Ở thời điểm hiện tại thì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn và phức tạp trong tất cả các loại. Vậy trong công ty cổ phần thì Chủ tịch và Tổng giám đốc ai lớn hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm hữu ích dưới đây cùng Topviecquanly.vn nhé!
Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau.
- Trong đó người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông, họ có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ động tối thiểu là 3 người và không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông là người chịu trách nhiệm về các khoản nợ và có nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào.
- Cổ đông trong công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, ngoại trừ một số trường hợp được quy định trong khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127.
>>> Xem thêm: Top 3 kỹ năng cần thiết với mọi quản lý cấp cao
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty Cổ phần
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị đó là:
- Là người lên kế hoạch, lập chương trình về hoạt động của Hội đồng quản trị.
- Chuẩn bị toàn bộ về nội dung, tài liệu, chương trình phục vụ cho cuộc họp của doanh nghiệp.
- Họ nắm toàn bộ quyền triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị.
- Thực hiện công việc dựa trên nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
- Là người giám sát quá trình thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
- Là chủ tọa trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Trên đây ta có thể thấy được quyền hạn và nhiệm vụ đặc biệt của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong một doanh nghiệp. Thế nhưng khi biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng quản trị thì Chủ tịch cũng chỉ có một phiếu biểu quyết như các thành viên trong hội đồng quản trị, sự ưu ái chỉ khi các bên có số phiếu biểu quyết bằng nhau, bên nào có phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị thì bên có sẽ có quyền quyết định.
>>> Xem thêm: Quản lý cấp cao là gì? Làm sao để trở thành quản lý cao cấp
Quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng giám đốc
Thông thường thì giám đốc trong công ty cổ phần đều nằm trong hội đồng quản trị, thế nhưng đối với công ty đại chúng và công ty cổ phần mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng không thể kiêm chức vụ giám đốc, Tổng giám đốc.
Quyền và nhiệm vụ của Tổng giám đốc trong công ty cổ phần như sau:
- Là người quyết định toàn bộ các công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, không bao gồm những việc thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
- Cũng là người thực hiện toàn bộ những nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị giống như Chủ tịch Hội đồng.
- Tổ chức, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của doanh nghiệp.
- Là người đưa ra các phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ cho doanh nghiệp.
- Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, ngoại trừ những chức danh thuộc thẩm quyền trong hội đồng.
- Là người quyết định đến tiền lương, chế độ phúc lợi cho người lao động trong công ty, kể cả những người thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Nhận nhiệm vụ tuyển dụng nhân sự cho vị trí trống trong doanh nghiệp.
- Đưa ra phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Chi Tiết Về Vai Trò Của Nhà Lãnh Đạo Trong Doanh Nghiệp
Chủ tịch và Tổng giám đốc ai lớn hơn?
Khi tìm hiểu về công ty cổ phần rất nhiều bạn cảm thấy mông lung giữa hai chức vị chủ tịch và tổng giám đốc. Vậy Chủ tịch và Tổng giám đốc ai lớn hơn?
Trong quan hệ nội bộ
Thực tế cơ cấu của một công ty cổ phần sẽ là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị rồi mới tới Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Mà trong đây Chủ tịch Hội đồng chính là người đứng đầu, đại diện cho hội đồng quản trị. Họ sẽ là người thay mặt công ty làm nhiệm vụ ký kết hợp đồng lao động, bao gồm cả những hợp đồng trong quyền hạn của giám đốc. Như vậy ta có thể khẳng định chắc chắn rằng xét theo quan hệ nội bộ thì Chủ tịch Hội đồng quản trị to hơn Tổng giám đốc.
Chủ tịch và Tổng giám đốc ai lớn hơn? Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị thường là những cổ đông sáng lập hoặc có cổ phần lớn trong công ty thì Tổng giám đốc có thể là những cổ đông khác hoặc người ngoài được thuê vào. Đó là lý do Chủ tịch Hội đồng quản trị thường sẽ được giao cho quyết định các vấn đề lớn thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị hơn là Tổng giám đốc.
Trong quan hệ bên ngoài
Chủ tịch và Tổng giám đốc ai lớn hơn? Trong quan hệ nội bộ là thế nhưng khi xét đến quan hệ bên ngoài thì việc ký kết các hợp đồng sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật, pháp nhân và chủ thể đại diện cho pháp nhân đó là ai chứ không xem xét dựa vào việc ai to hơn ai.
>>> Xem thêm: BOD là gì? Vai trò và trách nhiệm của BOD trong doanh nghiệp
Có lẽ qua bài viết trên bạn cũng biết được Chủ tịch và Tổng giám đốc ai lớn hơn rồi phải không nào? Đừng quên theo dõi Topviecquanly.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!
>>> Truy cập TopCV.vn để cập nhật hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm quản lý mới mỗi ngày
Hình ảnh: Sưu tầm