Bản mô tả công việc giám đốc kinh doanh đầy đủ nhất hiện nay

Bản mô tả công việc giám đốc kinh doanh đầy đủ nhất hiện nay

Chia sẻ kinh nghiệm

Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm và gần như ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu ngay những nhiệm vụ mà vị trí này cần thực hiện là gì cùng Topviecquanly.vn qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.

Giám đốc kinh doanh là gì?

Giám đốc kinh doanh (Sales Director) là người chịu trách nhiệm lãnh đạo và hướng dẫn một nhóm nhân viên bán hàng trong một tổ chức. Họ sẽ thực hiện giám sát các chiến lược bán hàng, đặt mục tiêu bán hàng và theo dõi hiệu suất bán hàng. Ở một số doanh nghiệp có quy mô nhất định, Giám đốc kinh doanh cũng có thể là CCO (Chief Customer Officer).

giam-doc-kinh-doanh-topcv-1
Sales Director có ảnh hưởng đến sự thành – bại của doanh nghiệp

Có thể nghĩ rằng sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vị trí giám đốc Kinh doanh. Bởi bộ phận này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vị trí này cũng sẽ là đầu mối để giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được khách hàng, kết nối được với các đối tác khác một cách hiệu quả.

Vị trí này được xem là một trong những đích đến của nhiều người khi lựa chọn làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Bởi ngoài vai trò là một vị trí quản lý cấp cao thì mức thu nhập của Sale Director rất hấp dẫn. Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình của vị trí này như sau:

  • Mức lương trung bình: 57.1 triệu đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến: 23.2 – 44.1 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương thấp nhất – cao nhất: 10 – 232 triệu đồng/tháng.

>>> Tìm hiểu thêm: Chi tiết về lương giám đốc kinh doanh có cao như lời đồn

Bản mô tả công việc giám đốc kinh doanh

Vậy, công việc hàng ngày của vị trí giám đốc kinh doanh là gì? Dưới đây sẽ là một số nhiệm vụ thường gặp của vị trí này: 

Thiết lập các chiến lược bán hàng

Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của vị trí giám đốc Kinh doanh đấy chính là đưa ra các chiến lược bán hàng cho doanh nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ này họ cần:

  • Tìm hiểu và nắm rõ được các thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
  • Thu thập các thông tin liên quan đến thị trường, đối thủ cạnh tranh và thực hiện phân tích, tận dụng những thông tin đó một cách hiệu quả.
  • Dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và những thông tin đã thu thập trước, đưa ra những chiến lược bán hàng trong giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
  • Chịu trách nhiệm trong quá trình quản lý và giám sát kế hoạch chiến lược bán hàng được thực hiện.
  • Đối với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, vị trí này cũng cần phải thực hiện xem xét và điều hành hoạt động bán hàng tại các chi nhánh nếu được yêu cầu hỗ trợ.

>>> Xem thêm: CEO là chức danh gì? Ý nghĩa và vai trò của CEO trong công ty

giam-doc-kinh-doanh-topcv-2
Giám đốc kinh doanh là người sẽ đưa ra những chiến lược kinh doanh

Quản lý đội ngũ nhân sự kinh doanh

Bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn về hoạt động bán hàng, vị trí Sales Director cũng cần phải thực hiện một số các nhiệm vụ liên quan đến nhân sự. Bao gồm như sau:

  • Thực hiện lên các kế hoạch định hướng liên quan đến tuyển dụng và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên kinh doanh do mình quản lý.
  • Phối hợp với bộ phận nhân sự để tuyển dụng nhân viên mới.
  • Thực hiện giới thiệu và hướng dẫn cho nhân viên với trong quá trình tiếp xúc với công việc.
  • Thường xuyên có những kế hoạch đào tạo nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân viên hiện tại.
  • Thực hiện giám sát quá trình làm việc của nhân viên.
  • Đưa ra cách đánh giá hoặc phê duyệt liên quan đến vấn đề lương thưởng, quyết định thăng cấp hoặc sa thải đối với nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh.
  • Thực hiện kiểm tra và phê duyệt những đề án kinh doanh do nhân viên thuộc bộ phận của mình quản lý đề xuất.

>>> Xem thêm: C-level là gì? Tìm hiểu về nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp

Một vài nhiệm vụ hàng ngày khác

Ngoài những nhiệm vụ trên thì giám đốc Kinh doanh cũng sẽ cần thực hiện một số công việc khác. Bao gồm:

Chăm sóc khách hàng

  • Phối hợp cùng bộ phận chăm sóc khách hàng để đưa ra những kế hoạch đảm bảo sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ các nhân viên kinh doanh hoặc các bộ phận khác giải quyết các vấn đề khiếu nại liên quan đến hoạt động bán hàng, sóc khách hàng.

Tham mưu cho ban giám đốc

  • Vận dụng kiến thức chuyên môn để tham mưu cho ban giám đốc về những kế hoạch kinh doanh, phát triển thị trường phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ cho CEO trong những hoạt động liên quan đến kết nối đối tác trong kinh doanh.

Một số nhiệm vụ khác:

  • Phối hợp cùng các phòng ban liên quan để đảm bảo hoạt động kinh doanh bán hàng được diễn ra thuận lợi nhất.
  • Kê và kiểm tra lại các kết quả kinh doanh cũng như chỉ tiêu liên quan, trình báo cáo cho ban giám đốc kiểm tra và phê duyệt.

>>> Xem thêm: Mô tả công việc Giám đốc công nghệ thông tin đầy đủ và chi tiết nhất

giam-doc-kinh-doanh-topcv-3
Tham mưu về chiến lược kinh doanh là một nhiệm vụ của Sales Director

Vậy có thể thấy rằng, giám đốc kinh doanh là một vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm sẽ hữu ích cho bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng có thể tham khảo ngay TopCV.vn để tiếp cận với nhiều tin tức liên quan đến quản lý nhân sự và các cơ hội việc làm hấp dẫn hơn.

>>> Xem thêm: Giám Đốc Sáng Tạo Là Gì? Họ Làm Công Việc Gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *