Năng lực quản lý đóng vai trò rất quan trọng với những người muốn thăng tiến làm Leader. Liệu bạn đã bao giờ tìm hiểu những năng lực mà một người quản lý cần có? Cùng Topviecquanly.vn tham khảo chi tiết qua bài viết dưới chia sẻ kinh nghiệm đây.
Năng lực quản lý là gì?
Năng lực quản lý là những kỹ năng và kiến thức mà người quản lý sở hữu để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, hoàn thành các hoạt động, nhiệm vụ quản lý cụ thể. Với năng lực quản lý của mình, nhà lãnh đạo sẽ khuyến khích, tạo điều kiện và truyền cảm hứng cho nhân viên hiệu quả. Từ đó giúp nhân viên cải thiện hiệu suất làm việc của mình.
Top 8 năng lực quản lý cần thiết mà một Leader phải có
Bất cứ ai, dù làm việc trong lĩnh vực nào cũng đều mong muốn mình sẽ thăng tiến đến một vị trí leader, quản lý,… Khi đảm nhiệm những vị trí này, bạn cần phải đáp ứng những năng lực cần thiết sau đây.
Năng lực giao tiếp
Tất cả các nhà lãnh đạo, quản lý đều cần phải có khả năng lắng nghe người khác. Họ phải là người biết cách giao tiếp, xử lý thông tin một cách hiệu quả.
Trong năng lực giao tiếp, việc lắng nghe người khác sẽ cho phép các nhà lãnh đạo khuyến khích nhân viên chia sẻ những ý tưởng, thông tin cũng như các mối quan tâm trong công việc. Lắng nghe cởi mở với người khác là chìa khóa để năng lực quản lý hiệu quả hơn.
Việc xử lý thông tin đối với một nhà lãnh đạo giỏi rất quan trọng. Nhà lãnh đạo hay vị quản lý đó có thể đi vào vấn đề, cân nhắc những ưu điểm, khuyết điểm và đánh giá hậu quả trong phạm vi ngắn hạn, dài hạn của các quyết định. Từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo phát triển các kết luận một cách rõ ràng và hợp lý.
>>> Xem thêm: Năng lực lãnh đạo là gì? Các bước phát triển năng lực lãnh đạo
Là một quản lý giỏi, chắc chắn mọi vấn đề đều cần phải thể hiện một cách rõ ràng bằng lời nói và văn bản. Họ cần phải giao tiếp ngắn gọn, nhất quán, súc tích và chia sẻ thông tin một cách thẳng thắn với người khác.
Năng lực quản lý
Là một nhà quản lý tài ba chắc chắn năng lực quản lý là điều cần phải có. Các nhà lãnh đạo, quản lý thành công là những người luôn tạo được sự tin tưởng, đưa ra định hướng và giao trách nhiệm cho nhân viên dưới quyền của mình.
Việc xây dựng và tạo dựng lòng tin đối với nhân viên cấp dưới cho thấy họ có thể được tín nhiệm. Bên cạnh đó, nó cũng phản chiếu rằng họ là người trung thực, có đạo đức. Ngoài ra, một người quản lý giỏi, một nhà lãnh đạo tài ba phải có khả năng giao việc, ủy thác công việc cho những nhân viên thích hợp.
Năng lực thích ứng
Một trong 8 năng lực quản lý cần có chính là năng lực thích ứng. Đây là năng lực luôn có khả năng thích nghi với hoàn cảnh, suy nghĩ một cách sáng tạo. Với năng lực này, người quản lý sẽ biết cách điều chỉnh hoàn cảnh liên quan, điều chỉnh phong cách làm việc đa dạng của mọi người và với các môi trường làm việc khác nhau.
>>> Xem thêm: Tầm nhìn lãnh đạo là gì? Tác động như thế nào với doanh nghiệp?
Là một người quản lý có năng lực thích ứng, chắc chắn sẽ biết cách đối phó với những thất bại một cách tích cực. Họ biết cách chấp nhận những sự thay đổi đột ngột. Việc suy nghĩ sáng tạo mang đến cho họ cách tiếp cận giàu trí tưởng tượng cho công việc. Các nhà lãnh đạo có tư duy sáng tạo chắc chắn sẽ dễ dàng chấp nhận rủi ro, giải quyết vấn đề hợp lý và truyền cảm hứng cho sự đổi mới.
Năng lực quản lý về giải quyết xung đột
Dù ở lĩnh vực nào, môi trường làm việc nào, xung đột đội nhóm là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, là một quản lý tốt, chắc chắn bạn phải có năng lực xử lý, giải quyết, giảm thiểu các xung đột này. Việc giảm thiểu xung đột sẽ giúp duy trì môi trường làm việc dễ chịu và hiệu quả.
Quản lý xung đột là một trong những kỹ năng quan trọng được sử dụng ở nơi làm việc. Bởi hạn chế xung đột sẽ giúp các thành viên hòa đồng, hợp tác với nhau để tạo ra nhiều kỳ tích trong công việc.
Xây dựng mối quan hệ cũng được coi là một trong những năng lực quan trọng nhất của một quản lý. Lãnh đạo phải luôn có những quyết định khôn khéo, công bằng để các nhân viên không cảm thấy bất bình đẳng.
>>> Xem thêm: Cách để nhân viên hạnh phúc? Bí quyết trở thành lãnh đạo xuất sắc
Là một lãnh đạo giỏi, bạn cần biết cách giải quyết các xung đột một cách công bằng trên tinh thần hợp tác, tự nguyện. Bạn cần phải xây dựng nên một sự đồng thuận và dẫn dắt các nhóm thực hiện các mục tiêu một cách phù hợp nhất.
Năng lực quản lý công việc hiệu quả
Quản lý công việc năng suất, hiệu quả liên quan đến năng lực lãnh đạo. Sự hiệu quả ở đây có nghĩa một lãnh đạo cần biết cách tận dụng công nghệ hiện tại và sử dụng các nguồn lực bên ngoài một cách khôn ngoan, tránh sự trì hoãn và đặt biệt phải đặt ra các ưu tiên.
Bất cứ người lãnh đạo nào cũng cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản của công việc. Bên cạnh đó cần biết cách áp dụng các phương pháp mới, thay đổi khi thực hiện các nhiệm vụ mới. Mục đích của điều này chính là nhằm nâng cao hiệu suất của nhân viên dưới quyền, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển.
>>> Tìm hiểu thêm: 5 kỹ năng cần có của một người quản lý sản xuất giỏi
Phải biết hành động kịp thời
Hành động kịp thời là một trong những năng lực quản lý bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần phải có. Bởi với một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc chậm chân hơn đối thủ sẽ khiến cho mọi hoạt động trở nên chậm trễ. Các quản lý, nhà lãnh đạo cần xử lý vấn đề một cách quyết đoán, đưa ra các quyết định chắc chắn, kịp thời.
Bên cạnh đó, quản lý, lãnh đạo phải là người biết cách vượt qua những trở ngại để đạt được thành tích. Không thể thấy khó khăn mà chùn bước. Đồng thời không ngừng đưa ra những tiêu chuẩn có tác động tích cực đến tổ chức, thúc đẩy các thành viên trong đội, nhóm, công ty phải hành động kịp thời.
Năng lực phát triển nhân sự
Phát triển nhân sự là một trong những năng lực mà người quản lý nào cũng cần có. Là một quản lý, lãnh đạo giỏi, bạn không chỉ trau dồi năng lực bản thân mà còn phải biết cách phát triển người khác. Cần tác động và tạo động lực cho người khác nỗ lực đi đến thành công.
>>> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? Top 8 kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất
Những nhà lãnh đạo thành công trong việc nuôi dưỡng tài năng là những người có hiệu quả trong việc huấn luyện và đào tạo. Họ sẽ là người có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo người khác. Mọi lời nói của họ sẽ có tác động rất lớn đến những người khác. Chính điều này đã thể hiện nhà lãnh đạo đưa ra phản hồi khách quan về hiệu suất một cách kịp thời.
Năng lực làm chủ cá nhân
Một trong những năng lực quản lý không thể thiếu chính là làm chủ bản thân mình. Người quản lý không ngừng tìm kiếm, cải thiện và thể hiện những cam kết cá nhân. Từ những bài học tích cực, từ những sai lầm, từ những chỉ trích mang tính xây dựng, người quản lý sẽ hoàn thiện mình và phát triển bản thân một cách chuyên nghiệp.
Với vai trò là một quản lý, bạn sẽ cần nghiêm khắc hơn với bản thân. Cần có mức độ cam kết cao để thành công và duy trì một mức năng lượng cao kiên trì và luôn tích cực. Bên cạnh đó phải làm chủ được bản thân trong mọi hoàn cảnh.
Làm thế nào để nâng cao năng lực quản lý?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự thay đổi mạnh mẽ, các nhà quản lý hay lãnh đạo cần có tầm nhìn xa trông rộng. Họ phải là người biết cách chỉ đạo, thực hiện, hỗ trợ các kế hoạch, chương trình đổi mới một cách hiệu quả. Để có thể nâng cao năng lực quản lý, bạn cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
- Không ngừng nâng cao kiến thức công nghệ 4.0 để có thể điều hành thành công công ty và doanh nghiệp của mình, đưa công ty ngày một phát triển hơn.
- Nghiên cứu, tiếp cận những thông tin mới, kiến thức mới và xây dựng chiến lược dài hạn nhằm mở rộng quan hệ đối tác kinh doanh.
- Tập trung trau dồi năng lực quản lý, kỹ năng lãnh đạo bằng ứng dụng hiện đại, công nghệ thông tin.
- Tham gia các khóa đào tạo chuyên gia để nâng cao kỹ năng quản lý của lãnh đạo của mình.
- Tích cực tham gia các khóa học kỹ năng mềm, ngoại ngữ để không ngừng nâng cao trình độ của bản thân.
- Không ngừng rèn luyện bản thân, khắc phục các vấn đề còn hạn chế để ngày một hoàn thiện mình hơn.
Một công ty, doanh nghiệp có quản lý, lãnh đạo giỏi chắc chắn công ty đó sẽ có sự khác biệt và phát triển mạnh mẽ. Các nhà lãnh đạo có năng lực chính là yếu tố làm tăng năng suất, cải thiện tinh thần nơi làm việc. Ngoài ra họ còn truyền cảm hứng tích cực cho các nhân viên cấp dưới của mình.
>>> Xem thêm: Top 5+ phong cách quản lý phổ biến dành cho nhà lãnh đạo
Bài viết trong chuyên mục “Chia sẻ kinh nghiệm” trên đã giúp bạn hiểu rõ năng lực quản lý mà một nhà lãnh đạo, quản lý hay leader cần phải có. Trở thành một quản lý không phải là điều quá khó, nhưng hoàn thành tốt vai trò quản lý, đưa công ty ngày một đi lên lại là điều không dễ dàng. Hãy nỗ lực cải thiện các năng lực trên để thành công trong công việc nhé.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm việc làm cấp quản lý, hãy truy cập TopCV.vn để tiếp cận những việc làm chất lượng với mức lương cao. Hệ sinh thái việc làm đa dạng tại đây sẽ mang đến cho bạn những cơ hội với thu nhập hấp dẫn nhất.