Chiến lược gắn kết nhân viên và truyền cảm hứng từ chuyên gia

Chiến lược gắn kết nhân viên và truyền cảm hứng từ chuyên gia

Chia sẻ kinh nghiệm

Sự gắn kết nhân viên thường bị nhầm lẫn với sự hài lòng trong công việc. Tuy vậy,  sự gắn kết của nhân viên liên quan nhiều hơn đến mối quan hệ của họ với tổ chức. Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.

Gắn kết nhân viên là gì?

Sự gắn kết nhân viên được định nghĩa là cam kết về mặt cảm xúc của nhân viên đối với công việc và nơi làm việc. Nó thường bị nhầm lẫn với khái niệm sự hạnh phúc hoặc sự hài lòng của nhân viên với công việc. Tuy vậy, sự gắn kết là khái niệm vượt xa việc một cá nhân có thích công việc của họ hay không.

Sự gắn kết của nhân viên phản ánh cách nhân viên cảm nhận về công ty của họ. Cách họ cảm nhận về công việc có thể khác nhau từ người này sang người khác. Dựa vào điều đó, sự gắn kết được chia thành 4 cấp độ như sau:

  • Gắn kết cao: Nhân sự thực sự đam mê với công việc và những gì họ đang làm, nhóm này sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
  • Gắn kết vừa phải: Nhân sự có thể hoàn thành nhiệm vụ, công việc của mình tốt, nhưng họ không có nhu cầu nhận thêm các trách nhiệm mới.
  • Mức độ thảnh thơi: Nhân sự không cảm thấy có sự gắn kết với công việc, thiếu động lực. Có xu hướng cao là họ đang tìm công việc khác.
  • Không gắn kết: Nhân sự nghi ngờ về nhiệm vụ, tỏ rõ thái độ không hài lòng với công việc, ảnh hưởng đến hiệu suất những người xung quanh.

>>> Xem thêm: 10 Cách quản lý nhân viên giỏi mà Leader nhất định phải biết

gan-ket-nhan-vien-topcv-2
Sự gắn kết nhân viên chỉ về mức độ cam kết của nhân viên với công việc

Lợi ích của gắn kết nhân viên

Không thể phủ nhận mức độ quan trọng của gắn kết nhân viên với động lực, hiệu suất làm việc và sự gắn bó với doanh nghiệp của họ. Khi người lao động gắn kết hơn với doanh nghiệp, họ thực hiện công việc chủ động hơn, có kết quả tốt hơn. Ví dụ như một số lợi ích sau:

Tăng năng suất, tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Theo nghiên cứu và báo cáo từ Gallup và HR Dive, khi nhân viên gắn kết hơn, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích liên quan đến năng suất, doanh thu, lợi nhuận như sau:

  • Sự gắn kết cao giúp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn 23% so với những doanh nghiệp không có sự gắn kết.
  • Những nhân sự gắn kết với công việc có năng suất làm việc cao hơn đến 17% so với những nhân sự không có gắng kết. Nghiên cứu của Dale Carnegie cũng chỉ ra rằng những nhân viên gắn kết làm việc tốt hơn những người khác tới 202%.
  • Doanh thu các công ty cao hơn 26% khi có những nhân viên gắn kết với công việc.
  • Giảm tỷ lệ vắng mặt thấp hơn 41%.
  • Tăng thứ hạng xếp hàng của khách hàng lên 10%.

>>> Xem thêm: 10 Cách tạo lửa cho nhân viên mà nhà quản lý nào cũng nên biết

gan-ket-nhan-vien-topcv-3
Sự gắn kết cao giúp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn 23%

Cải thiện tỷ lệ giữ chân, lòng trung thành của nhân viên

Bạn có biết, một thống kê của INSIDER cho biết, năm 2021 có đến 73% nhân viên sẽ cân nhắc nghỉ việc ngay cả khi họ không tìm được công việc khác. Làn sóng “sự từ chức vĩ đại” đang ngày càng dữ dội hơn và gây ra những cuộc khủng hoảng nhân sự với nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Sự gắn kết nhân viên là một yếu tố quan trọng để cải thiện lòng trung thành của nhân viên, và giữ chân họ hiệu quả. Khi nhân viên có sự gắn bó với công việc, họ sẽ trung thành hơn, họ cũng sẽ ít rời bỏ tổ chức hơn.

Chiến lược gắn kết nhân viên hiệu quả từ chuyên gia

Chiến lược gắn kết nhân viên là tạo ra một môi trường trong đó sự gắn kết có nhiều khả năng phát triển hơn. Một số chiến lược gắn kết nhân viên hiệu quả hiện nay mà bạn có thể áp dụng như sau: 

Tin tưởng và trao quyền cho nhân viên

“Sự gắn kết của nhân viên luôn được xây dựng trên sự tin tưởng” – Suzie Finch (người sáng lập The Career Improvement Club). Khi nhân viên có sự tin tưởng, họ sẽ phát triển ý thức thực sự về quyền sở hữu đối với công việc của họ và tăng năng suất tốt hơn. Từ đó giúp họ thực sự thăng hoa và gắn kết hơn với công việc.

>>> Xem thêm: Cách quản lý nhân sự của người Nhật nhà lãnh đạo nên học hỏi

gan-ket-nhan-vien-topcv-4
Tin tưởng và trao quyền chủ động giúp tăng mức độ gắn kết nhân viên cao hơn

Bên cạnh đó, việc trao quyền tự chủ cho nhân viên sẽ tác động trực tiếp đến sự hài lòng của họ trong công việc. Điều này giúp doanh nghiệp “cho phép nhân viên định hình câu chuyện của riêng họ thay vì phù hợp với câu chuyện mà doanh nghiệp đã tạo ra trong công việc” (Shiv Gupta – CEO Incrementors SEO).

Thực hiện các chương trình công nhận

Hơn một nửa nhân viên (52,5%) muốn nhận được nhiều sự công nhận hơn từ người quản lý của họ (Quantum Workplace). Thực hiện các chương trình công nhận kịp thời là việc bạn thể hiện sự đánh giá cao với những gì mà nhân viên của bạn thực hiện. 

“Các chương trình công nhận đồng nghiệp là một phương tiện đáng kinh ngạc để thúc đẩy lòng trung thành và sự hài lòng của nhân viên, cũng như sự gắn kết” – Janelle Owens, Giám đốc Nhân sự tại Test Prep Insight. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của SHRM cũng cho biết, 68% chuyên gia nhân sự đồng ý rằng sự công nhận có tác động tích cực đến giữ chân nhân viên.

>>> Xem thêm: Chia Sẻ Bí Quyết Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Cho Người Lãnh Đạo

gan-ket-nhan-vien-topcv-5
Các nhân viên luôn muốn được công nhận nhiều hơn

Cung cấp cơ hội đào tạo, phát triển

Paul French, CEO của Intrinsic Search, lưu ý: “Việc đào tạo thường xuyên là một khía cạnh thiết yếu của văn hóa công ty”. Một nghiên cứu khác của Hypercontext cho biết, có đến 17% số người được hỏi cho biết, thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp là nguyên nhân khiến họ tìm kiếm công việc mới.

Một chia sẻ khác đến từ Miranda Yan – đồng sáng lập của VinPit cũng cho biết rằng “Hầu hết nhân viên đều có động lực làm việc khi một tổ chức thực sự đầu tư vào sự nghiệp của họ,… Điều này giúp nhân viên có động lực hơn để học hỏi và phấn đấu để thực hiện tốt hơn”. Do đó, cung cấp cơ hội đào tạo, xây dựng một lộ trình phát triển nghề nghiệp sẽ giúp tăng sự gắn kết, hài lòng của nhân viên tốt hơn.

Tạo ra môi trường làm việc minh bạch

Môi trường làm việc minh bạch sẽ ảnh hưởng đến sự tin tưởng của nhân viên, sự gắn kết của họ với tổ chức. Chris Muktar, Người sáng lập WikiJob cho biết rằng “Nhân viên của bạn không thể đầu tư hết mình vào một thứ gì đó nếu họ không biết điều gì đang xảy ra đằng sau thứ đó họ làm thứ đó vì điều gì”. 

gan-ket-nhan-vien-topcv-6
Môi trường làm việc minh bạch ảnh hưởng đến niềm tin của nhân viên

Vì vậy, hãy tạo ra môi trường làm việc minh bạch tại nơi làm việc cho nhân viên của bạn. Nó có thể bắt đầu với việc tạo ra sự cởi mở hai chiều, sự trung thực giữa cấp quản lý và nhân viên. Sự minh bạch cũng bao gồm triết lý chia sẻ thông tin một cách tự do nhằm nỗ lực mang lại lợi ích cho tổ chức và nhân viên của tổ chức đó.

Xây dựng môi trường làm việc an toàn

Bạn cần phải đảm bảo cho nhân viên của mình được làm việc trong môi trường an toàn cả về khía cạnh thể chất và tâm lý. Jeff Harry, Top 100 Nhân sự có ảnh hưởng tại Rediscover Your Play đã cho biết “Những nhân viên độc hại có thể khiến cho công ty nằm trong danh sách Fortune 500 bị thiệt hại lên đến 223 tỷ đô trong vòng 5 năm qua”. Để tạo môi trường an toàn, hãy bắt đầu với việc tạo cho nhân viên một cổng thông tin phản hồi về công việc. 

>>> Xem thêm: Những bước cơ bản trong quy trình quản lý nhân sự

gan-ket-nhan-vien-topcv-7
Xây dựng môi trường làm việc an toàn giúp nhân viên an tâm hơn

Cải thiện văn hóa doanh nghiệp tích cực

“Có mối tương quan trực tiếp giữa văn hóa công ty, sự gắn kết của nhân viên và năng suất ,” Jim Beard, COO của BoxGenie. Jim cũng chia sẻ thêm “Sự gắn kết của nhân viên bắt nguồn từ việc có một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực. Khi có nền văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời hướng đến nhu cầu nhân viên, doanh nghiệp chúng tôi luôn sẵn sàng tương tác cởi mở hơn với họ. Eric Wu, Đồng sáng lập & COO tại Gainful cũng đồng ý với ý kiến này.

Nuôi dưỡng ý thức cộng đồng cho nhân viên

Đây là một trong những chiến lược gắn kết nhân viên quan trọng khi công việc đang dần chuyển dịch theo hướng online nhiều hơn. Để thực hiện được chiến lược gắn kết nhân viên này, bạn có thể tham khảo ý kiến đến từ 2 chuyên gia sau:

  • Eropa Stein, Giám đốc điều hành tại Hyre: “ Điều giúp nhóm của chúng tôi thúc đẩy sự tương tác nhiều hơn là tạo các phòng họp trên Google Hangouts mở cửa trong giờ làm việc để mọi người có thể vào và ra.”
  • Artie Baxter, Giám đốc điều hành của Paperclips: “Chúng tôi tổ chức những chuyến đi chơi cùng nhau cho nhân viên và không nói chuyện về công việc, điều này rất cần thiết cho những công ty đang áp dụng môi trường làm việc từ xa”.
gan-ket-nhan-vien-topcv-1
Nuôi dưỡng ý thức cộng đồng khá quan trọng khi có nhân viên làm việc từ xa

Cung cấp phản hồi thường xuyên

Để nhân viên cảm nhận rằng có tiếng nói và dễ tiếp thu những gì họ nói là điều quan trọng để tăng mức độ gắn kết với công việc. Giám đốc của Bonjoro – Matt Barnett cho biết điều mà họ đã thực hiện giữa việc phản hồi và tăng gắn kết nhân viên như thế nào. Cụ thể, Matt Barnett chia sẻ rằng:

“Nếu chúng tôi không biết nhân viên của mình đang nghĩ gì, mọi thứ có thể nhanh chóng đi xuống. Vì điều này, chúng tôi đã thực hiện các cuộc khảo sát về mức độ gắn kết của nhân viên và các buổi phản hồi thường xuyên. Mục tiêu của những điều này là cho nhân viên của chúng tôi thấy rằng ban quản lý lắng nghe họ và chúng tôi quan tâm đến họ cũng như ý kiến ​​của họ.”

Bằng cách đó, công ty của Matt Barnett đã có thể dễ dàng nhận được đánh giá ý kiến của nhân viên, thấu hiểu được cảm xúc, quan điểm của họ với công việc. Từ đó sẽ có những cải thiện để gắn kết tốt hơn. 

>>> Xem thêm: Những kỹ năng cần có ở người làm quản lý nhân sự

Hành động dựa trên phản hồi giúp tăng mức độ gắn kết nhân viên
Hành động dựa trên phản hồi giúp tăng mức độ gắn kết nhân viên

Trên đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm về gắn kết nhân viên, lợi ích và những chiến lược giúp bạn tăng mức độ gắn kết đó hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực, hãy truy cập ngay vào TopCV.vn. Đây là nền tảng đăng tin tuyển dụng, kết nối việc làm uy tín hàng đầu tại Việt Nam để tìm CV ứng viên, khám phá thêm nhiều tin tức thú vị hơn về quản trị nguồn nhân lực nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *