Ngành Quản lý xây dựng ra trường làm nghề gì hiện nay?

Ngành Quản lý xây dựng ra trường làm nghề gì hiện nay?

Chia sẻ kinh nghiệm

Cơ hội việc làm trong ngành Xây dựng trong tương lai là rất lớn, bao gồm ở tất cả các vị trí khác nhau. Vậy học ngành Quản lý xây dựng ra trường làm nghề gì hiện nay? Tham khảo ngay bài viết của Topviecquanly.vn trong danh mục chia sẻ kinh nghiệm để hiểu rõ hơn nhé.

Ngành Quản lý xây dựng là gì?

Ngành Quản lý xây dựng là tổ chức thực hiện và quản lý toàn bộ những công việc của dự án như: khảo sát xây dựng, lập dự án đầu tư, thiết kế xây dựng và lập dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng, giám sát thi công, nghiệm thu khối lượng và công trình, thanh quyết toán,…

Nhiệm vụ của quản lý xây dựng là đảm bảo công trình diễn ra đúng tiến độ, đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm chi phí. Trong bất kỳ công trình nào, ngoài đội ngũ kỹ sư thi công và tư vấn giám sát thì chắc chắn cần phải có kỹ sư quản lý xây dựng.

Nhu cầu thị trường ngành Xây dựng hiện nay

Nhằm thực hiện hóa mục tiêu giúp Việt Nam trở thành đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì ngành Xây dựng đã và đang trở thành ngành quan trọng. Ngành Xây dựng có nhiệm vụ đi trước, mở đường và xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng (những công trình xây dựng) để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước. Vậy nên, nhu cầu về nguồn nhân lực ngành xây dựng đang được dự báo rằng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Theo thống kê đã được công bố vào năm 2019 của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, hàng năm Việt Nam đang giành tới 30% – 40% GDP của cả nước cho việc đầu tư xây dựng. Mỗi năm, dự báo nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Xây dựng tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 người, tới năm 2030 sẽ cần tới 12 – 13 triệu người. 

Cũng theo báo cáo của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, hiện nay, cả nước đang có hơn 7 triệu lao động đang làm việc ở trong ngành Xây dựng, con số này được xem là không đủ để đáp ứng cho nhu cầu nhân lực thực tế.

Như vậy, từ dữ liệu đề cập ở trên, có thể thấy rằng: Cơ hội việc làm trong ngành Xây dựng trong tương lai là rất lớn, bao gồm ở tất cả các vị trí khác nhau, từ lao động phổ thông cho đến vị trí đòi hỏi học vấn, trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên nghiệp,…

>>> Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật phổ biến nhất 2023

Ngành Quản lý xây dựng ra trường làm gì hiện nay?

Với nhu cầu tuyển dụng lớn, cơ hội việc làm rộng mở thì khi học xong ngành Quản lý xây dựng sẽ không lo sợ bị thất nghiệp. Dưới đây là một số công việc liên quan tới ngành Quản lý xây dựng hiện nay:

Một số vị trí việc làm ngành quản lý xây dựng
Một số vị trí việc làm ngành quản lý xây dựng

Kỹ sư xây dựng

Các nhiệm vụ của kỹ sư xây dựng bao gồm: giám sát, tư vấn, quản lý, thiết kế và đảm bảo tiến độ công trình xây dựng được diễn ra đúng kế hoạch và đạt chất lượng. Dưới đây là một số công việc chính mà kỹ sư xây dựng thường đảm nhận trong dự án là: 

  • Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra vật liệu xây dựng được sử dụng trong dự án xây dựng.
  • Kiểm tra mặt bằng, tính toán độ vững chắc của nền móng.
  • Phân tích những báo cáo xây dựng nhằm lên kế hoạch dự án chi tiết.
  • Đánh giá, phân tích rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
  • Thực hiện những đầu công việc liên quan tới sửa chữa và bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng.

Quản lý dự án xây dựng

Dưới đây là mô tả về một số công việc mà chuyên viên quản lý dự xây dựng cần làm:

  • Kiểm tra, giám sát tiến độ công việc và lên kế hoạch phù hợp với những mốc thời gian đã được duyệt.
  • Theo dõi và đánh giá theo từng quá trình thực hiện, đảm bảo cho dự án được triển khai theo đúng kế hoạch.
  • Hỗ trợ tạo lập, xem xét và đánh giá những chỉ tiêu khi lựa chọn nhà thầu phù hợp.
  • Giúp nhà thầu kiểm tra và báo cáo những vấn đề về máy móc, thiết bị và nhân sự.
  • Báo cáo các sai sót, chậm trễ trong quá trình thực hiện công trình và đưa ra những yêu cầu về biện pháp khắc phục.
  • Báo cáo tình hình dự án theo yêu cầu và đưa ra các chính sách đảm bảo cho chất lượng dự án đúng theo mục tiêu đã đề xuất.
  • Hỗ trợ giải quyết những vấn đề thu hồi công nợ.
  • Kiểm tra, tư vấn về thiết kế của dự án.
  • Hỗ trợ kiểm soát các vấn đề phát sinh trong dự án.
  • Hỗ trợ xây dựng công trình tạm thời, các kho bãi tập thể, hệ thống điện nước và văn phòng trong công trường để phục vụ quá trình thi công.
  • Hỗ trợ rà soát, kiểm tra số lượng và chất lượng của vật liệu thi công.
Ngành Quản lý xây dựng ra trường làm gì? - Kỹ sư xây dựng
Ngành Quản lý xây dựng ra trường làm gì? – Quản lý dự án xây dựng

Xem thêm: Bản mô tả công việc Trưởng Phòng Kỹ Thuật Xây Dựng đầy đủ nhất

Kỹ sư giám sát công trường

Kỹ sư giám sát công trường là người chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát khối lượng và chất lượng của công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn hiện hành. Dưới đây là một số mô tả về công việc của kỹ sư giám sát công trường:

  • Giám sát các điều kiện quy định giữa chủ đầu tư và nhà thầu một cách chặt chẽ, bao gồm: Các khoản chi phí trong thi công (vật liệu, thiết kế, xây dựng), tiến độ dự án, số lượng nhân sự và các loại bảo hiểm cho công nhân viên.
  • Kiểm tra về năng lực của nhà thầu (nhân sự, công trình,…)
  • Kiểm tra và giám sát chặt chẽ chất lượng vật liệu xây dựng.
  • Giám sát và theo dõi toàn bộ quá trình thi công dự án.
Ngành Quản lý xây dựng ra trường làm gì? - Kỹ sư giám sát công trường
Ngành Quản lý xây dựng ra trường làm gì? – Kỹ sư giám sát công trường

Giảng viên, nghiên cứu

Nếu như theo học ngành quản lý xây dựng nhưng không có ý định theo đuổi trong lĩnh vực xây dựng thì bạn hoàn toàn có thể chọn rẽ sang hướng khác. Lĩnh vực giáo dục là một định hướng không thể bỏ qua trong trường hợp này.

Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý xây dựng, các bạn sinh viên hoàn toàn có khả năng ứng tuyển để trở thành giảng viên, tại các trường cao đẳng, đại học đào tạo ngành Quản lý xây dựng hoặc làm chuyên viên tại các Viện nghiên cứu liên quan tới xây dựng.

Ngành Quản lý xây dựng ra trường làm gì Giảng viên, nghiên cứu
Ngành Quản lý xây dựng ra trường làm gì? – Giảng viên, nghiên cứu

>>> Xem thêm: Lộ Trình Thăng Tiến Của Trưởng Phòng Kỹ Thuật Là Gì?

Mức lương quản lý xây dựng

Mức lương của quản lý xây dựng thường được phân ra theo kinh nghiệm làm việc. Dưới đây là mức lương trung bình tương ứng với số năm kinh nghiệm của chuyên viên Quản lý xây dựng:

Chưa có kinh nghiệm

  • Đối với kỹ sư mới ra trường, đang hoàn toàn không có kinh nghiệm thực tế nên sinh viên sẽ phải học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những công việc như: nghiệm thu, đo đạc, v.v mức lương dao động từ 7.000.000 VNĐ/ tháng – 9.000.000 VNĐ/tháng.
  • Nếu có cơ hội làm việc tại những công ty có quy mô lớn thì bạn sẽ được trả lương dựa theo trình độ hiện tại. Nếu thông thạo thêm ngoại ngữ, bạn sẽ có mức lương cơ bản khoảng từ 12.000.000 VNĐ/tháng – 15.000.000 VNĐ/tháng.

Từ 3 – 5 năm kinh nghiệm

  • Khác với các nhân viên mới ra trường, nhân viên làm tại vị trí quản lý với 3 – 5 năm kinh nghiệm sẽ có mức thu nhập dao động từ khoảng 12.000.000 VNĐ/tháng – 18.000.000 VNĐ/tháng.
  • Nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ có nhiệm vụ quản lý công trình sẽ có mức thu nhập từ  9.000.000 VND/ tháng – 12.000.000 VNĐ/ tháng.
Nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ có nhiệm vụ quản lý công trình sẽ có mức thu nhập từ  9.000.000 VND/ tháng – 12.000.000 VNĐ/ tháng.
Nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ có nhiệm vụ quản lý công trình sẽ có mức thu nhập từ 9.000.000 VND/ tháng – 12.000.000 VNĐ/ tháng.

Trên 5 năm kinh nghiệm

Nhân viên quản lý xây dựng với hơn 5 năm kinh nghiệm thực tiễn thường sẽ làm việc tại  những công trình lớn nên trách nhiệm và áp lực nặng nề của họ cũng không hề nhỏ. Vậy nên, mức lương sẽ phụ thuộc theo chế độ của từng doanh nghiệp khác nhau.

Mức lương quản lý xây dựng với hơn 5 năm kinh nghiệm sẽ phụ thuộc theo chế độ của từng doanh nghiệp khác nhau
Mức lương quản lý xây dựng với hơn 5 năm kinh nghiệm sẽ phụ thuộc theo chế độ của từng doanh nghiệp khác nhau

Nếu bạn đang muốn tìm việc làm xây dựng uy tín, dễ dàng thì có thể truy cập vào website TopCV.vn để ứng tuyển các vị trí công việc liên quan tới ngành Xây dựng phù hợp với mình nhé. Ngoài ra, TopCV.vn còn có kho mẫu CV online thuận tiện cho các bạn tạo CV vào nộp hồ sơ xin việc nhanh chóng, thuận tiện.

Học ngành Quản lý xây dựng ở đâu tốt nhất hiện nay?

Hiện nay, tại Việt Nam, không chỉ có mỗi Đại học Xây dựng nổi tiếng đào tạo về ngành Quản lý xây dựng. Dưới đây là một số trường trên cả nước nổi tiếng về chất lượng đào tạo chuyên ngành này:

Miền Bắc 

Một số trường đào tạo ngành Quản lý xây dựng tại miền Bắc:

  • Đại học Xây dựng.
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội.
  • Đại học Giao thông vận tải.
  • Đại học Thủy Lợi.

Miền Trung

Một số trường đào tạo ngành Quản lý xây dựng tại miền Trung:

  • Đại học Xây dựng Miền Trung.
  • Đại học Kiến trúc Đà Nẵng.

Miền Nam

Một số trường đào tạo ngành Quản lý xây dựng tại miền Nam::

  • Đại học Xây dựng Miền Tây.
  • Đại học Kỹ thuật Công Nghệ Cần Thơ.
  • Đại học Công nghệ TP. HCM.
  • Đại học Mở TP. HCM.
  • Đại học Kiến trúc TP. HCM.
  • Đại học Giao thông vận tải – cơ sở 2.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.

Các khối thi tuyển ngành Quản lý xây dựng

Hiện nay, có 5 khối thi tuyển ngành Quản lý xây dựng:

  • Khối A00: Toán – Lý – Hóa.
  • Khối A01: Toán – Lý – Anh.
  • Khối A02: Toán – Lý – Sinh.
  • Khối D01: Toán – Văn – Anh.
  • Khối D07: Toán – Hóa – Anh.

Điểm chuẩn của ngành Quản lý xây dựng là bao nhiêu?

Điểm chuẩn của ngành quản lý xây dựng sẽ phụ thuộc phần lớn vào hình thức tuyển sinh và tổ hợp môn xét tuyển của các trường Đại học trên toàn quốc. Vào năm 2022, điểm chuẩn của ngành quản lý xây dựng dao động trong khoảng từ 16 – 26 điểm. Trước đó vào năm 2021, điểm chuẩn của ngành này thấp hơn một chút, dao động từ 16 – 25.25 điểm.

Nhìn chung, có rất nhiều trường Đại học có ngành Quản lý xây dựng xét tuyển với số điểm thấp, chỉ từ 16 điểm. Vậy nên cơ hội của bạn để xét tuyển vào ngành này là rất rộng mở.

Có rất nhiều trường Đại học có ngành Quản lý xây dựng xét tuyển với số điểm thấp
Có rất nhiều trường Đại học có ngành Quản lý xây dựng xét tuyển với số điểm thấp

Khó khăn khi theo đuổi ngành Quản lý xây dựng

Dưới đây là một số khó khăn phổ biến khi theo đuổi ngành quản lý xây dựng:

  • Môi trường làm việc bụi bặm, ồn ào và chịu các ảnh hưởng trực tiếp bởi các vấn đề thời tiết như nắng gắt hay giông bão, rét buốt.
  • Thường xuyên phải đi tiếp khách hàng, gặp gỡ đối tác và đi công tác xa nhà, gia đình vì đây là một ngành thường làm việc theo dự án, công trình.
  • Vị trí quản lý xây dựng có rất nhiều áp lực, công việc luôn bị thúc giục và phải hoàn thành theo tiến độ nhất định.
Vị trí quản lý xây dựng có rất nhiều áp lực, công việc luôn bị thúc giục và phải hoàn thành theo tiến độ nhất định
Vị trí quản lý xây dựng có rất nhiều áp lực, công việc luôn bị thúc giục và phải hoàn thành theo tiến độ nhất định

Trên đây, Topviecquanly.vn đã cùng bạn đi tìm hiểu xem ngành Quản lý xây dựng ra trường học ngành gì. Nhìn chung, với nhu cầu tuyển dụng lớn, cơ hội việc làm rộng mở thì khi học xong ngành Quản lý xây dựng sẽ không lo sợ bị thất nghiệp. Các bạn sinh viên khi ra trường có thể lựa chọn các công việc như: kỹ sư xây dựng, Quản lý dự án xây dựng, kỹ sư giám sát công trường,… Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Quản lý xây dựng.

>>> Xem thêm: Mô Tả Công Việc Trưởng Phòng Kỹ Thuật Cơ Điện? Thu Nhập Ra Sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *