Quản lý nhân lực là gì? Công việc của người quản lý nhân lực cho doanh nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm Việc làm nổi bật

Nguồn nhân lực con người luôn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và xã hội là vấn đề được ban lãnh đạo của doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Việc quản lý nhân sự đòi hỏi phải hiểu biết và có kỹ năng quản lý, tạo mục đích và điều kiện để nguồn nhân lực phát triển hết khả năng tiềm ẩn của họ, giảm lãng phí cho doanh nghiệp.

Vậy Quản lý nhân lực là gì? Công việc của người Quản lý nhân sự là gì? Cùng topviecquanly.vn tham khảo qua bài viết sau nhé!

Quản lý nhân lực là gì?

Quản lý nhân lực (quản lý nhân sự) là việc khai thác và sử dụng nguồn lực con người trong tổ chức, doanh nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả. Hoạt động này bao gồm các công đoạn tìm kiếm, tuyển dụng, phỏng vấn, thử việc, đào tạo, đánh giá và quan trọng là sắp xếp người vào đúng chỗ, đúng lúc, phù hợp với năng lực của người đó và tính chất của công việc đó.

Vị trí này cũng chịu trách nhiệm giám sát hoạt động và văn hóa của cả tổ chức, doanh nghiệp phù hợp với Luật Lao Động và Việc Làm, tạo nên môi trường làm việc thân thiện và đạt hiệu quả cao.

quản lý nhân lực 03
Quản lý nhân lực là cầu nối giữa nhân sự và doanh nghiệp

Quản lý nhân sự còn nhiệm vụ thu hút và giữ chân các nhân viên tài năng cũng như sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Quản lý nguồn nhân lực là công việc quan trọng hàng đầu, cần có trong mọi lĩnh vực không riêng gì kinh doanh.

Công việc của người quản lý nhân lực trong doanh nghiệp

Dưới đây là những công việc chính của quản lý nhân lực trong doanh nghiệp:

Quản lý chính sách và để ra chính sách liên quan đến tài nguyên nhân sự

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nhân sự luôn đóng vai trò nòng cốt chủ yếu. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà vẫn đảm bảo được những chính sách cũng như quy định của Nhà nước về nguồn nhân lực, Quản lý nhân sự phải chịu trách nhiệm đưa ra những biện pháp và chính sách quản lý trong tầm hạn để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Quản lý nhân sự cũng có trách nhiệm xây dựng hệ thống các quy chế để quản lý con người, xây dựng môi trường làm việc có quy củ, chuyên nghiệp.

Ngoài việc thực hiện chức năng quản lý, họ còn là người thực hiện các quyết định của ban lãnh đạo. Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp để phát triển nguồn lực, dự toán chi phí đào tạo nhân viên hoặc tìm kiếm nhân lực mới có năng lực, chất lượng hơn.

Tư vấn cho các bộ phận khác về vấn đề nhân lực trong doanh nghiệp

Nhiệm vụ thường ngày của Quản lý nhân lực là tư vấn về vấn đề nhân viên nghỉ việc, tư vấn về các chế độ lương thưởng, tư vấn bổ sung nhân sự…nhằm mục đích đảm bảo bộ máy hoạt động luôn được diễn ra một cách thuận lợi, suôn sẻ.

quản lý nhân lực 02
Quản lý nhân sự cũng thực hiện nhiệm vụ tư vấn nhân lực cho bộ phận khác

Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho doanh nghiệp

Khi Quản lý nhân lực nhận được thông báo về việc bổ sung nhân sự, họ sẽ lên kế hoạch tuyển dụng đúng với số lượng được yêu cầu. Hoặc họ sẽ chủ động đề xuất xin bổ sung thêm nhân lực cho các bộ phận và vị trí còn thiếu.

Quản lý nhân sự cũng chịu trách nhiệm quản lý về vấn đề chính sách lương thưởng, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội… Vấn đề cung cấp dịch vụ tuyển dụng cho các bộ phận trong doanh nghiệp là một vai trò quan trọng của họ.

Kiểm tra và đánh giá nhân viên

Quản lý nhân lực sẽ đảm nhận chức năng kiểm tra, giám sát  các bộ phận về việc thực hiện các chính sách, chương trình nâng cao nghiệp vụ nhân lực,tuân theo văn hóa làm việc trong doanh nghiệp…Từ đó, đưa ra đánh giá nhận xét những ưu nhược điểm của nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, Quản lý nhân lực cũng là người đưa ra tiêu chuẩn đo lường, phân tích, đánh giá năng lực làm việc của nhân lực, thúc đẩy các bộ phận có biện pháp quản lý nguồn nhân lực hiệu quả hơn.

Việc đánh giá được thực hiện theo định ký quý, năm của doanh nghiệp. Từ đó, ban lãnh đạo đưa sẽ đưa ra quyết định khen thưởng đúng người, đúng thời điểm là một cách hiệu quả để duy trì động lực làm việc cho nhân viên.

Chấm công, tính lương cho nhân viên

Hiện nay, việc chấm công của nhân viên không nhất thiết phải ghi chép thủ công như trước kia, nay đã có phần mềm chấm công tương đối dễ dàng và chính xác, quản lý ngày công của nhân viên hiệu quả. Nhưng Quản lý nhân sự vẫn phải giám sát việc đi muộn về sớm, nghỉ vượt số ngày quy định của nhân viên. Từ đó đánh giá chính xác về tính chuyên cần và tính lương cho nhân viên chính xác hơn. 

Bên cạnh việc chấm công, tính lương Quản lý nhân sự cũng chính là người trực tiếp thực hiện việc thanh toán lương thưởng cho nhân viên trong doanh nghiệp.

quản lý nhân lực 01
Quản lý nhân lực có thể đảm nhiệm thêm vai trò tính lương cho nhân viên

Tạm kết

Hiện nay do cơ chế thị trường lao động khắc nghiệt, nên vấn đề Quản trị nhân lực ngày càng trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, để có được một nguồn nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp, không thể thiếu vai trò của Quản lý nhân lực. Điều này yêu cầu họ phải là người có năng lực và kỹ năng quản lý con người một cách hiệu quả, như vậy sẽ giúp nhân viên làm việc làm việc có hiệu quả và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *