật ngữ này có ý nghĩa khác nhau và bạn không nên sử dụng chúng để thay thế cho nhau. Dưới đây là các điểm chính sẽ giúp bạn giải đáp được sự khác nhau của quản lý và lãnh đạo là gì, bao gồm:

So sánh tổng quan chung về quản lý và lãnh đạo

Trước khi đến với từng điểm khác biệt của quản lý và lãnh đạo là gì, bạn có thể tham khảo bảng so sánh tổng quan chung của hai khái niệm này như sau:

Đặc điểmLãnh đạoQuản lý
Định nghĩaLãnh đạo là hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo mọi người cùng làm việc để đạt được mục tiêu đề ra. Nó đòi hỏi một tầm nhìn tốt về tư duy xuyên biên giới.Quản lý là một nghệ thuật tổ chức và điều phối mọi thứ một cách có hệ thống một cách hiệu quả.
Nền tảngDựa vào lòng tinDựa vào điều khiển
Cách hoạt độngTruyền cảm hứng cho mọi ngườiQuản lý tất cả mọi hoạt động
Quyền lựcTạo ra sự ảnh hưởngÁp dụng luật lệ
Sự tập trungKhuyến khích sự thay đổiƯu tiên sự ổn định
Chiến lượcChủ động và độc lậpHồi đáp nhanh, liên kết với chuỗi các mệnh lệnh
Công thứcNguyên tắc và hướng dẫnChính sách và thủ tục
Tầm nhìnĐòi hỏi tầm nhìn xa tốtChỉ cần có tầm nhìn ngắn hạn
So sánh tổng quan sự khác nhau của lãnh đạo và quản lý

Sự khác biệt số 1: Tầm nhìn

Nhà lãnh đạo sẽ đặt ra tầm nhìn – nhà quản lý theo đuổi tầm nhìn đó. Đây là điểm đầu tiên bạn nên quan tâm khi tìm hiểu về sự khác nhau của quản lý và lãnh đạo là gì.

Các nhà lãnh đạo là những người có tầm nhìn. Hầu hết họ đều có một tầm nhìn rõ ràng về điều mà họ muốn tổ chức hướng tới trong tương lai. Tuy nhiên, họ không phải là người duy nhất sẽ thực thi và biến tương lai đó thành hiện thực.

Lúc này, vai trò của các nhà quản lý được phát triển. Trong khi các nhà lãnh đạo sẽ thực hiện mọi cách để nhân viên trong tổ chức hiểu về sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của công ty. Thì nhà quản lý sẽ giữ nhân viên luôn ở trong khuôn khổ các giá trị, mục tiêu, tầm nhìn đó.

>>> Xem thêm: Tầm nhìn lãnh đạo là gì? Tác động như thế nào với doanh nghiệp?

Tầm nhìn là điểm khác biệt đầu tiên giữa lãnh đạo và quản lý
Tầm nhìn là điểm khác biệt đầu tiên giữa lãnh đạo và quản lý

Sự khác biệt số 2: Ý tưởng và thực thi

Nhà lãnh đạo nghĩ về ý tưởng, nhà quản lý nghĩ về thực thi. Đây là điểm thứ hai bạn nên quan tâm khi tìm hiểu về sự khác nhau của quản lý và lãnh đạo là gì. 

Nhà lãnh đạo sẽ tìm kiếm các ý tưởng, cơ hội để cải tiến tổ chức theo từng cấp độ nhất định. Những ý tưởng đó thường sẽ thúc đẩy sự thay đổi theo tư duy cầu tiến. Lúc này, nhà lãnh đạo sẽ luôn trong vai trò là người đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “cái gì và tại sao”.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo sẽ có mối quan hệ đồng cảm, quan tâm nhiều hơn trong mối quan hệ với các thành viên trong đội nhóm. Họ sẽ thực hiện những ý tưởng của mình bằng cách truyền cảm hứng tích cực, trao quyền cho nhân viên nhiều hơn.

Ngược lại, nhà quản lý sẽ tập trung nhiều hơn vào sự hợp lý và tính kiểm soát. Họ sẽ thực hiện mọi cách, kiểm soát quy trình,… để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu chung. Khác với lãnh đạo, nhà quản lý sẽ đi tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề “như thế nào và khi nào”.

Mối quan hệ của nhà quản lý với những thành viên trong đội nhóm của họ thường mang tính chất một chiều. Nghĩa là người quản lý ra quyết định và nhân viên thực thi. Họ liên tục củng cố và nhấn mạnh mục tiêu thay vì tạo ra động lực, thúc đẩy cho nhân viên của mình làm việc hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo quản lý là gì? 7 kỹ năng để trở thành quản lý giỏi

Nhà lãnh đạo nghĩ về ý tưởng, nhà quản lý nghĩ về thực thi
Nhà lãnh đạo nghĩ về ý tưởng, nhà quản lý nghĩ về thực thi

Sự khác biệt số 3: Cảm hứng và thúc đẩy

Lãnh đạo truyền cảm hứng cho mọi người, người quản lý thúc đẩy thành công của họ. Khi tìm hiểu sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo là gì, đây sẽ là điểm thứ ba mà bạn cần xem xét và so sánh.

Các nhà lãnh đạo có sức mạnh trong việc truyền cảm hứng cho mọi người. Bên cạnh đó, bằng cách phát triển phong cách lãnh đạo của mình thông qua sự tự phản ánh, phản hồi liên tục, giao tiếp xác thực,… các nhà lãnh đạo sẽ giúp nhân viên của mình làm việc tốt hơn. Lúc này, đội ngũ nhân viên sẽ ít gặp sự căng thẳng, áp lực hơn khi họ làm việc với lãnh đạo của mình.

Những nhà quản lý sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy mọi người hoàn thành nhiệm vụ để tạo ra sự thành công. Điều này đôi khi tạo nên sự căng thẳng, áp lực cho nhân viên ngay trong công việc của chính họ. 

Lãnh đạo truyền cảm hứng cho mọi người, người quản lý thúc đẩy thành công của họ
Lãnh đạo truyền cảm hứng cho mọi người, người quản lý thúc đẩy thành công của họ

Sự khác biệt số 4: Tương lai và hiện tại

Các nhà lãnh đạo nhìn vào tương lai, các nhà quản lý làm việc trong hiện tại. Đây là một trong những điểm khác biệt chính khi bạn tìm hiểu về sự khác nhau của quản lý và lãnh đạo là gì.

Những nhà lãnh đạo tập trung nhiều hơn vào tương lai. Bởi, họ là người tạo ra tầm nhìn và họ muốn tầm nhìn trong tương lai đó trở thành hiện thực. 

Nhà quản lý tập trung nhiều hơn ở hiện tại. Bởi mục tiêu quan trọng nhất của nhà quản lý là đạt được mục tiêu chung của tổ chức bằng bất kỳ điều gì.

>>> Tham khảo: Kỹ năng lãnh đạo quản lý là gì? Ai cần trau dồi kỹ năng này?

Các nhà lãnh đạo nhìn vào tương lai, các nhà quản lý làm việc trong hiện tại
Các nhà lãnh đạo nhìn vào tương lai, các nhà quản lý làm việc trong hiện tại

Sự khác biệt số 5: Định hình văn hóa

Các nhà lãnh đạo định hình văn hóa, các nhà quản lý ủng hộ nó. Đây là điểm khác biệt cuối cùng khi bạn tìm hiểu về sự khác nhau của quản lý và lãnh đạo là gì. Văn hóa doanh nghiệp, tổ chức là hệ thống các giá trị, niềm tin, hành vi định hình, xác định cách thức mà tổ chức, doanh nghiệp đó vận hành và hoàn thành các mục tiêu. 

Lúc này, các nhà lãnh đạo sẽ có nhiệm vụ duy trì các giá trị cốt lõi, niềm tin và văn hóa của tổ chức. Sự duy trì này được các nhà lãnh đạo thực hiện qua việc truyền cảm hứng, tạo ra động lực và giúp văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên. Có thể hiểu rằng, người lãnh đạo tác động lớn đến cách nhân viên tiếp nhận và sống theo văn hóa đó 

Trong khi đó, nhà quản lý thường sẽ dẫn dắt nhân viên của mình phải sống và làm việc theo văn hóa đó. Ở một góc độ khác, điều này sẽ giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Lúc này, vai trò của người quản lý là liên tục hỗ trợ và xác nhận văn hóa trong nhóm của họ.

Các nhà lãnh đạo định hình văn hóa, các nhà quản lý ủng hộ nó
Các nhà lãnh đạo định hình văn hóa, các nhà quản lý ủng hộ nó

Tips để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả

Lãnh đạo hiệu quả sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ hạnh phúc, sự gắn kết, giữ chân nhân viên (theo HR Connect). Một lực lượng lao động gắn kết sẽ giúp tăng năng suất lên 17%, xếp hạng khách hàng lên 10%, doanh số bán hàng tăng 20% và lợi nhuận tăng 21% (theo Gallup). Vậy, cách để tạo ra hiệu quả khi lãnh đạo là gì, dưới đây sẽ là một số Tips mà bạn có thể tham khảo:

Giao tiếp cởi mở và trung thực hơn

Một trong những điều quan trọng để lãnh đạo hiệu quả là tạo ra sự giao tiếp, phản hồi cởi mở, trung thực với các thành viên trong đội nhóm. Khi bạn duy trì được hoạt động này, bạn sẽ truyền cảm hứng tốt hơn cho các thành viên trong đội nhóm của mình. Tuy vậy, hãy lưu ý rằng, mỗi cá nhân sẽ có một phong cách giao tiếp khác nhau, điều quan trọng là bạn cần biết cách điều chỉnh để phù hợp với từng phong cách đó.

Khuyến khích sự phát triển cá nhân

Người lãnh đạo hiệu quả sẽ đóng vai trò là người cổ vũ, truyền động lực cho các cá nhân, thành viên trong đội nhóm của họ. Do đó, hãy đầu tư nhiều hơn vào sự thành công, phát triển và thăng tiến sự nghiệp của từng cá nhân trong đội nhóm. Khi nhân viên của bạn nhận được sự tin tưởng, cơ hội phát triển, họ sẽ làm việc hiệu quả và năng suất hơn.

>>> Xem thêm: 10 Cách tạo lửa cho nhân viên mà nhà quản lý nào cũng nên biết

Lãnh đạo hiệu quả hơn khi bạn biết cách khuyến khích sự phát triển của nhân viên
Lãnh đạo hiệu quả hơn khi bạn biết cách khuyến khích sự phát triển của nhân viên

Luôn giữ thái độ tích cực

Một môi trường làm việc tích cực có nhiều khả năng tạo ra lực lượng lao động gắn kết và năng suất hơn. Bằng cách thể hiện sự nhiệt tình và tự tin, một nhà lãnh đạo giỏi sẽ thấy được tác động mà họ có thể tạo ra trong môi trường làm việc của mình. Vì vậy, luôn giữ thái độ tích cực sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả.

Hướng dẫn nhân viên thay vì ra lệnh

Một nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ biết cách hướng dẫn cho nhân viên của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ thay vì chỉ ra lệnh cho họ thực hiện điều đó. Hãy nhớ rằng, nhân viên của bạn sẽ không thể phát triển tốt và tạo ra lợi nhuận cho bạn, nếu người lãnh đạo không bao giờ dạy cho họ bất kỳ điều gì.

Đặt mục tiêu, kỳ vọng rõ ràng

Đặt mục tiêu rõ ràng và kỳ vọng của nhân viên cho nhóm của bạn là chìa khóa thành công của nhân viên. Khi thiết lập các mục tiêu này, hãy khuyến khích các câu hỏi và phản hồi của nhân viên. Bạn nên đưa họ vào trong quy trình để đặt mục tiêu, kỳ vọng để tăng mức độ tương tác và hiệu quả tốt hơn.

Hãy đặt mục tiêu, kỳ vọng rõ ràng khi là một nhà lãnh đạo
Hãy đặt mục tiêu, kỳ vọng rõ ràng khi là một nhà lãnh đạo

Hy vọng với bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về lãnh đạo là gì, sự khác nhau của quản lý và lãnh đạo là gì. Ngoài ra, nếu bạn cũng đang tìm kiếm những cơ hội việc làm liên quan đến vị trí lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp, hãy truy cập ngay vào TopCV.vn

Hiện tại, TopCV đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng nhân sự. Đi kèm với công nghệ trí tuệ nhân tạo và Big Data, TopCV sẽ nhanh chóng giúp bạn kết nối nhanh chóng hơn với những cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn hơn.

>>> Tham khảo: Kỹ năng lãnh đạo quản lý – những phẩm chất không thể thiếu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *