Sa thải nhân viên đúng luật

Sa thải nhân viên đúng luật | Điều kiện và quy trình thực hiện

Chia sẻ kinh nghiệm

Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật lao động ở mức cao nhất đối với nhân viên dựa trên quy định của Bộ luật Lao động. Vậy sa thải nhân viên đúng luật phải làm như nào? Tham khảo bài viết thuộc danh mục chia sẻ kinh nghiệm dưới đây để tìm hiểu ngay.

Điều kiện và quy trình thực hiện sa thải nhân viên đúng luật 

Tất cả các doanh nghiệp muốn sa thải nhân viên đều cần phải chấp hành đầy đủ những nguyên tắc và tuân thủ đúng theo trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo đúng pháp luật để tránh các rủi ro và hậu quả pháp lý phát sinh không cần thiết. Dưới đây là điều kiện và quy trình thực hiện sa thải nhân viên đúng luật:

Tất cả các doanh nghiệp muốn sa thải nhân viên đều cần phải chấp hành đầy đủ theo Bộ luật Lao động
Tất cả các doanh nghiệp muốn sa thải nhân viên đều cần phải chấp hành đầy đủ theo Bộ luật Lao động

Bước 1: Xác định lỗi vi phạm của người lao động

Theo Điều 125 của Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp sa thải nhân viên đúng luật khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô hoặc đánh bạc, cố ý gây thương tích và sử dụng ma tuý tại nơi làm việc.
  • Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, người sử dụng lao động.
  • Người lao động có hành vi đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích hay tài sản của doanh nghiệp, người sử dụng lao động.
  • Người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, được quy định tại nội quy lao động.
  • Người lao động có hành vi tái phạm các hành vi đã từng bị xử lý kỷ luật khi chưa được xóa kỷ luật lao động.
  • Người lao động đã tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong vòng 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không đưa ra được lý do chính đáng.

Nếu người lao động không thuộc một trong những trường hợp trên mà vẫn bị người sử dụng lao động dụng xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải thì người sử dụng lao động đang không thực hiện hành vi sa thải nhân viên đúng luật.

Doanh nghiệp sa thải nhân viên đúng luật khi nhân viên có hành vi trộm cắp, tham ô hoặc đánh bạc, cố ý gây thương tích và sử dụng ma tuý tại nơi làm việc
Doanh nghiệp sa thải nhân viên đúng luật khi nhân viên có hành vi trộm cắp, tham ô hoặc đánh bạc, cố ý gây thương tích và sử dụng ma tuý tại nơi làm việc

Bước 2: Lập biên bản xử lý kỷ luật đối với người lao động

Sau khi xác định được hành vi vi phạm của nhân viên thuộc trường hợp có thể áp dụng hình thức sa thải, doanh nghiệp sẽ cần tiến hành:

  • Thu thập và đưa ra các bằng chứng để chứng minh vi phạm thuộc về lỗi của người lao động.
  • Lập biên bản vi phạm ngay tại thời điểm người lao động gây ra những hành vi vi phạm dựa trên quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019. 
Để sa thải nhân viên đúng luật thì người sử dụng lao động cần thu thập và đưa ra các bằng chứng để chứng minh vi phạm thuộc về lỗi của người lao động.
Để sa thải nhân viên đúng luật thì người sử dụng lao động cần thu thập và đưa ra các bằng chứng để chứng minh vi phạm thuộc về lỗi của người lao động.

Xem thêm: Cách để nhân viên hạnh phúc? Bí quyết trở thành lãnh đạo xuất sắc

Xem thêm: Làm sao để tuyển dụng đúng người, đúng việc?

Xem thêm: Top 5 các trang web tuyển dụng dành cho nhà quản lý

Bước 3: Thông báo để tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật 

Doanh nghiệp sẽ cần tiến hành gửi thông báo để tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động tới những người có quyền và nghĩa vụ liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. 

Doanh nghiệp sẽ cần tiến hành gửi thông báo để tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động tới những người có quyền và nghĩa vụ liên quan
Doanh nghiệp sẽ cần tiến hành gửi thông báo để tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động tới những người có quyền và nghĩa vụ liên quan

Nội dung thông báo

Nội dung thông báo sẽ bao gồm những vấn đề sau:

  • Nội dung, thời gian và địa điểm tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật đối với người lao động.
  • Thông tin của người bị xử lý kỷ luật lao động.
  • Thông báo hành vi vi phạm của người lao động.

Thành phần tham dự

Các thành phần tham dự cuộc họp kỷ luật này bao gồm:

  • Người lao động. 
  • Người bào chữa cho người lao động (nếu như người lao động có). 
  • Người đại diện theo pháp luật của người lao động (nếu như chưa đủ 15 tuổi)

Thời hạn thông báo

Để sa thải nhân viên đúng luật, doanh nghiệp cần phải thông báo lịch tới những thành phần tham dự trước tối thiểu 5 ngày làm việc trước khi tổ chức cuộc họp. Những thành phần tham dự cuộc họp cần phải xác nhận tham gia khi nhận được thông báo của doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

Với trường hợp một trong những thành phần tham dự không thể tham gia cuộc họp theo như thời gian, địa điểm đã được thông báo thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ cùng thỏa thuận để thay đổi thời gian và địa điểm thích hợp. Nếu như cả hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động có quyền tự quyết định thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp.

Để sa thải nhân viên đúng luật, doanh nghiệp cần phải thông báo lịch tới những thành phần tham dự trước tối thiểu 5 ngày làm việc trước khi tổ chức cuộc họp
Để sa thải nhân viên đúng luật, doanh nghiệp cần phải thông báo lịch tới những thành phần tham dự trước tối thiểu 5 ngày làm việc trước khi tổ chức cuộc họp

Trường hợp một trong những thành phần phải tham dự cuộc họp xác nhận không tham gia cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn sẽ tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian và địa điểm đã thông báo.

Bước 4: Tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động

Doanh nghiệp, người sử dụng lao động sẽ tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải người lao động dựa trên thời gian và địa điểm đã thông báo. 

Nội dung trong cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động cần phải được lập thành biên bản, thông qua những thành phần tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Thêm vào đó, cần có đầy đủ những chữ ký của người tham dự cuộc họp theo như quy định. Trong trường hợp một trong những thành phần tham dự không ký tên vào biên bản thì người chịu trách nhiệm ghi biên bản sẽ phải nêu rõ họ tên và lý do không ký vào nội dung của biên bản.

Cần có đầy đủ những chữ ký của người tham dự cuộc họp theo như quy định để sa thải nhân viên đúng luật
Cần có đầy đủ những chữ ký của người tham dự cuộc họp theo như quy định để sa thải nhân viên đúng luật

Xem thêm: Top 5 kênh tuyển dụng free mà hiệu quả và uy tín HR nên biết

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết bài tuyển dụng hấp dẫn, thu hút ứng viên

Bước 5: Ban hành quyết định sa thải 

Theo điều 123 của Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động không quá 6 tháng tính từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Đối với các hành vi vi phạm kỷ luật lao động có liên quan trực tiếp tới tài sản, tài chính và bí mật kinh doanh hoặc bí mật công nghệ của doanh nghiệp, người sử dụng lao động thì thời hiệu để xử lý kỷ luật sa thải người lao động có thể trong vòng 12 tháng tính từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải người lao động và gửi tới những thành phần tham dự dựa trên quy định ở trên. Theo điểm i của Khoản 2 Điều 69 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền sa thải người lao động là người giao kết hợp đồng lao động thuộc bên người sử dụng lao động hoặc người được quy định trong phần nội quy lao động.

Doanh nghiệp, người sử dụng lao động vẫn có thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động trong các trường hợp còn thời hiệu như:

  • Người lao động sau khi nghỉ ốm hoặc điều dưỡng.
  • Người lao động nghỉ việc được sự đồng ý của doanh nghiệp, người sử dụng lao động.
  • Người lao động sau khi bị tạm giam hoặc giam giữ.
  • Người lao động sau khi tiếp nhận kết quả điều tra, xác minh và kết luận của các cơ quan có thẩm quyền. 

Nếu đối tượng xử lý kỷ luật thuộc các trường hợp trên, khi hết thời hiệu xử lý theo Điều 123 của Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động vẫn được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động không quá 60 ngày tính từ ngày hết thời gian. 

Trong trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đối với lao động là nữ có thai và sinh con đã hết thời gian thai sản hoặc hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động vẫn được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động không quá 60 ngày tính từ khi hết thời gian thai sản hoặc kết thúc thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Bước 6: Tất toán lương và trả sổ bảo hiểm cho người lao động

Theo Điều 48 của Bộ luật Lao động 2019, trong vòng 7 ngày làm việc tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cùng với người lao động phải thanh toán đầy đủ những khoản tiền liên quan tới quyền lợi của mỗi bên. Đối với những trường hợp đặc biệt có thể kéo dài không quá 30 ngày.

Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động phải:

  • Hoàn tất các thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
  • Trả lại sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác đã giữ cho người lao động.
  • Cung cấp bản sao những tài liệu có liên quan tới quá trình làm việc của người lao động nếu được yêu cầu, chi phí sẽ do người sử dụng lao động trả.
Người sử dụng lao động cùng với người lao động phải thanh toán đầy đủ những khoản tiền liên quan tới quyền lợi của mỗi bên
Người sử dụng lao động cùng với người lao động phải thanh toán đầy đủ những khoản tiền liên quan tới quyền lợi của mỗi bên

Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi sa thải người lao động

Dưới đây là những điều mà doanh nghiệp cần lưu ý kể cả khi sa thải nhân viên đúng luật:

  • Trước khi quyết định sa thải nhân viên, doanh nghiệp nên đánh giá khách quan và so sánh vi phạm của nhân viên gây ra như thế nào so với các lợi ích mà nhân viên này mang đến cho công ty.
  • Nhằm tránh các tranh cãi của nhân viên “Lý do vì sao tôi bị sa thải?” thì doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ những bằng chứng thuyết phục về các vi phạm và thiệt hại mà nhân viên đó gây ra.
  • Sa thải nhân viên là một hành động nhạy cảm, vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc quy trình sa thải một cách lịch sự và tôn trọng nhân viên để “dĩ hoà vi quý”.
  • Trách nhiệm của doanh nghiệp khi sa thải nhân viên là nhanh chóng tất toán đầy đủ những khoản phí cho nhân viên để tránh vướng vào những vụ kiện tụng. Từ đó, gây thiệt hại về thời gian, chi phí và nguồn lực không đáng có cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ những bằng chứng thuyết phục kể cả khi sa thải nhân viên đúng luật
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ những bằng chứng thuyết phục kể cả khi sa thải nhân viên đúng luật

Tổng kết

Trên đây, topviecquanly vừa chia sẻ cho bạn về cách sa thải nhân viên đúng luật. Tất cả các doanh nghiệp muốn sa thải nhân viên đều cần phải chấp hành đầy đủ những nguyên tắc và tuân thủ đúng theo trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo đúng pháp luật để tránh các rủi ro và hậu quả pháp lý phát sinh không cần thiết. Nếu bạn đang muốn tìm ứng viên dễ dàng, uy tín thì có thể truy cập ngay topcv.vn – website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam để tuyển dụng nhé. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về điều kiện và quy trình thực hiện sa thải nhân viên đúng luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *