8 năng lực lãnh đạo quản lý cốt lõi người Leader cần phải có

8 năng lực lãnh đạo quản lý cốt lõi người Leader cần phải có

Chia sẻ kinh nghiệm

Leader là một vị trí đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy, để là một người Leader giỏi, bạn cần có những năng lực lãnh đạo quản lý nào? Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây nhé.

Năng lực lãnh đạo quản lý – xây dựng mối quan hệ

Xây dựng mối quan hệ tốt sẽ là một nền tảng để đội nhóm làm việc với hiệu suất cao. Do đó, đây chính là năng lực lãnh đạo quản lý đầu tiên mà bạn nên phát triển. Một người Leader giỏi sẽ là người được yêu mến ở nơi làm việc. Để có thể xây dựng được đội nhóm gắn kết, bạn cần phải học những kỹ năng liên quan đến xây dựng mối quan hệ.

nang-luc-lanh-dao-quan-ly
Người Leader giỏi cần có khả năng xây dựng, gắn kết mối quan hệ

Theo thống kê của Gallup về mức độ gắn kết của nhân viên, tổ chức này cho thấy, nhân viên sẽ làm việc chất lượng hơn 41%, ít vắng mặt hơn 37% khi có sự gắn kết tốt. Bên cạnh đó, tổ chức này cũng cho biết, năng suất làm việc cũng tăng hơn 21% khi sự tham gia của nhân viên cao hơn.

Sự nhanh nhẹn và khả năng thích ứng

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2008 của Development Dimensions International cho thấy, sự nhanh nhẹn và khả năng thích ứng là một trong ba phẩm chất quan trọng chiếm tỷ lệ cao nhất của một Leader (32%). Khả năng thích ứng sẽ giúp nhà lãnh đạo có thể liên tục thay đổi, phát triển đội nhóm của mình nhanh hơn bao giờ hết.

>>> Tìm hiểu thêm: Manager là gì? Những kỹ năng không thể thiếu của Manager

Tăng cường trí tuệ cảm xúc (EQ)

Có thể thấy rằng, trí tuệ cảm xúc (EQ) là một trong những năng lực lãnh đạo quản lý để phân biệt bạn là một Leader giỏi hay là một Leader tồi (theo Daniel Goleman). Trí tuệ cảm xúc của một Leader sẽ được thể hiện ở những khía cạnh:

  • Khả năng tự nhận thức được cảm xúc, thấu hiểu về điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu và động lực của bản thân.
  • Khả năng tự điều chỉnh được bản thân về cảm xúc, sự linh hoạt, sự cam kết trong giải trình trách nhiệm của chính mình.
  • Khả năng tự cải thiện động lực của chính bản thân người Leader.
  • Khả năng đồng cảm, thấu hiểu, cảm thông với những thành viên khác trong đội nhóm.

>>> Xem thêm: Bí kíp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc dành cho người lãnh đạo

Đổi mới và sáng tạo thường xuyên

Một người Leader giỏi là người có năng lực đổi mới, sáng tạo thường xuyên. Năng lực lãnh đạo quản lý này sẽ giúp họ có thể thấu hiểu, nhìn nhận được nhu cầu của người tiêu dùng nhanh hơn. Họ cũng có thể tiếp cận với công nghệ, những phương pháp làm việc mới một cách nhanh chóng.

nang-luc-lanh-dao-quan-ly
Năng lực lãnh đạo quản lý cần có sự đổi mới, sáng tạo thường xuyên

Sáng tạo cũng là một trong những chìa khóa để tạo ra sự tăng trưởng cho bất kỳ đội nhóm, tổ chức nào. Bạn có thể cải thiện sự sáng tạo của mình bằng những mẹo hữu ích như sau:

  • Lên lịch thời gian để ngồi xuống và suy nghĩ, lưu ý, không nên để bất kỳ điều gì gián đoạn trong thời gian này.
  • Thay đổi quan điểm của bạn theo từng góc độ khác nhau.
  • Lắng nghe ý tưởng của đội nhóm để không bỏ qua bất kỳ một sáng kiến nào.

Động viên nhân viên – cải thiện hiệu quả

Động viên nhân viên hay khả năng tạo ra động lực cũng là một trong những năng lực mà người làm Leader cần phải có. Khi bạn có khả năng tạo động lực cho nhân viên, bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả làm việc của họ như thế nào. Do đó, đây cũng là một năng lực lãnh đạo quản lý bạn cần phát triển.

Khen thưởng công khai, phê bình riêng tư chính là một trong những cách để bạn tạo ra động lực cho nhân viên. Với cách thức đơn giản này, nhân viên của bạn sẽ có thêm động lực và tạo ra năng suất làm việc cao hơn cho công việc quả họ.

Khả năng ra quyết định – tạo ra kết quả tốt nhất

Một Leader giỏi cần biết cách giao nhiệm vụ và ra quyết định đúng đắn, phù hợp mọi thời điểm. Do đó, bạn cần phải nâng cao kỹ năng ra quyết định của mình. Bởi, những quyết định của người làm Leader có thể ảnh hưởng đến tổ chức của bạn.

Bạn cần lưu ý rằng, những quyết định quan trọng sẽ ảnh hưởng đến tổ chức trên quy mô lớn cần phải được xem xét kỹ lưỡng, hợp lý. Trên thực tế, các quyết định với tư cách là một Leader cho tổ chức cũng sẽ quyết định đến sự thành công của bạn.

>>> Tìm hiểu thêm: Leader là gì? Muốn làm leader cần những kỹ năng gì?

Quản lý xung đột – là một Leader khôn ngoan

Theo thống kê từ Hiệp Hội Quản Lý Hoa Kỳ, trung bình, một người làm Leader sẽ dành ít nhất 24% thời gian của họ để giải quyết những xung đột. Xung đột này thường xảy ra trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Năng lực giải quyết, quản lý xung đột hiệu quả sẽ giúp bạn có thể hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của xung đột đó lên đội nhóm, tổ chức.

Năng lực giao tiếp và đàm phán hiệu quả

Giao tiếp, đàm phán là năng lực lãnh đạo quản lý cuối cùng có tên trong danh sách ngày hôm nay. Khi người Leader có năng lực giao tiếp, đàm phán tốt, họ có thể mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp của họ. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt của người làm Leader thể hiện ở:

  • Sự tích cực, khả năng lắng nghe.
  • Sự đồng cảm, thấu cảm.
  • Sự kiểm soát cảm xúc tốt.
  • Khả năng điều chỉnh những tín hiệu theo hướng có lợi cho thông điệp, cuộc đàm phán.
  • Khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trong giao tiếp.
  • Tính minh bạch, rõ ràng, công khai, nhất quán.
  • Những giá trị cần có mang lại giá trị khi giao tiếp.

>>> Xem thêm: Tầm nhìn lãnh đạo là gì? Tác động như thế nào với doanh nghiệp?

Trên đây là 8 năng lực lãnh đạo quản lý cốt lõi mà một người làm Leader cần phải có. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ ngày càng phát triển và thành công hơn với vai trò là một người Leader trong doanh nghiệp. Đừng quên truy cập TopCV.vn để có cơ hội tiếp cận với những công việc quản lý với mức thu nhập hấp dẫn hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *