Quản lý bán hàng

Quản lý bán hàng là gì? Mô tả công việc quản lý bán hàng hiện nay

Chia sẻ kinh nghiệm

Quản lý bán hàng là vị trí quan trọng trong chuỗi cửa hàng kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, lợi nhuận cực lớn cho tổ chức. Vậy quản lý bán hàng là gì? Công việc chi tiết mà bạn phải thực hiện nếu ứng tuyển vị trí này là gì? Tất cả sẽ được Topviecquanly.vn giải đáp trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.

Quản lý bán hàng là gì?

Quản lý bán hàng là người phụ trách bộ phận bán hàng của các cửa hàng, doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ giám sát hoạt động bán hàng của toàn bộ nhân viên cũng như trực tiếp hỗ trợ bộ phận bán hàng để mang lại doanh thu, lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Vị trí quản lý có vai trò mấu chốt trong sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp bởi họ là đầu tàu dẫn dắt các nhân viên bán hàng. Không chỉ vậy, quản lý nhân viên bán hàng cũng là người điều phối hàng hóa, triển khai các hoạt động Marketing, chương trình khuyến mãi hiệu quả nhằm duy trì sự tăng trưởng lợi nhuận cho cửa hàng.

>>> Xem thêm: Những phần mềm quản lý bán hàng miễn phí bạn nên biết

 Quản lý bán hàng là người phụ trách bộ phận bán hàng của các cửa hàng, doanh nghiệp
Quản lý bán hàng là người phụ trách bộ phận bán hàng của các cửa hàng, doanh nghiệp

Mô tả công việc Quản lý bán hàng

Công việc cụ thể của quản lý nhân viên bán hàng sẽ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cũng như quy mô, số lượng nhân viên cửa hàng, chi nhánh. Với những cửa hàng lớn thì ngoài Cửa hàng trưởng, công việc quản lý cửa hàng sẽ được phân chia cho Quản lý – Giám sát bán hàng và Trưởng nhóm bán hàng cùng phụ trách.

Tuy vậy, dưới đây là những trách nhiệm chung mà bất cứ Quản lý bán hàng nào cũng phải thực hiện:

  • Lên kế hoạch triển khai và quản lý các hoạt động bán hàng để đảm bảo mục tiêu doanh thu mà công ty, cửa hàng đã đề ra từ đầu tháng, quý, năm.
  • Thực hiện các công việc quản lý, giám sát nhân viên bán hàng và hỗ trợ nhân viên tối đa để hoàn thành tốt mục tiêu đã đặt ra.
  • Đề xuất các ý tưởng, chiến lược, chương trình kinh doanh hiệu quả để đạt được mục tiêu cửa hàng đã đề ra.
  • Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng và chủ động tiếp cận với những khách hàng này để gia tăng doanh thu cho cửa hàng. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ lẫn khách hàng mới đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng.
  • Điều hành nguồn nhân sự trong cửa hàng, giải quyết các vấn đề liên quan như: tuyển dụng, phỏng vấn, đánh giá nhân viên và thực hiện khen thưởng, phê bình nhân viên theo tuần, tháng.
  • Thực hiện các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên theo các chương trình doanh nghiệp đặt ra. 
  • Đo lường hiệu quả của các chương trình quảng cáo, Marketing đã và đang thực hiện. Từ đó đưa ra các phương án thay đổi, tối ưu hiệu quả bán hàng.
  • Chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề khiếu nại, phản hồi từ khách hàng nhanh chóng và hợp lý nhất. Quản trị rủi ro kịp thời để đảm bảo uy tín, chất lượng, danh tiếng của cửa hàng, công ty.
  • Thực hiện báo cáo doanh thu, hiệu quả của hoạt động bán hàng theo tuần, tháng lên ban lãnh đạo.

>>> Xem thêm: Kỹ năng quản lý bán hàng và quản lý nhân viên bán hàng không thể bỏ qua

 Công việc chính của quản lý bán hàng là lên kế hoạch triển khai và quản lý các hoạt động bán hàng để đảm bảo mục tiêu doanh thu 
Công việc chính của quản lý bán hàng là lên kế hoạch triển khai và quản lý các hoạt động bán hàng để đảm bảo mục tiêu doanh thu 

Yêu cầu vị trí Quản lý nhân viên bán hàng

Vị trí Quản lý bán hàng có vai trò mấu chốt trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp khi tuyển Quản lý bán hàng thường có nhiều yêu cầu chuyên môn bắt buộc ứng viên phải đáp ứng. Cụ thể những kỹ năng mà bạn cần rèn luyện nếu muốn ứng tuyển vị trí này là:

Kỹ năng bắt buộc

  • Trình độ học vấn: thực tế, vị trí Quản lý cửa hàng không yêu cầu ứng viên có trình độ học vấn Cử nhân đại học. Tuy nhiên nếu bạn tốt nghiệp từ các trường Đại học, Cao đẳng thì sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn.
  • Kinh nghiệm làm việc: để đảm nhận vị trí quản lý, bạn cần có kinh nghiệm làm việc trong ngành bán hàng từ 3-5 năm. 
  • Am hiểu công nghệ: quản lý bắt buộc phải am hiểu các phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng CRM và các phần mềm tin học văn phòng khác để đảm bảo hiệu quả công việc.
  • Khả năng lãnh đạo, quản lý: đây là kỹ năng bắt buộc mà bạn cần rèn luyện nếu muốn ứng tuyển vị trí quản lý cửa hàng để có thể giám sát, vận hành toàn bộ hoạt động của cửa hàng, chi nhánh.

>>> Xem thêm: Những cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả cần biết

 Quản lý bán hàng bắt buộc phải có kỹ năng lãnh đạo và kinh nghiệm làm việc lâu dài trong ngành
Quản lý bán hàng bắt buộc phải có kỹ năng lãnh đạo và kinh nghiệm làm việc lâu dài trong ngành

Kỹ năng tạo lợi thế cạnh tranh

  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Mức lương của Quản lý bán hàng là bao nhiêu?

Thực tế, mức lương của vị trí Quản lý cửa hàng sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: mức lương cứng và mức thưởng khi đạt doanh thu. Mức lương trung bình trên thị trường của vị trí này sẽ giao động từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên mức tổng thu nhập mà bạn có thể nhận được nếu đạt KPI có thể lên tới 20 – 30 triệu đồng/ tháng. Đây là mức thu nhập khá cao so với những ngành nghề khác hiện nay.

Trên đây là bản mô tả công việc cụ thể về vị trí Quản lý bán hàng tại các cửa hàng, hệ thống bán lẻ hiện nay. Mong rằng bạn đã hiểu rõ về vị trí này và có sự chuẩn bị kỹ càng nhất cho buổi phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn thành công và đạt được vị trí mà mình mong đợi.

>>> Truy cập TopCV.vn để cập nhật hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm quản lý mới mỗi ngày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *