Total Rewards là gì và có vai trò như thế nào

Total Rewards là gì? Điểm khác biệt giữa Total Rewards và C&B

Chia sẻ kinh nghiệm

Nhiều người vẫn chưa biết Total Rewards là gì và có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp. Qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, Topviecquanly sẽ giải thích rõ về khái niệm Total Rewards và điểm khác biệt giữa Total Rewards và C&B nhé!

Total Rewards là gì?

Total Rewards hiểu đơn giản là tổng phúc lợi của doanh nghiệp. Đây là hệ thống tích hợp toàn bộ chế độ đãi ngộ, ghi nhận và khen thưởng dành cho nhân sự của doanh nghiệp. Hệ thống Total Rewards được xây dựng với mục đích ghi nhận kịp thời những đóng góp của nhân viên với công ty, tri ân và khen thưởng tinh thần nỗ lực của cá nhân, tập thể với sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Tùy vào văn hóa doanh nghiệp và tình hình kinh doanh mà hệ thống Total Rewards sẽ bao gồm các chế độ, chính sách mang đến giá trị cho nhân viên. Đây là một hạng mục quan trọng, không thể thiếu trong chiến lược thu hút và giữ chân nguồn nhân lực, phát triển chất lượng nhân sự và kinh doanh của doanh nghiệp.

Tìm hiểu Total Rewards là gì
Total Rewards là hệ thống các đãi ngộ và phúc lợi dành cho nhân viên của doanh nghiệp

>>> Đọc thêm: Quy trình tuyển dụng nhân sự mới mà HR nào cũng nên biết

Vai trò của Total Rewards là gì?

Trong hoạt động vận hành một doanh nghiệp, hệ thống Total Rewards có vai trò rất quan trọng, đảm bảo nguồn nhân lực ổn định của tổ chức. Cụ thể, Total Rewards có tác dụng ở những điểm sau:

  • Nâng cao thương hiệu của nhà tuyển dụng: Một hệ thống Total Rewards đầy đủ và hiệu quả chính là một tiêu chí đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố giúp quá trình tuyển dụng nhân tài dễ dàng và hiệu quả hơn, thu hút nhiều ứng viên chất lượng.
  • Tìm kiếm và giữ chân nhân tài: Với những chế độ đãi ngộ rõ ràng, chi tiết trong Total Rewards, công ty có thể thu hút được nhiều nhân tài, cùng với đó là giữ chân được các nhân sự chất lượng, tận dụng được nguồn lực sẵn có thay vì chi ra quá nhiều cho việc tuyển dụng. Thông qua Total Rewards, các doanh nghiệp có thể giữ chân nhân viên của mình nhằm hạn chế các yếu tố lãng phí nhân tài đồng thời tránh việc biến đổi nhân sự liên tục.
  • Công khai, minh bạch về chế độ lương thưởng: Total Rewards thể hiện rõ ràng mức lương, chế độ thưởng và các ưu đãi, đặc quyền khác dành cho người lao động. Điều này giúp nhân viên nắm rõ được đãi ngộ dành cho mình. Bất cứ ứng viên hay nhân sự nào cũng sẽ thích một công ty có chế độ rõ ràng, chính sách ghi nhận, khen thưởng minh bạch, chi tiết để có thể cân nhắc gắn bó lâu dài.
  • Quản lý hiệu suất nhân sự: Để có chính sách khen thưởng kịp thời, hiệu quả, công ty cần có hệ thống Total Rewards để nắm được hiệu suất công việc của từng cá nhân. Nhờ có Total Rewards, người lãnh đạo công ty có thể nắm được nhân viên của mình đang làm việc như thế nào, có hiệu quả ra sao.
  • Ghi nhận đóng góp và thành tích: Với hệ thống Total Rewards, doanh nghiệp có thể có chính sách khen thưởng và ghi nhận đóng góp kịp thời của nhân viên, qua đó giúp họ có thêm động lực làm việc và hiểu rằng công ty luôn công nhận những cống hiến của họ và đánh giá cao quá trình làm việc của họ.
  • Nâng cao chất lượng nhân sự và công việc: Total Rewards tạo điều kiện thuận lợi cho những nhân viên mới sớm hòa nhập với văn hóa công ty và qua đó có thể gắn bó lâu dài với công việc và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, thông qua việc liên tục nâng cao kiến ​​thức và kỹ năng, hệ thống Total Rewards giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của các cá nhân và đội nhóm trong doanh nghiệp.
Tìm hiểu vai trò của Total Rewards là gì
Hệ thống Total Rewards có vai trò lớn trong việc tìm kiếm và níu giữ nhân tài

>>> Đọc thêm: Khám phá những phần mềm quản lý nhân sự hữu ích nhất hiện nay

Cấu trúc của Total Rewards trong doanh nghiệp

Hệ thống Total Rewards được cấu thành bởi 5 yếu tố chính đó là hệ thống lương; chính sách và quyền lợi; sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống; sự công nhận; sự phát triển nghề nghiệp.

Hệ thống lương

Hệ thống lương trong Total Rewards bao gồm tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp mà doanh nghiệp dành cho mỗi nhân viên. Trong hệ thống lương này sẽ gồm khoản lương cứng của nhân sự, các khoản thưởng hiệu suất, thưởng tháng, quý, các loại phụ cấp như xăng xe, ăn trưa, phụ cấp trách nhiệm, v.v.. Doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống lương thưởng cụ thể, chi tiết, minh bạch và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của nhân viên.

Chính sách và quyền lợi

Chính sách và quyền lợi dành cho người lao động chính là những phúc lợi cơ bản mà doanh nghiệp cần đảm bảo cho nhân viên như bảo hiểm sức khỏe, sự kiện nội bộ, quà vào dịp lễ tết, team building, du lịch hằng năm, v.v.. Việc xây dựng chính sách và quyền lợi cụ thể giúp đảm bảo nhân viên yên tâm công tác, chuyên tâm với công việc và gắn bó lâu dài cùng công ty.

Khám phá hệ thống total rewards là gì
Phúc lợi tốt của công ty giúp nhân viên yên tâm công tác

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Đây được xem là chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho nhân viên làm việc hiệu quả trong nhiều hoàn cảnh, dù ở bất cứ đâu, đảm bảo nhân sự có thể cân bằng giữa cuộc sống riêng và công việc. Ví dụ dễ hiểu cho chính sách này đó là chương trình work from home, làm việc từ xa, làm online được cách công ty chủ động áp dụng trong thời điểm dịch Covid-19.

>>> Đọc thêm: 6 Xu hướng phúc lợi sẽ định hình công việc vào năm 2023

Sự công nhận 

Đây là chính sách nhằm ghi nhận và tán dương những đóng góp cũng như nỗ lực của nhân viên, giúp nhân viên cảm thấy những gì mình bỏ ra là thật sự xứng đáng và có ý nghĩa với sự phát triển của công ty. Doanh nghiệp có thể có chính sách khen thưởng đa dạng như thưởng nóng, thưởng theo tháng, quý, thường theo dự án hiệu quả, thưởng vượt chỉ tiêu, v.v..

Total Rewards là gì và có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp
Sự ghi nhận kịp thời từ công ty là chiến lược giữ chân nhân sự hiệu quả

Phát triển công việc

Nhiều doanh nghiệp ngoài hệ thống lương thưởng và chính sách đãi ngộ rõ ràng thì còn hướng tới việc đầu tư phát triển năng lực cho nhân viên. Các công ty cần tạo nhiều cơ hội và sự kiện để trau dồi tiềm năng và chuyên môn của nhân sự. Hình thức dễ thực hiện nhất là tổ chức các buổi đào tạo nội bộ, cử nhân viên tham gia các khóa học, mời chuyên gia trực tiếp giảng dạy. Đồng thời, doanh nghiệp cần định hướng chi tiết và có lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên của mình.

Total Rewards là gì và ứng dụng như thế nào trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần định hướng lộ trình phát triển rõ ràng cho từng nhân sự

>>> Đọc thêm: Quy trình 6 bước xây dựng lộ trình thăng tiến nhân viên từ A-Z

Điểm khác biệt giữa Total Rewards và C&B

Khi nhắc tới hệ thống lương thưởng, chính sách đãi ngộ hay quyền lợi dành cho nhân viên thì nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa Total Rewards và C&B. C&B trên thực tế là một trong những thành tố cấu tạo nên hệ thống Total Rewards. Cả Total Rewards và C&B đều liên quan đến chế độ phúc lợi và lương thưởng dành cho nhân viên. Để làm sáng tỏ điểm khác biệt giữa Total Rewards và C&B, hãy cùng theo dõi ngay phần tiếp theo!

Cùng tìm hiểu Total Rewards là gì và khác gì C&B
Total Rewards có tính chất bao quát hơn C&B

Về định nghĩa

Total Rewards là hệ thống bao quát, tổng các phúc lợi, khen thưởng nhằm tạo động lực để nhân viên nỗ lực làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

C&B (viết tắt của Compensation & Benefits) các gói chính sách hoàn chỉnh mà doanh nghiệp dành cho một nhân viên gồm lương, phúc lợi và các đặc quyền khác. C&B chỉ sự chịu trách nhiệm về mọi quyết định lương thưởng và các phúc lợi của của nhân viên trong doanh nghiệp.

Trong C&B, Compensation có nghĩa rất rộng, thậm chí bao gồm cả khoản bồi thường trong một số trường hợp. Hiểu đơn giản, khi nhắc đến Compensation là ta đang đề cập đến việc thù lao được trả cho một cá nhân để đối lấy sức lao động, và mức thù lao này phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà công ty đưa ra. Còn Benefits bao gồm các phúc lợi để giữ chân nhân sự như tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, hiếu hỷ, đời sống tinh thần của nhân viên, v.v..

Cấu trúc

Total Rewards được cấu thành từ lương thưởng; quyền lợi và đãi ngộ; sự công nhận năng lực làm việc; cơ hội phát triển nghề nghiệp lâu dài; lộ trình thăng tiến và rất nhiều yếu tố khác.

Trong khi đó, C&B bao gồm các yếu tố như mức lương cơ sở, tiền thưởng, cổ phiếu, bảo hiểm xã hội, chính sách lương hưu.

Total Rewards là gì và có gì giống và khác C&B
Total Rewards gồm nhiều yếu tố cấu thành từ phúc lợi tới cả định hướng công việc

Trọng tâm

Total Rewards hướng đến việc tổng hợp các chiến lược đa dạng, các chính sách mà doanh nghiệp triển khai nhằm thu hút, giữ chân nhân tài và gắn kết nhân sự thông qua việc áp dụng hệ thống khen thưởng rõ ràng, minh bạch.

Với C&B, mục đích của việc đưa ra C&B là để thôi thúc nhân sự, tận dụng dựa trên nguồn lực sẵn có, tạo động lực làm việc cho nhân viên.

>>> Đọc thêm: Cách để nhân viên hạnh phúc? Bí quyết trở thành lãnh đạo xuất sắc

Cách tiếp cận

Total Rewards tiếp cận liên tục nhằm gợi nhắc các lợi ích của nhân viên khi làm việc tại doanh nghiệp. Nếu so với C&B thì Total Rewards đảm bảo sự nhất quán và tính thường xuyên hơn. Còn C&B thường thông qua các sự kiện được tổ chức hàng năm để nhân viên có thể nắm bắt thông tin phúc lợi tại thời điểm đó.

Total Rewards là gì và có ứng dụng như thế nào
Total Rewards được gợi nhắc thường xuyên và liên tục hơn so với C&B

>>> Đọc thêm: 10 Cách tạo lửa cho nhân viên mà nhà quản lý nào cũng nên biết

Kết luận

Hệ thống Total Rewards giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả và có thể thu hút cũng như lưu giữ nhiều nhân tài cho công ty. Để ứng dụng Total Rewards hiệu quả và quá trình vận hành thì doanh nghiệp đòi hỏi phải nắm vững cấu trúc của hệ thống Total Rewards và có chiến lược phát triển bền vững.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn hiểu Total Rewards là gì và biết phân biệt giữa Total Rewards và C&B. Nếu bạn đang tìm kiếm những công việc trong lĩnh vực nhân sự, phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp, hãy truy cập ngay vào trang tuyển dụng TopCV để cập nhật các việc làm phù hợp và hấp dẫn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *