Top 5+ phong cách quản lý phổ biến dành cho nhà lãnh đạo

Top 5+ phong cách quản lý phổ biến dành cho nhà lãnh đạo

Chia sẻ kinh nghiệm

Hầu hết các nhà lãnh đạo đều có những phong cách quản lý lãnh đạo riêng để phù hợp với hoàn cảnh và đội nhóm, tổ chức của họ. Trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, Topviecquanly.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về các phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay nhé.

Phong cách quản lý lãnh đạo là gì?

Phong cách quản lý lãnh đạo là khái niệm đề cập đến các phương pháp, đặc điểm và hành vi của người lãnh đạo khi chỉ đạo, thúc đẩy và quản lý nhóm của họ. Phong cách lãnh đạo cũng sẽ là yếu tố quyết định cách các nhà lãnh đạo phát triển chiến lược, thực thi các kế hoạch, phản ứng với các thay đổi như thế nào. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản lý sự kỳ vọng của những bên liên quan, phúc lợi trong đội nhóm của họ.

phong-cach-quan-ly-topcv-1
Bạn cần hiểu rõ về phong cách quản lý và lãnh đạo của mình

Là một nhà lãnh đạo, hiểu được phong cách lãnh đạo của chính mình là điều cực kỳ quan trọng. Khi hiểu phong cách lãnh đạo của chính mình, bạn có thể xác định ảnh hưởng của phong cách này đối đội nhóm của mình ra sao. Nó cũng giúp bạn tìm được điểm mạnh của bản thân, cải thiện được những thiếu sót còn thiếu trong quá trình trở thành nhà quản lý của mình.

Top 5+ phong cách quản lý phổ biến hiện nay

Các nhà lãnh đạo thường sử dụng nhiều phong cách quản lý khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 11 phong cách quản lý phổ biến hiện nay mà bạn có thể gặp ở các nhà lãnh đạo thành công. Bao gồm:

Quản lý chuyển đổi

Đây là phong cách lãnh đạo nhấn mạnh vào sự thay đổi và chuyển đổi trong đội nhóm, tổ chức. Những nhà lãnh đạo áp dụng phong cách này sẽ cố gắng truyền cảm hứng cho những người khác trong đội nhóm bằng cách khai thác tiềm năng cá nhân của họ. Kiểu lãnh đạo này có thể cực kỳ hiệu quả trong các tổ chức đang mong muốn thực hiện những thay đổi hoặc chuyển đổi lớn.

>>> Xem thêm: Lãnh đạo chuyển đổi – Phong cách lãnh đạo thúc đẩy sự đổi mới

Quản lý ủy quyền

Hay còn có tên gọi khác là phong cách lãnh đạo laissez-faire. Phong cách này tập trung vào việc ủy thác sáng kiến ​​cho các thành viên trong đội nhóm. Đây được xem là một cách lãnh đạo thoải mái nhất cho đội nhóm của bạn. Người quản lý sẽ không quản lý vi mô hoặc tham gia quá nhiều vào việc cung cấp phản hồi hoặc hướng dẫn. Thay vào đó, họ sẽ cho nhân viên của mình được tự do sử dụng khả năng và sự sáng tạo của họ.

Quản lý dân chủ (có sự tham gia)

Đây là một phong cách lãnh đạo khuyến khích người quản lý lắng nghe nhân viên của họ và lôi kéo họ vào quá trình ra quyết định. Cách quản lý này đòi hỏi bạn phải hòa nhập, sử dụng các kỹ năng lãnh đạo quản lý, giao tiếp tốt. Quan trọng là có thể chia sẻ quyền lực/trách nhiệm của mình với các thành viên trong đội nhóm. Đây là phong cách khá phổ biến và có lịch sử lâu đời từ trước đến nay.

>>> Xem thêm: Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Ưu điểm và hạn chế cần biết

phong-cach-quan-ly-topcv-2
Quản lý dân chủ đòi hỏi người lãnh đạo phải có kỹ năng giao tiếp tốt

Quản lý có thẩm quyền

Những người theo đuổi phong cách này thường có khả năng nhìn xa trông rộng tốt. Họ không xem mình là nhà quản lý mà xem bản thân là người đóng vai trò cố vấn cho đội nhóm của họ. Lãnh đạo có thẩm quyền nhấn mạnh hơn vào cách tiếp cận “theo tôi” của nhân viên. Bằng cách đó, nhà lãnh đạo vạch ra một lộ trình và khuyến khích những người xung quanh họ đi theo phát triển tốt hơn.

Quản lý giao dịch

Phong cách này thường sẽ được thực hiện dựa trên phần thưởng và hình phạt. Các nhà lãnh đạo sẽ nhấn mạnh rõ ràng vào cấu trúc, cho rằng các cá nhân có thể không có động lực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của họ. Từ đó, họ sẽ tạo ra động lực cho nhân viên bằng những phần thưởng. Họ cũng sẽ tạo ra những sự trừng phạt để giúp nhân viên có áp lực từ công việc và chuyển hóa thành “kim cương” trong môi trường đó.

Một số phong cách quản lý khác

Bên cạnh những phong cách lãnh đạo ở trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số phong cách khác đang được áp dụng như sau:

  • Quản lý độc tài: Còn có tên gọi khác là lãnh đạo chỉ huy, đây được xem là phong cách lãnh đạo trái ngược với lãnh đạo dân chủ. Người lãnh đạo sẽ thực hiện ra quyết định mà không cần bất kỳ ý kiến hay đồng ý nào từ đội nhóm của họ.
  • Quản lý chiến lược: Hoạt động lãnh đạo sẽ được dựa vào việc gắn các kế hoạch phát triển và chiến lược với cách họ quản lý đội nhóm của mình.
  • Quản lý quan liêu: Thường quản lý theo các nguyên tắc, có thể lắng nghe ý kiến của các thành viên nhưng có xu hướng từ chối nhiều hơn nếu gây mâu thuẫn với nguyên tắc trước đó.
  • Quản lý huấn luyện: Nhà lãnh đạo tập trung vào việc xác định, nuôi dưỡng những điểm mạnh cá nhân của từng thành viên trong đội.

>>> Xem thêm: Năng lực lãnh đạo là gì? Các bước phát triển năng lực lãnh đạo

phong-cach-quan-ly-topcv-3
Mỗi nhà lãnh đạo sẽ có những phong cách lãnh đạo khác nhau

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về các phong cách quản lý lãnh đạo phổ biến hiện nay, hy vọng sẽ mang đến kiến thức hữu ích cho bạn. Bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác liên quan đến chủ đề này và cách phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhé.

>>> Tìm hiểu thêm: Giải đáp chi tiết về sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *