Ngành quản lý nhân sự

Ngành Quản Lý Nhân Sự Là Gì? Có Nên Học Ngành Quản Lý Nhân Sự?

Chia sẻ kinh nghiệm

Nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó, việc quản lý nhân sự hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có thể tăng trưởng tốt hơn. Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành quản lý nhân sự là gì, bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây của Topviecquanly.vn sẽ giải đáp cho bạn.

Ngành quản lý nhân sự là gì?

Ngành quản lý nhân sự, hay còn có các tên gọi khác như quản trị nhân sự, quản trị nhân lực (Human Resource Management), là ngành có nhiệm vụ chính là khai thác, tìm kiếm và áp dụng chuyên môn để quản lý hiệu quả nguồn lực con người của doanh nghiệp. Hiện tại, đây đang là một ngày ngày càng có nhiều vai trò quan trọng hơn với doanh nghiệp.

Một đội ngũ nhân sự giỏi, cống hiến hết mình sẽ giúp cho doanh nghiệp có được tốc độ tăng trưởng tốt hơn. Do đó, quản lý nhân sự được ra đời và đảm nhiệm vai trò quan trọng này.

>>> Xem thêm: Quản lý nhân sự bao gồm những việc gì? Lương cao không?

Quản lý nhân sự đang đóng vai trò quan trọng với các doanh nghiệp
Quản lý nhân sự đang đóng vai trò quan trọng với các doanh nghiệp

Có nên học ngành quản lý nhân sự không?

Để giải đáp có nên học ngành quản lý nhân sự hay không, bạn sẽ cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này bao gồm nội dung kiến thức bạn được đào tạo là gì? Sau khi ra trường làm công việc gì? Yêu cầu như thế nào? Mức thu nhập ra sao? Cụ thể như sau:

Những kiến thức của ngành quản lý nhân sự

Mục tiêu chung của các chương trình đào tạo quản lý nhân sự là giúp người học có được trí tuệ, nhân cách tốt. Sau đó, có thể phát huy được tư duy khoa học, tăng năng lực tổ chức, bản lĩnh kinh doanh tốt hơn.

Tùy thuộc vào bạn lựa chọn trường đào tạo quản lý nhân sự nào, các kiến thức được học cũng sẽ có một số sự khác biệt. Tuy vậy, hầu hết sẽ bao gồm những nhóm kiến thức sau:

Mục tiêu về kiến thức – sau khi tốt nghiệp cần:

  • Hiểu biết về con người nói chung, nguồn nhân lực nói riêng.
  • Nắm rõ được các nguyên lý căn bản liên quan đến quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị doanh nghiệp.
  • Hiểu về cơ cấu tổ chức. Có thể nắm và tạo ra các nguyên tắc phù hợp với tổ chức, công ty, hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
  • Hiểu về các nguyên lý, nội dung, phương pháp, nguyên tắc trong quản trị nhân lực.
  • Hiểu về cách thức, quy trình để quản lý nhân sự tại doanh nghiệp như thế nào.
  • Nắm vững các kiến thức pháp luật, nghị định, quy định liên quan đến quản lý nhân sự, ký kết lao động.

Mục tiêu về kỹ năng – sau khi tốt nghiệp cần:

  • Thành thạo và có các chứng chỉ liên quan đến tin học văn phòng, các phần mềm quản trị nhân sự.
  • Có trình độ ngoại ngữ, ví dụ như trình độ tiếng anh B1.
  • Có trang bị cơ bản các kỹ năng như làm việc nhóm, làm việc độc lập, giao tiếp ứng xử, thuyết trình, đàm phán.
  • Có kỹ năng soạn thảo văn bản tốt.
  • Có kỹ năng hoạt định chiến lược, lập được kế hoạch để phát triển nguồn nhân sự cho doanh nghiệp.
  • Có khả năng xây dựng, đánh giá, phân tích các chính sách liên quan đến nhân lực, lao động.
  • Có kỹ năng tổng hợp, phân tích được tình hình nhân lực của doanh nghiệp, từ đó đánh giá và đưa ra những giải pháp để giải quyết chúng.

>>> Xem thêm: 9 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả người quản lý nên biết

Bạn sẽ được đào tạo các kiến thức, kỹ năng quản lý nhân sự tại trường học
Bạn sẽ được đào tạo các kiến thức, kỹ năng quản lý nhân sự tại trường học

Công việc sau khi ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành quản lý nhân sự, bạn có thể làm việc ở những vị trí như:

Chuyên viên tuyển dụng: Công việc chính sẽ gồm những hoạt động tìm kiếm nhân sự, phỏng vấn, sắp xếp nhân sự đã phỏng vấn:

Chuyên viên truyền thông nội bộ: Truyền thông hình ảnh của doanh nghiệp đến nhân sự nội bộ của doanh nghiệp. Xử lý mối quan hệ nội bộ hợp lý, linh hoạt khi có xung đột xảy ra.

Chuyên viên hành chính nhân sự: Thực hiện những công việc như lễ tân doanh nghiệp, văn phòng, sắp xếp, quản lý giấy tờ hành chính, hồ sơ nhân sự.

Chuyên viên chính sách – lương: Chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến lương, chế độ đãi ngộ, các chính sách của doanh nghiệp.

Chuyên viên tư vấn nhân sự: Thực hiện lên các kế hoạch, chiến lược hoạch định nhân sự, đào tạo các nhân sự mới, phân bổ công việc hợp lý.

Headhunter: Là vị trí phổ biến ở các công ty tuyển dụng, việc làm. Họ sẽ đảm nhiệm vai trò đi tuyển dụng nhân sự, tìm kiếm ứng viên cho doanh nghiệp khách hàng của họ.

Từ những vị trí chuyên viên này, bạn có thể phấn đấu, tích lũy thêm kinh nghiệm trong ngành nhân sự của mình. Sau đó có thể thăng tiến lên những vị trí cao hơn như quản lý nhân sự, trưởng phòng nhân sự hoặc cao hơn là giám đốc nhân sự,…

>>> Xem thêm: Trưởng phòng nhân sự là gì? Công việc có vất vả không?

Mức thu nhập của ngành quản lý nhân sự

Tùy thuộc vào từng vị trí, mức lương của ngành quản lý nhân sự sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình được ghi nhận như sau:

  • Chuyên viên tuyển dụng: 7.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng.
  • Chuyên viên nhân sự: 7.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng.
  • Chuyên viên phúc lợi, tiền lương: 8.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng.
  • Giám sát nhân sự: 10.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng.
  • Phó phòng nhân sự: 12.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng.
  • Trưởng phòng nhân sự: 15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng.
  • Giám đốc nhân sự: 20.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng.
Mức lương ngành quản lý nhân sự phụ thuộc vào vị trí làm việc
Mức lương ngành quản lý nhân sự phụ thuộc vào vị trí làm việc

Trên đây là một số thông tin liên quan đến ngành quản lý nhân sự. Nếu bạn yêu thích công việc liên quan đến quản trị con người, quản lý nhân lực, đây có thể là một ngành mà bạn có thể cân nhắc. Tuy vậy, quản lý nhân sự cũng đang là ngành có mức độ cạnh tranh khá cao hiện nay. Vì vậy, hãy tham khảo thêm các thông tin khác để có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp.

>>> Truy cập TopCV.vn để cập nhật hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm quản lý mới mỗi ngày

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *