brand-manager-la-gi

Brand manager là gì? Tìm hiểu công việc của Brand manager 

Chia sẻ kinh nghiệm

Brand manager là gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có định hướng theo đuổi lĩnh vực thương hiệu. Trong bài viết dưới đây, topviecquanly.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên và có thêm những thông tin về kiến thức, kỹ năng cần có để làm tốt công việc này. 

Brand manager là gì?

Brand manager (tạm dịch là giám đốc thương hiệu), họ là người chịu trách nhiệm chính về việc xây dựng và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp.

Cùng với giám đốc kinh doanh và giám đốc marketing, giám đốc thương hiệu sẽ  góp phần vào công cuộc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tỷ lệ hài lòng khách hàng và quan trọng hơn là tăng uy tín và nhận diện thương hiệu, tạo được niềm tin của khách hàng tiềm năng.

>>>Xem thêm: Sales Manager là gì? Tìm hiểu công việc của Sales Manager 

Brand manager là gì?
Brand manager là gì?

Các công việc chính của Brand manager 

Ngoài câu hỏi Brand manager là gì, vấn đề liên quan tới các công việc mà vị trí này cần triển khai cũng là mối quan tâm của nhiều người. Tùy vào mục đích của từng doanh nghiệp mà nhiệm vụ công việc của Brand manager sẽ không giống nhau, nhìn chung bao gồm: 

Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 

Quan niệm “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” rất đúng trong quá trình xây dựng thương hiệu. Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định những điểm mạnh, điểm yếu của họ, từ đó tìm ra lỗ hổng để phát triển thương hiệu của mình. Ngoài ra, người làm giám đốc thương hiệu cũng phải biết cách đọc vị khách hàng, hiểu được điều mà họ quan tâm, mong muốn để đưa ra chiến lược phù hợp, tạo dựng lòng tin. 

Xây dựng kế hoạch cho thương hiệu một cách định kỳ

Để xây dựng và phát triển thương hiệu, bạn sẽ phải đi qua một quá trình dài. Do đó, người làm thương hiệu cần là người chăm chỉ, cần mẫn, góp từng “viên gạch” để tạo dựng từ nền móng vững chắc nhất. 

Thương hiệu là sự hòa quyện của nhiều yếu tố từ tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức. Bởi vậy, giám đốc thương hiệu cần có những kế hoạch cụ thể để  thương hiệu luôn thích nghi với sự thay đổi không ngừng trong nhu cầu của khách hàng. Đồng thời có những biện pháp sẵn sàng ứng phó trước sự cạnh tranh của đối thủ. 

Xây dựng, thực thi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông 

Xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ không nằm ngoài mối quan hệ với truyền thông và marketing. Người làm giám đốc thương hiệu sẽ phải xây dựng các kế hoạch truyền thông cụ thể, triển khai và đánh giá được hiệu quả thực tế để có những điều chỉnh phù hợp. 

Thiết kế bao bì sản phẩm, in quảng cáo và thiết kế TVC

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giám đốc thương hiệu là lên kế hoạch update các thiết kế bắt mắt, đảm bảo tính thẩm mỹ cho bao bì sản phẩm, thu hút khách hàng tiềm năng. Vì bao bì là một trong những yếu tố tạo nên tích cách thương hiệu và nhận diện thương hiệu.

Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông mạng xã hội, việc sản xuất các TVC cũng là một trong những hoạt động không thể thiếu khi làm thương hiệu. Lựa chọn hình thức chiếu TVC trên khung giờ “vàng” được đánh giá mang đến một số hiệu quả nhất định, do đó, dù chi phí khá đắt đỏ nhưng Brand manager cũng phải chuẩn bị sẵn kế hoạch cho hoạt động này. 

>>>Xem thêm: Sales Manager là gì? Tìm hiểu công việc của Sales Manager

Quản lý công việc của bộ phận thiết kế và sáng tạo 

Thương hiệu là tính nhất quán nhưng không đồng nghĩa với sự đơn điệu, nhàm chán. Vai trò của brand manager chính là truyền tải được tinh thần của thương hiệu, kiểm soát, đánh giá, quản lý công việc của bộ phận thiết kế và sáng tạo đi theo giá trị chung của thương hiệu. 

Quản lý công việc của bộ phận thiết kế và sáng tạo
Quản lý công việc của bộ phận thiết kế và sáng tạo

Các kiến thức, kỹ năng cần có của Brand manager

Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản cho vị trí Brand manager: 

Khả năng đọc hiểu khách hàng

Chỉ khi hiểu được khách hàng, hiểu được nhu cầu và mong muốn của họ, thương hiệu sẽ lấp đầy những “khoảng trống” đó. Nhiệm vụ của giám đốc thương hiệu rất quan trọng, bạn phải có khả năng đọc vị được khách hàng mới có thể cho ra đời những chiến dịch “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng, thu hút họ quan tâm và đưa ra quyết định. 

Am hiểu về Marketing 

Người làm thương hiệu, đặc biệt là Brand manager phải thật sự am hiểu về marketing, thường xuyên update những xu hướng mới để vận dụng phù hợp với thương hiệu mình. Thương hiệu sẽ không thể tồn tại nếu không theo kịp các xu thế marketing mới. Thậm chí, bạn sẽ mất dần đi những tệp khách hàng trung thành. 

Nắm vững các nguyên tắc quản trị thương hiệu

Nguyên tắc quản trị thương hiệu là bí kíp tạo nên một thương hiệu bền vững. Thương hiệu sẽ sống mãi trong lòng khách hàng khi nó mang linh hồn và cốt cách của chính doanh nghiệp. Điều này tạo nên tính nhất quán của thương hiệu,  hay thường được gọi là chìa khóa tạo ra sự khác biệt. 

Giám đốc thương hiệu là người có khả năng khởi tạo, gắn kết và duy trì các kết nối cộng đồng mạng mang tên thương hiệu. Nhờ vậy mà duy trì sức ảnh hưởng của thương hiệu đến với khách hàng. 

Tư duy sáng tạo

Là người quản lý thương hiệu, bạn cần phải có tư duy sáng tạo cả về hình ảnh và ngôn ngữ để có thể đánh giá hiệu quả công việc, đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu. 

Chính những trải nghiệm phong phú về đời sống, về nghề của người làm giám đốc thương hiệu đã mang đến những ý tưởng đột phá tuyệt vời làm nổi bật cá tính thương hiệu. 

>>>Xem thêm: Manager là gì? Những kỹ năng không thể thiếu của Manager

Khả năng xử lý khủng hoảng 

Trong quá trình phát triển thương hiệu sẽ không thể thiếu những lời đồn, khủng hoảng. 

Để dập tắt những tin đồn tấn công thương hiệu, giám đốc thương hiệu phải xây dựng hàng rào truyền thông Marketing vững chắc, nhấn mạnh những thành tựu về điểm mạnh, chính sách có lợi cùng những cam kết “có tâm” của thương hiệu với khách hàng.

Ngoài ra, việc thẳng thắn trả lời những câu hỏi đến từ phía báo chí cũng là một trong những cách giải quyết thông minh. 

Brand manager phải có khả năng xử lý khủng hoảng
Brand manager phải có khả năng xử lý khủng hoảng

 Mức lương của Brand Manager

Theo thống kê, mức lương của giám đốc thương hiệu dao động từ 10 triệu đồng (mức lương khởi điểm) đến 80 triệu đồng, tùy vào kinh nghiệm và khả năng thực tế. Vì vậy, ngay từ hôm nay, hãy không ngừng làm việc chăm chỉ và tích lũy để nhận về những mức thu nhập xứng đáng bạn nhé.

Trên đây là các thông tin về Brand manager là gì? và những công việc mà một Giám đốc thương hiệu phải làm cũng như các kỹ năng cần có. Đây là vị trí có lộ trình thăng tiến tốt và cơ chế chính sách lương thưởng hấp dẫn mà bạn có thể thử sức và theo đuổi trong tương lai. 

>>>Xem thêm: Product Manager là gì? Tìm hiểu công việc của Product Manager

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *