PMC là gì? Tổng hợp kiến thức và kỹ năng một PMC cần có

PMC là gì? Tổng hợp kiến thức và kỹ năng một PMC cần có

Chia sẻ kinh nghiệm

Để quản lý dự án nội bộ/bên ngoài hiệu quả hơn, đã có nhiều doanh nghiệp cần đến sự giúp đỡ của  PMC. Vậy, PMC là gì? Vì sao PCM quan trọng? Các kiến thức, kỹ năng cần có của PMC là gì? Cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết Chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay nhé.

Khái niệm về PMC là gì?

PMC – Project Management Consultant – Tư vấn quản lý dự án là vị trí cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong việc lập kế hoạch, triển khai, hoàn thiện các dự án. Vai trò của PMC là đảm bảo rằng dự án được thực hiện theo kế hoạch, đạt được kết quả mong đợi.

PMC là vị trí tư vấn quản lý dự án
PMC là vị trí tư vấn quản lý dự án

Tầm quan trọng của PMC là gì?

Vai trò của PMC rất quan trọng trong quản lý dự án vì họ mang đến kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Dưới đây là một số vai trò mà PMC sẽ đóng góp cho quá trình quản lý dự án:

  • Chuyên môn, kiến thức: PMC có hiểu biết rộng về quy trình quản lý dự án, phương pháp, công cụ quản lý. Họ đóng vai trò tư vấn trong việc xác định, thiết lập quy trình quản lý dự án hiệu quả.
  • Vai trò khách quan: PMC là người bên ngoài tổ chức, do đó, họ có khả năng nhìn nhận vấn đề và đưa ra giải pháp từ góc nhìn khách quan. Giúp loại bỏ tính thiên vị cá nhân trong quá trình triển khai dự án.
  • Vai trò chuyên sâu: PMC tập trung chủ yếu vào quản lý dự án, giúp giảm áp lực và tăng hiệu suất của nhóm dự án.
  • Vai trò cung cấp kinh nghiệm: PMC đã có kinh nghiệm làm việc trên nhiều dự án khác nhau, từ đó họ tích lũy được những phương pháp, thực tiễn quản lý dự án hiệu quả.
PCM sẽ đóng vai trò cung cấp kiến thức, sự khách quan trong quản lý dự án
PCM sẽ đóng vai trò cung cấp kiến thức, sự khách quan trong quản lý dự án

Kiến thức chuyên môn PMC cần có

Vậy, những kiến thức chuyên môn cần có của một PMC là gì? Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, quy mô dự án mà kiến thức chuyên môn cần có của PMC là gì sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo một số kiến thức, kỹ năng chuyên môn cơ bản của vị trí này như sau:

Hiểu về quản lý dự án, quy trình quản lý dự án

Đầu tiên, để có thể trở thành PMC, bạn cần hiểu về quản lý dự án, các giai đoạn, quy trình để quản lý dự án là như thế nào. Cụ thể như sau:

Hiểu về các giai đoạn của dự án 

  • PMC cần có kiến thức vững về các giai đoạn phổ biến của dự án. Mỗi dự án thường đi qua các giai đoạn như khởi đầu, lập kế hoạch, triển khai, kiểm soát và đánh giá. 
  • Hiểu rõ về mỗi giai đoạn và các hoạt động đi kèm trong từng giai đoạn sẽ giúp PMC xác định được công việc cần thực hiện, nguồn lực cần sử dụng, thời gian dự kiến cho mỗi giai đoạn.

Quy trình quản lý dự án

  • PMC cần nắm vững quy trình quản lý dự án để áp dụng chúng trong các dự án cụ thể. Một quy trình quản lý dự án chuẩn thường bao gồm các bước như lập kế hoạch, thực thi, kiểm soát, đánh giá. 
  • PMC cần hiểu cách xác định mục tiêu dự án, lập lịch trình, phân công nhiệm vụ, theo dõi tiến độ, kiểm tra chất lượng, quản lý rủi ro, tương tác với các bên liên quan.
Để có thể trở thành PMC, bạn cần hiểu về quản lý dự án
Để có thể trở thành PMC, bạn cần hiểu về quản lý dự án

Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ trong quản lý dự án

Nắm vững các khái niệm và thuật ngữ trong quản lý dự án là rất quan trọng đối với một PMC. Ví dụ như các khái niệm, thuật ngữ về WBS (Work Breakdown Structure), ROI (Return on Investment), Risk Assessment (Đánh giá rủi ro), KPIs (Key Performance Indicators),… Khi PMC hiểu được các khái niệm, thuật ngữ trong quản lý dự án, họ có thể:

  • Hiểu rõ thông điệp: Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ giúp PMC hiểu rõ thông điệp, truyền đạt ý kiến, thông tin một cách chính xác, hiệu quả.
  • Đánh giá và đo lường: Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ trong quản lý dự án giúp PMC đánh giá, đo lường tiến độ, chất lượng, hiệu suất của dự án hiệu quả hơn.
  • Quản trị rủi ro hiệu quả hơn: Khi nắm vững khái niệm, thuật ngữ, PMC có thể nhanh chóng nhận diện, đánh giá các yếu tố rủi ro trong dự án. Từ đó xây dựng kế hoạch để giảm thiểu tác động của các rủi ro đó.

Kiến thức về các phương pháp, công cụ quản lý dự án

PMC cần am hiểu về các phương pháp quản lý dự án như Agile, Waterfall,… Họ cũng nên biết sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý dự án như Microsoft Project, Jira, Trello, và Gantt Chart. Những phương pháp, công cụ này sẽ giúp PMC:

  • Tối ưu hóa hiệu quả: Kiến thức về các phương pháp quản lý dự án giúp PMC lựa chọn phương pháp phù hợp với từng loại dự án và yêu cầu cụ thể. Bên cạnh đó, PMC cũng có thể tận dụng sự hiệu quả của các phương pháp này để đảm bảo dự án được thực hiện một cách hiệu quả, đạt được kết quả tốt nhất.
  • Quản lý dự án toàn diện: Kiến thức về các công cụ quản lý dự án giúp PMC tổ chức, kiểm soát các khía cạnh khác nhau của dự án. Các công cụ này cũng giúp PMC có cái nhìn tổng quan về dự án, giúp quản lý các hoạt động một cách hiệu quả.
Hiểu về các phương pháp quản lý dự án là một kiến thức mà PMC cần có
Hiểu về các phương pháp quản lý dự án là một kiến thức mà PMC cần có

Hiểu về các quy định, chuẩn mực liên quan đến quản lý dự án

Kiến thức về các chuẩn mực, quy trình quản lý dự án như PRINCE2 (Projects IN Controlled Environments), PMBOK (Project Management Body of Knowledge),… sẽ giúp PMC áp dụng các tiêu chuẩn và phương pháp quản lý dự án chuyên nghiệp. Nắm vững các chuẩn mực này cũng giúp PMC xác định các pha, quy trình, bước tiếp theo trong dự án, đảm bảo rằng dự án tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quan trọng.

Kỹ năng cần có của PMC là gì?

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, PMC cũng cần sở hữu thêm các kỹ năng quan trọng khác để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Vậy, những kỹ năng cần có của PMC là gì, cùng theo dõi ngay ở phần tiếp theo của bài viết nhé.

Kỹ năng quản lý dự án của PMC

Đây là kỹ năng quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi tìm hiểu về vấn đề những kỹ năng cần có của PMC là gì. Trong kỹ năng quản lý dự án, hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lập kế hoạch dự án và quản lý nguồn lực: Khả năng xác định yêu cầu, thiết lập mục tiêu, lập lịch trình, quản lý nguồn lực để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và ngân sách.
  • Kiểm soát tiến độ, chất lượng dự án: Theo dõi tiến độ của dự án, đảm bảo rằng các công việc được hoàn thành đúng hạn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
  • Quản lý quan hệ, khách hàng và các bên liên quan: PMC cần phải có khả năng xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và các bên liên quan, và đáp ứng các yêu cầu, mong đợi của họ.
Kỹ năng quản lý dự án rất quan trọng với vị trí PMC
Kỹ năng quản lý dự án rất quan trọng với vị trí PMC

Kỹ năng phân tích và giải quyết rủi ro của PMC

Với vai trò là một chuyên gia tư vấn, trong quá trình làm việc, phân tích và giải quyết, quản lý rủi ro dự án sẽ là kỹ năng rất cần thiết của PMC. Đối với kỹ năng này, bạn cần lưu ý một số yếu tố như sau:

  • Phân tích các yêu cầu và nhu cầu của dự án: Khả năng PMC có thể hiểu và phân tích yêu cầu của khách hàng,các bên liên quan để đảm bảo dự án đáp ứng được mục tiêu, mong đợi.
  • Xác định và giải quyết các rủi ro, vấn đề trong dự án: PMC phải có khả năng nhận diện, ưu tiên các rủi ro và vấn đề, đồng thời đề xuất các giải pháp, quyết định để đối phó với chúng.
  • Đưa ra các phương án, quyết định thông minh cho dự án: PMC cần có khả năng đánh giá các tùy chọn, đưa ra các phương án, quyết định thông minh dựa trên thông tin có sẵn, mục tiêu của dự án.
PMC cần phải nhận diện và giải quyết các rủi ro trong dự án
PMC cần phải nhận diện và giải quyết các rủi ro trong dự án

Kỹ năng mềm cần có của PMC là gì?

Bên cạnh những kỹ năng cần thiết trên, một PMC muốn thành công cũng cần phải rèn luyện kỹ năng mềm của mình hiệu quả. Vậy, những kỹ năng mềm cần có của PMC là gì? Dưới đây sẽ là một số kỹ năng mà bạn có thể tham khảo:

  • Kỹ năng lãnh đạo quản lý nhóm: Bao gồm khả năng lãnh đạo, quản lý nhóm dự án, quản lý thời gian, phân bổ nhiệm vụ, khuyến khích sự cộng tác và phát triển tiềm năng của các thành viên nhóm.
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hiệu quả: Bao gồm khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, hiệu quả, cả trong việc thuyết trình, giao tiếp hàng ngày. Đặc biệt, trong kỹ năng giao tiếp sẽ cần cả yếu tố giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng văn bản.
  • Kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo: PMC cần có khả năng tư duy phản biện, đặt câu hỏi, tìm kiếm giải pháp sáng tạo, đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình quản lý dự án.
PCM cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng, các bên liên quan
PCM cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng, các bên liên quan

Kỹ năng giải quyết xung đột và xử lý khó khăn

Trong quá trình thực hiện tư vấn dự án cho các doanh nghiệp, xung đột là điều khó tránh khỏi. Do đó, PMC sẽ cần có khả năng giải quyết xung đột, xử lý khó khăn linh hoạt. Đối với kỹ năng này, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Cần có tính chuyên nghiệp cao trong công việc, tuân thủ các nguyên tắc và quy định đạo đức nghề nghiệp. 
  • Phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định quản lý dự án, bao gồm việc đảm bảo công bằng, minh bạch, trách nhiệm trong việc quản lý nguồn lực, tiến độ và chất lượng của dự án.
  • Cần có khả năng thích ứng với sự thay đổi, biến động trong dự án cũng như trong môi trường làm việc.
  • PMC cần không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình để theo kịp xu hướng và tiến bộ trong lĩnh vực quản lý dự án.
Xung đột là điều khó tránh khỏi trong quản lý dự án
Xung đột là điều khó tránh khỏi trong quản lý dự án

Tóm lại, để trở thành một PMC giỏi, bạn sẽ cần phải thường xuyên rèn luyện, học hỏi về kiến thức chuyên môn, phát triển về các kỹ năng cần thiết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí PMC là gì và những vấn đề liên quan đến vị trí này.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm trong lĩnh vực PMC – Project Management Consultant, hãy truy cập vào TopCV.vn ngay để tiếp cận ngay với các tin tuyển dụng đa dạng từ nhiều doanh nghiệp uy tín. Với công nghệ tuyển dụng hiện đại, TopCV.vn sẽ là “điểm kết nối” lý tưởng để bạn tìm kiếm công việc mơ ước và xây dựng sự nghiệp thành công. Đừng bỏ lỡ cơ hội, hãy truy cập TopCV.vn ngay hôm nay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *