Cẩm nang xây dựng mối quan hệ khách hàng trong kinh doanh

Cẩm nang xây dựng mối quan hệ khách hàng trong kinh doanh

Chia sẻ kinh nghiệm

Trong ngành kinh doanh, việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng là một trong những điều cần thiết. Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu ngay về cẩm nang xây dựng mối quan hệ khách hàng trong kinh doanh sau đây.

Quan hệ khách hàng trong kinh doanh là gì?

Quan hệ khách hàng trong kinh doanh được hiểu là kỹ năng của một nhân sự trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng của mình. Từ kỹ năng đó có thể thấu hiểu được các nhu cầu, mong muốn của khách hàng liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Quản lý quan hệ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh
Quản lý quan hệ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh

Ngày nay việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng là một điều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian hơn so với việc tìm kiếm các khách hàng mới.
  • Là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tiêu thụ được đầu ra của sản phẩm, về được nguồn lợi nhuận tối ưu hơn.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về công việc của một nhà quản lý

Cẩm nang xây dựng mối quan hệ khách hàng

Làm thế nào để nâng cao được mối quan hệ khách hàng trong kinh doanh? Những bí quyết dưới đây sẽ giúp cho bạn có thể giải đáp được câu hỏi này:

Chỉn chu trong thái độ phục vụ

Ấn tượng đầu tiên của khách hàng về thương hiệu là một trong những điều quyết định họ có quay trở lại với bạn hay không. Và điều tạo nên những ấn tượng đấy chính là thái độ phục vụ của đội ngũ nhân sự kinh doanh, bán hàng. Vì vậy với bí quyết này, bạn cần lưu ý:

  • Luôn thể hiện thái độ niềm nở và hòa nhã, thân thiện với tất cả các khách hàng khi đến trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ.
  • Nhân sự tiếp xúc với khách hàng cần phải có ngoại hình chỉn chu, thái độ phục vụ lịch sự, luôn thể hiện sự chuyên nghiệp và tận tâm trong quá trình tư vấn.

Thiết lập niềm tin, tạo sự tín nhiệm

Niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng chính là một trong những bí quyết giúp bạn có thể tạo dựng mối quan hệ khách hàng trong kinh doanh tốt đẹp hơn. Cụ thể với cách này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hãy cố gắng thực hiện đúng với những gì mà bạn đã hứa hoặc cam kết với khách hàng.
  • Cung cấp sản phẩm chất lượng đúng với những gì mà bạn đã thông tin quảng cáo đến với khách hàng của bạn. Với bất kỳ doanh nghiệp nào, sản phẩm chính là lý do mà khách hàng sẽ quay lại với bạn trong những lần mua hàng tiếp theo.
  • Có cách chính sách bán hàng rõ ràng: Những chính sách này sẽ bao gồm như chính sách liên quan đến đổi trả hàng hóa, thông tin vận chuyển hoặc những vấn đề liên quan khác.
Sự tín nhiệm sẽ giúp khách hàng quay lại với bạn trong những lần tiếp theo
Sự tín nhiệm sẽ giúp khách hàng quay lại với bạn trong những lần tiếp theo

Tăng tương tác trên mạng xã hội

Không thể phủ nhận rằng sự phát triển của mạng xã hội đã tạo nên cơ hội tiếp cận với khách hàng nhiều hơn cho các doanh nghiệp. Vậy để có thể tạo dựng được mối quan hệ khách hàng được hiệu quả hơn, doanh nghiệp nên tăng sự tương tác với khách hàng của mình trên các nền tảng mạng xã hội này. Cụ thể: 

  • Thường xuyên phản hồi lại các bình luận mà khách hàng để lại trong các bài viết của thương hiệu.
  • Áp dụng những phần mềm, công cụ tự động như chatbot để giúp phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng hơn khi họ nhắn tin cho bạn trên các trang mạng xã hội.
  • Hãy sử dụng các phần mềm quản lý quan hệ khách hàng để có thể kiểm tra thông tin khách hàng nhanh chóng hơn trong quá trình giao tiếp.

>>> Xem thêm: Top 3 phần mềm hỗ trợ quản lý quan hệ khách hàng phổ biến nhất hiện nay

Lưu ý những chương trình tri ân khách hàng

Theo các thống kê, khách hàng cũ sẽ chi tiêu nhiều hơn so với khách hàng mới, con số này có thể lên đến 67%. Do đó, việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Với vấn đề này, bạn cần lưu ý:

  • Thường xuyên theo dõi, gửi các email, SMS thăm hỏi, chúc mừng đến khách hàng cũ trong những ngày lễ, dịp đặc biệt trong năm.
  • Gửi các thông tin liên quan đến khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá đến khách hàng thân thiết, khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh nhất.
  • Gửi lời nhắc nhở về sản phẩm, dịch vụ theo định kỳ cho khách hàng.

>>> Xem thêm: Chia sẻ bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả cho người lãnh đạo

Lưu ý các đánh giá, phản hồi từ khách hàng

Hãy khuyến khích khách hàng của bạn đánh giá, phản hồi về sản phẩm, dịch vụ sau quá trình sử dụng chúng. Những ý kiến phản hồi sẽ là một trong những tư liệu quý giá giúp bạn hiểu về mong muốn của khách hàng nhiều hơn. 

Bên cạnh đó, việc theo dõi các phản hồi, đánh giá từ khách hàng thường xuyên cũng sẽ giúp bạn xử lý được những phản hồi tiêu cực nhanh chóng. Từ đó giảm thiểu được những thiệt hại không đáng có.

Hãy khuyến khích khách hàng đánh giá và phản hồi lại về sản phẩm, dịch vụ
Hãy khuyến khích khách hàng đánh giá và phản hồi lại về sản phẩm, dịch vụ

>>> Có thể bạn quan tâm: Trưởng Phòng Chăm Sóc Khách Hàng Là Gì? Mô Tả Công Việc Và Mức Thu Nhập

Trên đây là những thông tin cung cấp cho bạn về cẩm nang giúp xây dựng mối quan hệ khách hàng trong kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn đang muốn tìm việc làm quản lý hay cụ thể là các cơ hội việc làm liên quan đến vị trí quản lý quan hệ khách hàng này, hãy truy cập ngay vào TopCV. Đây đang là nền tảng kết nối việc làm uy tín hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *