Relationship Manager là gì? Chân dung của RM trong doanh nghiệp

Relationship Manager là gì? Chân dung của RM trong doanh nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm

Relationship Manager (RM) là một chức danh được sử dụng phổ biến hiện nay với nhiệm vụ chính là quản lý các mối quan hệ với khách hàng. Vậy, vị trí Relationship Manager là gì? Chân dung trong doanh nghiệp của Relationship Manager là gì? Hãy cùng Topviecquanly.vn giải đáp cụ thể trong bài viết Chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay nhé.

Relationship Manager là gì?

Relationship Manager (RM) là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, có trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. RM là người đại diện cho doanh nghiệp và là điểm liên lạc chính giữa khách hàng cùng các bộ phận khác trong công ty.

Trong doanh nghiệp, RM thường được chia thành 2 lĩnh vực là quản lý quan hệ khách hàng và quản lý quan hệ kinh doanh. Tuy vậy, nhìn chung 2 lĩnh vực này đều có mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, các bên liên quan. Từ đó giúp tối đa hóa giá trị cho các mối quan hệ đó, mang lại lợi nhuận và sự tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu ngay về Relationship Manager là gì?
Tìm hiểu ngay về Relationship Manager là gì?

Chân dung của Relationship Manager trong doanh nghiệp

Vậy, trong doanh nghiệp, chân dung của Relationship Manager là gì, được mô tả như thế nào? Hãy cùng theo dõi ở phần tiếp theo sau đây để xác định chính xác chân dụng của Relationship Manager là gì trong doanh nghiệp nhé.

Vai trò của RM với sự phát triển doanh nghiệp

Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, việc tạo dựng mối quan hệ uy tín, tốt đẹp với khách hàng, đối tác,… là điều rất quan trọng. Do đó, có thể thấy rằng, RM sẽ đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là phân tích chi tiết hơn để bạn có thể hiểu về những vai trò của Relationship Manager là gì trong doanh nghiệp, bao gồm:

Tạo, duy trì lòng trung thành của khách hàng

  • RM xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, tạo niềm tin và lòng trung thành.
  • Quản lý và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại, đảm bảo khách hàng hài lòng để có thể duy trì quan hệ lâu dài.

Tăng cường doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp

  • Relationship Manager sẽ đảm nhiệm vai trò tìm hiểu và phân tích nhu cầu của khách hàng. Từ đó đưa ra các giải pháp, sản phẩm phù hợp để tối đa hóa doanh số và lợi nhuận.
  • Đề xuất các dịch vụ, sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm, dịch vụ cũ để mở rộng thị trường và tăng cường doanh số bán hàng.

Đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp

  • RM đại diện cho doanh nghiệp, làm việc với khách hàng để xây dựng hình ảnh và uy tín của công ty.
  • Đảm bảo rằng các cam kết với khách hàng được thực hiện và công ty luôn đáp ứng được mong đợi của khách hàng.
Relationship Manager đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp
Relationship Manager đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm: Top 3 phần mềm hỗ trợ quản lý quan hệ khách hàng

Relationship Manager sẽ làm gì?

Relationship Manager sẽ cần phải thực hiện các công việc, nhiệm vụ liên quan để có thể hoàn thành tốt các vai trò mà mình đảm nhận. Vậy, những nhiệm vụ đó của Relationship Manager là gì? 

Trên thực tế, nhiệm vụ của Relationship Manager là gì sẽ còn tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo những nhiệm vụ cơ bản và phổ biến của vị trí này như sau:

Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng của Relationship Manager (RM) trong doanh nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ này, RM sẽ thực hiện các hoạt động sau:

  • Gặp gỡ khách hàng để hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ.
  • Giao tiếp chặt chẽ với khách hàng thông qua nhiều kênh liên lạc như cuộc gọi điện thoại, email, họp trực tiếp và mạng xã hội để duy trì sự liên lạc thường xuyên với khách hàng.
  • Theo dõi và đánh giá sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ.
RM cần xây dựng, duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác của doanh nghiệp
RM cần xây dựng, duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác của doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm: Cẩm nang giúp bạn xây dựng mối quan hệ khách hàng trong kinh doanh

Phân tích nhu cầu của khách hàng, đề xuất giải pháp phù hợp

Để phân tích nhu cầu của khách hàng và đề xuất giải pháp phù hợp, Relationship Manager thực hiện các hoạt động sau:

  • Tiếp xúc, tương tác với khách hàng để thu thập thông tin về nhu cầu và vấn đề của họ.
  • Lắng nghe và tạo ra một môi trường tin cậy để khách hàng có thể chia sẻ thông tin chi tiết về vấn đề mà họ đang gặp phải.
  • Sử dụng kiến thức, hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của công ty để phân tích thông tin khách hàng.
  • Trình bày các giải pháp đề xuất một cách rõ ràng, dễ hiểu cho khách hàng.
  • Giải thích lợi ích, giá trị của các giải pháp đề xuất, làm rõ cách chúng có thể giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Theo dõi hiệu quả của giải pháp đã đề xuất, đảm bảo rằng nó đáp ứng nhu cầu và giải quyết vấn đề của khách hàng.
Phân tích nhu cầu của khách hàng giúp RM hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt hơn
Phân tích nhu cầu của khách hàng giúp RM hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt hơn

Quản lý tài khoản, hỗ trợ khách hàng trong các giao dịch

Trong vai trò của mình, Relationship Manager không chỉ đảm nhận việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đề xuất giải pháp phù hợp, mà còn có trách nhiệm quản lý tài khoản, hỗ trợ khách hàng trong các giao dịch. Các hoạt động mà RM cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của mình như sau:

  • Theo dõi và quản lý tài khoản của khách hàng, đảm bảo rằng thông tin liên quan được cập nhật chính xác, đầy đủ.
  • Xem xét, đánh giá các hoạt động trong tài khoản để hiểu tình hình, nhu cầu của khách hàng.
  • Duy trì một hồ sơ khách hàng chi tiết để có cái nhìn toàn diện về lịch sử,  tương tác với khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm đảm bảo rằng quy trình giao dịch của khách hàng được thực hiện một cách chính xác, đúng hạn.
  • Làm việc với các bộ phận nội bộ, như kế toán, bộ phận giao dịch hoặc phòng hỗ trợ khách hàng để đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được xử lý một cách hiệu quả, kịp thời.
  • Liên lạc trực tiếp với khách hàng trong quá trình giao dịch và cung cấp hỗ trợ cần thiết.
  • RM có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến tài khoản, giao dịch của khách hàng trong phạm vi công việc của mình.
Trong một số trường hợp, RM cũng sẽ đảm nhiệm hỗ trợ giao dịch cho khách hàng
Trong một số trường hợp, RM cũng sẽ đảm nhiệm hỗ trợ giao dịch cho khách hàng

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về quản lý quan hệ khách hàng CRM nên biết

Giải quyết các vấn đề, xung đột với khách hàng

Để giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề, xung đột với khách hàng, Relationship Manager sẽ thực hiện những hoạt động như sau:

  • Nhận diện và đối mặt với các vấn đề, xung đột trong quá trình làm việc với khách hàng.
  • Lắng nghe, hiểu rõ vấn đề hoặc xung đột được khách hàng trình bày, tạo điều kiện để họ cảm thấy thoải mái chia sẻ mọi nguyên nhân, ý kiến của họ.
  • Phân tích tình huống, thu thập thông tin liên quan để hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ, tác động của vấn đề hoặc xung đột.
  • Tìm hiểu xung đột thông qua việc trao đổi thông tin với khách hàng, nội bộ hoặc các bên liên quan khác để có cái nhìn toàn diện về tình huống.
  • Chịu trách nhiệm tìm kiếm giải pháp hợp tác và xây dựng sự đồng thuận với khách hàng.
  • Đề xuất các giải pháp khả thi, thiết thực dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm của mình để giải quyết vấn đề hoặc xung đột một cách công bằng và tốt nhất cho cả hai bên.
  • Đảm bảo rằng mối quan hệ với khách hàng không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi vấn đề hoặc xung đột.
Relationship Manager cần biết cách giải quyết vấn đề, xung đột với khách hàng
Relationship Manager cần biết cách giải quyết vấn đề, xung đột với khách hàng

Phát triển kế hoạch, chiến lược để nâng cao hài lòng khách hàng

Để nâng cao hài lòng khách hàng, Relationship Manager cần phát triển kế hoạch và chiến lược cụ thể. Dưới đây là các bước cần thiết để thực hiện điều này:

  • Nghiên cứu, hiểu rõ về khách hàng, bao gồm các nhu cầu, mong muốn và mong đợi của họ. Thực hiện thông qua khảo sát, phỏng vấn khách hàng hoặc phân tích dữ liệu khách hàng.
  • Xác định các mục tiêu cụ thể, đo lường được để cải thiện hài lòng khách hàng, ví dụ như tăng tỷ lệ phản hồi khách hàng, giảm tỷ lệ rời bỏ khách hàng, tăng doanh số từ khách hàng hiện có,…
  • Dựa trên nghiên cứu và mục tiêu đã xác định, RM đề xuất các biện pháp cải thiện nhằm nâng cao hài lòng khách hàng.
  • Triển khai kế hoạch, chiến lược bằng cách xác định các hoạt động cụ thể và lên lịch thực hiện chúng.
  • Theo dõi hiệu quả của các biện pháp đã triển khai thông qua các chỉ số, đánh giá phản hồi từ khách hàng và các phản hồi trong quá trình làm việc với khách hàng.
  • Dựa trên đánh giá này, RM điều chỉnh và cải tiến kế hoạch và chiến lược để đạt được hiệu quả tốt nhất và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
RM cần xây dựng các chiến lược để nâng cao sự hài lòng của khách hàng
RM cần xây dựng các chiến lược để nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Relationship Manager có kỹ năng, phẩm chất gì?

Bên cạnh những nhiệm vụ, vai trò, để xác định được chân dung của Relationship Manager là gì, bạn cũng cần hiểu về những kỹ năng, phẩm chất mà vị trí này cần có. Vậy, những kỹ năng và phẩm chất cần có của Relationship Manager là gì, dưới đây sẽ là những yếu tố mà bạn cần biết:

  • Kỹ năng giao tiếp thuyết phục: Bao gồm khả năng giao tiếp mạnh mẽ, lắng nghe, thấu hiểu khách hàng. Thành thạo trong việc thuyết phục, đàm phán và giải quyết xung đột.
  • Kỹ năng quản lý thời gian, tổ chức công việc: Xử lý nhiều công việc cùng một lúc và đáp ứng các mục tiêu, thời hạn. Quản trị thời gian một cách hiệu quả để tối ưu hóa năng suất làm việc.
  • Sự tỉ mỉ và cẩn trọng trong xử lý thông tin khách hàng: Đảm bảo rằng thông tin khách hàng được xử lý, bảo mật một cách cẩn thận, chính xác.
  • Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của công ty để có thể tư vấn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Thường xuyên cập nhật kiến thức về ngành và xu hướng mới nhất để đảm bảo sự chuyên nghiệp.
  • Sự nhạy bén, linh hoạt trong phân tích, giải quyết vấn đề.
Relationship Manager cần có nhiều kỹ năng khác nhau
Relationship Manager cần có nhiều kỹ năng khác nhau

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chân dung của Relationship Manager là gì. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm kiếm cơ hội liên quan đến vị trí này, hãy truy cập ngay vào TopCV.vn

TopCV.vn đang là một trong nền tảng hàng đầu trong việc kết nối nhà tuyển dụng và ứng viên. Với hàng triệu việc làm từ các doanh nghiệp hàng đầu, TopCV.vn sẽ giúp bạn tiếp cận với những cơ hội tuyệt vời trong sự nghiệp của bạn. Hãy truy cập TopCV.vn ngay hôm nay và tìm kiếm công việc như ý!

Tìm hiểu thêm: 5 cấp độ lãnh đạo mà Manager cần biết để thành công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *