Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, tầm ảnh hưởng của những người quản lý, lãnh đạo đứng đầu công ty luôn là rất lớn. Những sách lược do ban lãnh đạo đưa ra quyết định sự thành bại của đơn vị. Cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu ban lãnh đạo được xác định là chịu trách nhiệm gì với bài viết dưới đây.
Ban lãnh đạo là gì?
Ban lãnh đạo là một nhóm cá nhân được bầu bởi các cổ đông để giám sát hoạt động và đưa ra quyết định quan trọng ảnh hưởng đến định hướng và thành công của công ty.
Ban giám đốc có nhiệm vụ thiết lập định hướng chiến lược của công ty, các chính sách và thủ tục, đồng thời đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ những yêu cầu pháp lý và quy định của pháp luật. Đội ngũ nhân sự lãnh đạo này chịu trách nhiệm trước các cổ đông của công ty và hành động vì lợi ích cao nhất của công ty cũng như các bên liên quan.
>>> Xem thêm: C-level là gì? Tìm hiểu về nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp
Tại sao ban lãnh đạo có vai trò quan trọng?
Là những nhân sự đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức, ban lãnh đạo đóng vai trò chịu trách nhiệm định hướng, điều hành mọi hoạt động của công ty. Theo đó, những vai trò mà nhân sự lãnh đạo đảm nhiệm sẽ gồm:
Vai trò định hướng
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có những mục tiêu và chiến lược phù hợp nhằm đạt được các kế hoạch đề ra trước đó. Đội ngũ lãnh đạo có đường lối phát triển đúng đắn sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc định hình và thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp trở nên tích cực. Từ đó, hiệu quả công việc, năng suất làm việc ngày một tăng cao và đảm bảo khả năng hoàn thành kế hoạch đề ra.
Quản lý nhân sự
Để kế hoạch, mục tiêu công việc đạt kết quả tốt nhất, duy trì đội ngũ nhân sự cũng là một vai trò không thể thiếu của người lãnh đạo. Các kế hoạch đào tạo, nâng cao và phát triển năng lực của nhân viên sẽ là thước đo chính xác cho vai trò quan trọng của ban lãnh đạo đối với doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: 9 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả người quản lý nên biết
Giao tiếp
Nghệ thuật giao tiếp cũng là một yếu tố giúp người lãnh đạo thể hiện được vai trò quan trọng của bản thân. Thông qua việc truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp, ban lãnh đạo sẽ tạo được niềm tin và mang đến sự động viên, khích lệ cho nhân viên nỗ lực hơn trong công việc. Thông qua giao tiếp, đội ngũ lãnh đạo cũng sẽ đóng vai trò là người tạo ra vị thế, chỗ đứng của doanh nghiệp đối với đối tác và khách hàng.
Quản lý nguồn tài chính
Một yếu tố khác cho thấy được tầm quan trọng của ban lãnh đạo trong công ty đó là vai trò quản lý tài chính. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển cũng đều cần có nguồn tài chính vững vàng và nhiệm vụ phân bổ nguồn lực kinh tế cho sự phát triển của công ty chính là đội ngũ nhân sự lãnh đạo cấp cao.
>>> Xem thêm: Giám đốc tài chính làm gì? Mức thu nhập có cao không?
Ban lãnh đạo được xác định là chịu trách nhiệm gì?
Việc xác định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm giúp ban lãnh đạo có thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Theo đó, ban lãnh đạo được xác định chịu trách nhiệm:
Định hướng chiến lược phát triển công ty
Để duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển, doanh nghiệp cần có những định hướng cụ thể, phù hợp với tình hình hiện tại. Đây là một trong những trách nhiệm quan trọng của đội ngũ lãnh đạo nhằm tìm kiếm giải pháp, hướng đi đúng đắn hướng đến các mục tiêu đã đề ra và hoàn thành chúng. Chỉ khi thực hiện được những chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp mới đảm bảo sự phát triển để sẵn sàng tìm kiếm thử thách mới hay đơn giản là đương đầu với những khó khăn phía trước.
Khi định hướng chiến lược cần đảm bảo sự chính xác bởi những quyết định này của ban lãnh đạo có thể gây ảnh hưởng đến người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Tầm nhìn lãnh đạo là gì? Tác động như thế nào với doanh nghiệp?
Xây dựng chính sách, thủ tục trong hoạt động doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn có môi trường làm việc tích cực cần có đội ngũ nhân sự tuân thủ các chính sách, thủ tục được quy định rõ ràng, công khai và minh bạch. Điều này đòi hỏi trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc hoàn thiện các quy định, chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh như quản lý rủi ro, báo cáo tài chính, vấn đề đạo đức hay trách nhiệm đối với xã hội. Bên cạnh việc bổ sung, cải thiện các thủ tục, chính sách này, ban lãnh đạo cần đảm bảo tính thực tiễn và duy trì thực hiện nhằm mang đến kết quả tốt nhất.
Ban lãnh đạo có trách nhiệm giám sát hoạt động công ty
Bên cạnh việc xây dựng, thiết lập định hướng, thể chế hoạt động, đội ngũ lãnh đạo cần thường xuyên giám sát các hoạt động trong quá trình vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, các báo cáo tài chính, nhân sự sẽ là thông tin giúp ban lãnh đạo nắm bắt được tình hình doanh nghiệp và có thể đưa ra những đường lối cụ thể nhằm cải thiện tình hình cũng như nâng cao năng lực kinh doanh. Không chỉ vậy, ban lãnh đạo cần đảm bảo công ty hoạt động theo các yêu cầu pháp lý và quy định, luật lệ của nhà nước.
>>> Tìm hiểu thêm: 5 cấp độ lãnh đạo phổ biến hiện nay mà nhà quản lý nên biết
Tuyển dụng, đánh giá nhân sự cấp cao
Để đảm bảo chất lượng nguồn lực cho doanh nghiệp, ban lãnh đạo cũng trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng, đánh giá đội ngũ nhân sự cấp cao trong các kỳ tuyển mộ của đơn vị.
Đội ngũ ban lãnh đạo cũng cần tham gia vào quá trình xây dựng bộ máy quản lý cấp cao, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ban lãnh đạo sẽ có trách nhiệm tìm kiếm, tuyển dụng các cấp quản lý được trang bị kỹ năng và có kinh nghiệm quản lý, điều hành từng bộ phận trong công ty. Đồng thời họ cũng là người tham gia vào khâu đánh giá nhân sự trước khi tuyển dụng nhằm đảm bảo tuyển đúng người, đúng việc.
Những tố chất cần có của thành viên ban lãnh đạo
Để trở thành một nhân sự trong ban lãnh đạo, bên cạnh tài năng, ứng viên cần phải có một số tố chất để có thể gánh vác trách nhiệm của người đứng đầu, dẫn dắt toàn thể nhân sự trong bộ máy doanh nghiệp hướng đến những mục tiêu phát triển. Theo đó, thành viên ban lãnh đạo cần có:
Khả năng lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo là một trong những tố chất không thể thiếu mà bất kỳ người quản lý nào cũng cần. Thông qua đó, nhân sự trong đội ngũ lãnh đạo mới có thể thực hiện tốt công việc quản trị như phân chia công việc, điều hành, giám sát hoạt động của các bộ phận trực thuộc. Chỉ khi đảm bảo mọi công việc diễn ra thông suốt, trơn tru, doanh nghiệp mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra và đưa doanh nghiệp phát triển hơn.
Có tầm nhìn sâu rộng
Thành viên trong ban lãnh đạo cũng cần có tầm nhìn xa trông rộng và nắm bắt nhanh nhạy những biến động của thị trường trong tương lai. Với sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày một diễn ra khốc liệt, những hành động cụ thể giúp doanh nghiệp đi trước đối thủ hoặc đi tắt đón đầu xu thế mới cũng sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty sau này.
Tận dụng nhân tài
Nền tảng để doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển đó là con người. Chính vì vậy, ban lãnh đạo cần là những người biết tận dụng và khai thác sức mạnh của mọi nhân sự trong doanh nghiệp. Việc tạo điều kiện tối đa để mỗi nhân viên có thể phát huy thế mạnh của bản thân nhằm đóng góp cho sự phát triển chung của tập thể là một trong những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo tài giỏi không thể thiếu.
>>> Tìm hiểu thêm: Top 9 bí quyết làm sếp khiến nhân viên tâm phục khẩu phục
Làm sao để trở thành nhà lãnh đạo tốt?
Bên cạnh việc sở hữu các tố chất của nhà lãnh đạo, ứng viên muốn trở thành một phần của ban lãnh đạo cũng cần trau dồi thêm kỹ năng, năng lực thích hợp để đóng góp cho sự phát triển chung của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo tốt sẽ cần:
Nâng cao nhận thức bản thân
Là người lãnh đạo, bạn sẽ phải là tấm gương cho mọi nhân sự cấp dưới noi theo. Chính vì thế, việc tự nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như tầm ảnh hưởng của bản thân với nhân viên sẽ giúp người lãnh đạo có thay đổi nhằm nâng cao vị thế của mình tại công ty. Chỉ khi đó, những tích cực trong hiệu suất công việc mới có thể tăng cao và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp
Đối với ban lãnh đạo, khả năng giao tiếp sẽ là cách kết nối hiệu quả nhất với các thành viên trong công ty. Chính vì thế, ứng viên cần trau dồi khả năng giao tiếp của bản thân để có thể truyền đạt tốt hơn những thông điệp, sứ mệnh và tầm nhìn của đội ngũ quản lý cao nhất của doanh nghiệp đến toàn bộ nhân sự trong bộ máy tổ chức.
Không ngại thay đổi
Trong kinh doanh, việc thay đổi phù hợp với tình hình doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Ban lãnh đạo cũng cần có sự tiếp thu, ghi nhận những thay đổi mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp từ đóng góp của đội ngũ nhân viên.
Thể hiện thái độ tích cực
Trong bất kỳ tình huống nào, ban lãnh đạo cần có cái nhìn tích cực thông qua cách tiếp cận, giải quyết vấn đề. Qua đó, không chỉ đưa ra được giải pháp tốt nhất cho mọi vấn đề gặp phải mà còn lan tỏa thái độ tích cực nhằm nâng cao tinh thần cho toàn bộ nhân sự.
>>> Xem thêm: Bí kíp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc dành cho người lãnh đạo
Với một số thông tin cụ thể về ban lãnh đạo trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm tổng hợp, hy vọng sẽ giúp cho những ứng viên đã, đang và sẽ là một phần của đội ngũ lãnh đạo hiểu hơn về trọng trách của bản thân đối với doanh nghiệp. Tuyển dụng là một trong những trách nhiệm của ban lãnh đạo nhằm đảm bảo vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, để hoàn thành tốt trọng trách này, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có thể sử dụng nền tảng tuyển dụng việc làm TopCV.vn hàng đầu Việt Nam với hơn 5.500.000 hồ sơ ứng viên được trên 150.000 doanh nghiệp lớn nhỏ tin tưởng và sử dụng.