Vai trò của nhà lãnh đạo

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Vai Trò Của Nhà Lãnh Đạo Trong Doanh Nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm

Trong mỗi doanh nghiệp, lãnh đạo là một người có vai trò hết sức quan trọng. Lãnh đạo sẽ là người ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm hiểu về các vai trò của nhà lãnh đạo là gì, bài viết chia sẻ kinh nghiệm sau đây của Topviecquanly.vn sẽ giải đáp giúp bạn.

Khái quát về nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp

Trước khi tìm hiểu về vai trò của nhà lãnh đạo là gì, khái quát quá một số thông tin về nhà lãnh đạo. Cụ thể bao gồm các khái niệm và đặc điểm của nhà lãnh đạo mà bạn cần biết.

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về định nghĩa của nhà lãnh đạo là gì. Tuy vậy thì hiểu đơn giản nhất, nhà lãnh đạo là người sẽ thực hiện áp dụng các nghiệp vụ chuyên môn để dẫn đầu, dẫn dắt thực hiện định hướng cho những nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện điều đúng đắn, từ đó đáp ứng được mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

Một nhà lãnh đạo sẽ có rất nhiều đặc điểm để nhận biết. Tuy vậy bạn có thể tham khảo một số đặc điểm nổi bật như sau:

  • Là những người có tầm nhìn tốt.
  • Biết cách truyền cảm hứng cho người khác.
  • Giỏi lập kế hoạch cũng như hoạch định các chiến lược phát triển.
  • Có khả năng huấn luyện cũng như đào tạo tốt.

>>> Xem thêm: Kỹ Năng Lãnh Đạo Quản Lý Là Gì? Ai Cần Trau Dồi Kỹ Năng Này?

Nhà lãnh đạo có ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo có ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp

Những vai trò của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp

Với mỗi quy mô doanh nghiệp, vai trò của nhà lãnh đạo cũng sẽ khác nhau. Tuy vậy, hầu hết sẽ cần đáp ứng những vai trò tối thiểu như sau:

Vai trò thủ lĩnh – quản lý

Đây là một vai trò quan trọng. Một nhà lãnh đạo cần có vai trò thủ lĩnh và quản lý tại tổ chức là mình làm việc. Vai cho thủ lĩnh này được thể hiện qua những yếu tố như:

  • Đưa ra các quyết định liên quan đến sự phát triển chung của doanh nghiệp.
  • Dẫn dắt đội nhóm, các thành viên của doanh nghiệp đi đúng với định hướng, mục tiêu chung.
  • Phân bổ, quản lý được nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Vai trò định hướng chiến lược

Định hướng các kế hoạch, chiến lược phát triển của doanh nghiệp là một trong những vai trò của nhà lãnh đạo. Thậm chí, đây được xem là một vai trò khá quan trọng. Một doanh nghiệp có thể phát triển bền vững hay không, tăng trưởng tốt hay không sẽ nằm ở các chiến lược phát triển mà nhà lãnh đạo định hướng.

Những chiến lược này cần đảm bảo được yếu tố phù hợp, khả thi với doanh nghiệp. Thông thường, sẽ có nhiều chiến lược, kế hoạch khác nhau. Bao gồm các chiến lược ngắn hạn, dài hạn, chiến lược của từng phòng ban,… Để có thể lựa chọn được chiến lược phát triển, nhà lãnh đạo cần có sự nhạy bén và tính quyết đoán.

>>> Xem thêm: Chia Sẻ Bí Quyết Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Cho Người Lãnh Đạo

Định hướng chiến lược phát triển là một vai trò của nhà lãnh đạo
Định hướng chiến lược phát triển là một vai trò của nhà lãnh đạo

Vai trò truyền cảm hứng

Một doanh nghiệp muốn phát triển tốt thì chính đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp đó cũng phải có sự phát triển. Do vậy, vai trò của nhà lãnh đạo tiếp theo mà bạn nên biết chính là khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực. Khi đội ngũ nhân sự tại doanh nghiệp cảm nhận được cảm hứng, doanh nghiệp từ nhà lãnh đạo, họ có thể vượt qua được các khó khăn, hoàn thành tốt công việc.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo phải là người gương mẫu, đi đầu để tạo ra văn hóa doanh nghiệp. Ngày nay, yếu tố văn hóa chính là các để gắn kết, tập hợp được sức mạnh của nhân viên. Từ đó, giúp đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp tốt hơn.

Vai trò hỗ trợ kịp thời

Không phải bất kỳ nhân viên nào cũng có thể hoàn thành được công việc của họ ở mọi thời điểm. Do đó, vai trò hỗ trợ của người lãnh đạo là cần thiết. Một người lãnh đạo thành công cần biết hỗ trợ cho nhân viên của mình đúng thời điểm, đúng chỗ.

Bạn cần xuất hiện và hỗ trợ ngay khi nhận thấy nhân viên của mình đang gặp các vấn đề khó khăn, chán nản. Hãy đóng vai trò là người dẫn dắt, giúp họ nhìn ra được điểm mấu chốt của vấn đề, từ đó giúp nhân viên có thể tự giải quyết được vấn đề của mình.

Ngoài ra, người lãnh đạo cũng cần biết đặt mình vào vị trí của nhân viên. Điều này sẽ giúp bạn thấu hiểu hơn được các khó khăn của họ. Từ đó, có thể đưa ra các lời khuyên, chia sẻ chân thành cho nhân viên của mình, giúp họ vượt qua được giai đoạn khó khăn và tiếp tục hoàn thành mục tiêu công việc.

>>> Xem thêm: Top 6 kỹ năng cần phải có của nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vai trò khai tâm

Yếu tố khai tâm ở đây có thể hiểu rằng, người lãnh đạo sẽ đóng vai trò tạo nên sự thay đổi tích cực cho nhân viên. Sự thay đổi này có thể bao gồm cả về định hướng, các thể hiện trong công việc. Lãnh đạo sẽ giúp nhân viên của mình khai phá được nhiều khả năng hơn trong năng lực của họ.

Ngoài ra, người lãnh đạo cũng cần định hướng cho nhân viên của mình theo các giá trị tri thức mới. Cần biết cách để thuyết phục nhân viên bằng thực tiến, khoa học, kết quả thực tế. Khi nhân viên có thể khai phá được năng lực của họ, hiệu quả công việc sẽ được phát triển hơn, từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng chung.

>>> Xem thêm: 10 Cách tạo lửa cho nhân viên mà nhà quản lý nào cũng nên biết

Nhà lãnh đạo cần giúp nhân viên khám phá được nhiều năng lực của mình
Nhà lãnh đạo cần giúp nhân viên khám phá được nhiều năng lực của mình

Trên đây là những chia sẻ về vai trò của nhà lãnh đạo. Hy vọng với các thông tin trong bài viết, bạn sẽ hiểu hơn nhà lãnh đạo là gì cũng như vai trò của vị trí này. Khi xác định muốn trở thành nhà lãnh đạo, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau. Tuy vậy, bạn cũng sẽ nhận được những hồi đáp xứng đáng.

>>> Truy cập TopCV.vn để cập nhật hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm quản lý mới mỗi ngày

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *