Doanh nhân CEO là gì? Những tố chất cần có?

Doanh nhân CEO là gì? Những tố chất cần có?

Chia sẻ kinh nghiệm

CEO là vị trí quan trọng và quyết định trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. CEO giỏi sẽ giúp một doanh nghiệp bình thường vươn lên top đầu các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nước và quốc tế. Vậy cụ thể doanh nhân CEO là gì và cần rèn luyện những tố chất nào để trở thành CEO giỏi? Cùng topviecquanly.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Khái niệm doanh nhân CEO là gì?

Trước khi tìm hiểu công việc cụ thể và tố chất cần có của một CEO giỏi, bạn cần hiểu rõ khái niệm doanh nhân CEO là gì. Khái niệm này được hợp thành bởi 2 yếu tố doanh nhân và CEO, trong đó:

  • Doanh nhân là những người tự bỏ vốn ra để thành lập công ty và tự điều hành hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty. Những người quản lý hay giám đốc “làm thuê” sẽ không được xem là một doanh nhân.
  • CEO hay Chief Executive Officer, Giám đốc điều hành là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. CEO đứng đầu ban lãnh đạo và đảm nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, khi kết hợp 2 yếu tố này thì doanh nhân CEO dùng để chỉ những Giám đốc điều hành doanh nghiệp mà mình tự bỏ vốn để thành lập. Họ là chủ sở hữu doanh nghiệp và có quyền điều hành cao nhất.

Doanh nhân CEO là chủ sở hữu doanh nghiệp và có quyền điều hành cao nhất
Doanh nhân CEO là chủ sở hữu doanh nghiệp và có quyền điều hành cao nhất

Nhiệm vụ của doanh nhân CEO là gì?

Nhiệm vụ của mỗi CEO sẽ có sự khác nhau tùy theo lĩnh vực hoạt động và quy mô của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên công việc chung mà bất cứ CEO nào cũng phải thực hiện là:

  • Xây dựng và thiết lập bộ máy quản lý cho doanh nghiệp. Đề ra nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể từng phòng ban cần đạt được. Tiến hành đánh giá năng suất làm việc của từng phòng ban dựa trên mục tiêu đã đặt ra.
  • Xây dựng kế hoạch nhân sự quản lý cấp cao cũng như kế hoạch nhân sự cho từng bộ phận. Phê duyệt các quyết định về chính sách hay đăng tin tuyển dụng và miễn nhiệm, quy chế lương – thưởng – trợ cấp. 
  • Lên chiến lược kinh doanh phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. 
  • Lập kế hoạch và tiến hành thực thi kế hoạch phát triển công ty theo đúng lộ trình đề ra.
  • Chịu trách nhiệm về doanh thu, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của công ty.
  • Phê duyệt hoạt động của các phòng ban trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo vận hành doanh nghiệp thuận lợi.
  • Phê duyệt dự án đầu tư và thay mặt công ty đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại. Chịu trách nhiệm quản lý quan hệ khách hàng để xây dựng mối quan hệ lâu dài
  • Xây dựng văn hóa công ty và thực hiện các hoạt động nội bộ nhằm nuôi dưỡng nó.

>>> Xem thêm: Những Công Việc Của Người Quản Lý

Nhiệm vụ chính của CEO là lên chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp theo từng giai đoạn
Nhiệm vụ chính của CEO là lên chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp theo từng giai đoạn

Tố chất cần có của doanh nhân CEO là gì?

Từ mô tả chi tiết công việc trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ những công việc cụ thể của doanh nhân CEO là gì. Có thể thấy khối lượng công việc mà vị trí này đảm nhiệm rất nhiều. Vì vậy để giải quyết tốt những nhiệm vụ này, bạn cần rèn luyện những tố chất sau:

Am hiểu kiến thức đa lĩnh vực

CEO là người đứng đầu và phụ trách điều hành mọi hoạt động diễn ra trong công ty. Vì vậy để đảm nhận vị trí này, bạn sẽ không phải chỉ rèn luyện chuyên môn của mình mà còn phải am hiểu về những lĩnh vực khác như sản xuất, bán hàng, marketing,… Điều này giúp quá trình đánh giá hiệu quả công việc chính xác hơn.

Tất nhiên trong quá trình làm việc từ các cấp dưới, bạn sẽ tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn. Còn phần kiến thức về các lĩnh vực liên quan khác, bạn cần trau dồi thông qua đọc sách báo và cập nhật xu hướng chung của thế giới. Nếu có thời gian, bạn có thể học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn để hiểu về từng phòng ban trong doanh nghiệp.

Có tầm nhìn chiến lược

Sự khác biệt giữa một CEO và những cấp quản lý khác nằm ở tầm nhìn chiến lược. Một CEO cần có khả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra dự đoán về những xu hướng kinh doanh có thể xảy ra trong tương lai. 

Để làm được điều này, bạn phải hiểu rõ thế mạnh và nhược điểm của công ty, kết hợp với phân tích đối thủ, phân tích thị trường liên tục. Như vậy khi xuất hiện cơ hội, bạn mới có thể nhận thấy và nắm bắt nhanh chóng. Đó là cơ sở để bạn đưa ra các quyết định đầu tư và phát triển doanh nghiệp đúng theo định hướng đã đề ra.

Sự khác biệt của một CEO nằm ở tư duy chiến lược và khả năng nhìn xa trông rộng
Sự khác biệt của một CEO nằm ở tư duy chiến lược và khả năng nhìn xa trông rộng

Khả năng lãnh đạo, sắp xếp công việc

Tất nhiên, một yếu tố không thể thiếu của CEO là kỹ năng lãnh đạo quản lý và sắp xếp công việc. Công việc của CEO rất nhiều, vì vậy họ sẽ không thể hoàn thành toàn bộ công việc nếu không biết cách sắp xếp và phân chia công việc. 

Bạn có thể rèn luyện năng lực lãnh đạo thông qua một số phương pháp dưới đây:

  • Phân quyền: Phân chia quyền lực phù hợp cho nhân viên cấp dưới. Phương pháp này giúp giảm tải số lượng công việc của CEO, đồng thời kích thích năng lực và sự chủ động trong công việc của nhân viên.
  • Kinh tế: Sử dụng các đòn bẩy tài chính để kích thích nhân viên cố gắng đạt được mục tiêu đã đặt ra.
  • Tâm lý: Với phương pháp này, nhà quản lý sẽ điều hướng quyết định, hành động của nhân viên dựa trên tâm lý, tình cảm, nhận thức của họ.
  • Giáo dục: Nhà quản lý sẽ tiến hành các hoạt động kết nối, chia sẻ, đào tạo để tạo nên sự liên kết giữa nhân viên với doanh nghiệp. Từ đó họ sẽ tự giác làm việc theo mục tiêu đã đề ra mà không cần thúc đẩy.

>>> Xem thêm: Phẩm chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về vị trí doanh nhân CEO mà bạn cần biết. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu những nhiệm vụ cụ thể của doanh nhân CEO là gì và có định hướng công việc phù hợp nhất. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về việc làm quản lý, hãy truy cập ngay vào chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi. Góc thư viện luôn mang đến cho bạn những thông tin bổ ích như cách quản lý nhà hàng hiệu quả hay cách quản lý chuỗi cung ứng. Chúc bạn sớm đạt được vị trí công việc mà bạn hằng mong ước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *