Hybrid working là gì? Quản lý hiệu quả với mô hình Hybrid working

Hybrid working là gì? Quản lý hiệu quả mô hình Hybrid working 

Chia sẻ kinh nghiệm

Hybrid Working là mô hình làm việc đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Vậy Hybrid Working là gì? Quản lý hiệu quả với mô hình Hybrid working như nào? Tham khảo bài viết trong danh mục chia sẻ kinh nghiệm của Topviecquanly.vn dưới đây nhé.

Hybrid working là gì?

Hybrid Working là mô hình kết hợp giữa làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng. Khi áp dụng mô hình này, nhân viên có thể linh hoạt lựa chọn không gian làm việc.

Mô hình Hybrid working đã được xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, ưu điểm của nó chỉ mới được biết đến rộng rãi trong đại dịch COVID-19. Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng Hybrid Working là mô hình làm việc trong tương lai và được nhiều ứng viên lựa chọn.

Tùy theo tính chất của công việc, doanh nghiệp có thể tự thiết kế mô hình Hybrid Working riêng để phù hợp với lịch trình và tiến độ công việc.

Hybrid working là gì? Hybrid working là mô hình kết hợp giữa làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng
Hybrid working là gì? Hybrid working là mô hình kết hợp giữa làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng

Nếu bạn đang muốn tìm việc làm tại các công ty đang áp dụng mô hình Hybrid Working thì có thể tìm truy cập TopCV.vn. Đây là trang web tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam với hơn 100.000 đối tác sử dụng dịch vụ. Vậy nên, bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với mình tại Topcv.vn.

Hybrid working tại Việt Nam

Theo thống kê vào năm 2021, “work from home” đã tạo ra 2 chiều hướng tâm lý tại Việt Nam: 81% người lao động muốn làm việc từ xa và 77% mong muốn gặp lại đồng nghiệp nơi văn phòng. Dựa theo kết quả này, Hybrid Working là giải pháp phù hợp để đáp ứng cho nhu cầu của cả 2 nhóm trên.

“Làm việc kết hợp” cũng cho chúng ta thấy khả năng khắc phục các hạn chế trong nhiều mô hình làm việc trước đây. Theo như báo cáo của Microsoft, có 40% nhân sự tại Việt Nam đang bị quá tải công việc, 20% cảm thấy bị kiệt sức. Riêng đối với Gen Z – thế hệ chủ lực mới, hiện đang có 44% nói đang phải vật lộn với khối lượng công việc và cần được sạc năng lượng hơn bao giờ hết.

Việc chuyển đổi các mô hình truyền thống sang mô hình Hybrid Working là cần thiết vì nó giúp người lao động cảm thấy hạnh phúc hơn. Theo khảo sát, giai đoạn “work from home” vì dịch bênh, có khoảng 62% lao động ở trong nước được sống thật với chính bản thân, tìm thấy năng suất và niềm vui ở trong công việc. Họ còn được trải nghiệm cảm xúc mà trước nay chưa từng có như: 34% gặp gia đình của đồng nghiệp qua mạng, 20% người đã trải lòng và khóc với đồng nghiệp và 15% vui vẻ gặp gỡ thú cưng.

Hybrid Working cũng cho chúng ta thấy khả năng khắc phục các hạn chế trong nhiều mô hình làm việc trước đây
Hybrid Working cũng cho chúng ta thấy khả năng khắc phục các hạn chế trong nhiều mô hình làm việc trước đây

Đã có 71% lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận ra hàng loạt thay đổi này. Việc quyết định để chuyển đổi hôm nay sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ, từ cách hình thành văn hóa doanh nghiệp, thu hút và giữ chân những nhân tài, đến thúc đẩy hợp tác và đổi mới

Ưu điểm của Hybrid working là gì?

Sau khi hiểu Hybrid Working là gì thì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của Hybrid Working. Dưới đây là một số ưu điểm của Hybrid Working mà Topviecquanly muốn chia sẻ đến bạn:

Thời gian làm việc linh hoạt

Khi làm việc với hình thức truyền thống, tất cả các nhân viên sẽ có mặt tại văn phòng đúng giờ mỗi ngày. Họ cũng phải chấm công vào một giờ nhất định và chấm công lại lúc tan làm. Có không hiếm nhân viên mất khoảng 1 tiếng để di chuyển đến văn phòng ở trong tình trạng giao thông tắc nghẽn. Từ đó, dẫn đến tinh thần mệt mỏi và căng thẳng.

Đối với mô hình Hybrid Working, nhân viên có thể được điều chỉnh giờ làm việc giúp linh hoạt hơn để đạt hiệu quả tối đa. Họ vừa có thể giảm thời gian để ra đường trong giờ cao điểm, vừa có thể chọn khung giờ làm việc để phù hợp với bản thân. Một số người sẽ làm việc hiệu quả hơn vào sáng sớm, nhưng có một số khác lại làm việc tốt hơn vào lúc đêm khuya.

Nhân viên có thể được điều chỉnh giờ làm việc giúp linh hoạt hơn để đạt hiệu quả tối đa
Nhân viên có thể được điều chỉnh giờ làm việc giúp linh hoạt hơn để đạt hiệu quả tối đa

Nhìn chung, khi áp dụng mô hình Hybrid Working, nhân viên sẽ có cơ hội lựa chọn thời gian, không gian làm việc sao cho phù hợp nhất, miễn là có thể đáp ứng được KPI đề ra. 

>>> Xem thêm: Ban lãnh đạo được xác định là chịu trách nhiệm gì? Mô tả chi tiết

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Hybrid Working là mô hình giúp cho người lao động sắp xếp thời gian hoàn thành công việc và tận hưởng những điều thú vị trong cuộc sống. Bằng cách linh động thời gian để ở cạnh gia đình nhiều hơn thay vì mất một khoảng thời gian đi tới chỗ làm và thời gian vô vị ở trên văn phòng.

Với Hybrid Working, người lao động cảm thấy rằng họ được quyền kiểm soát lịch trình công việc hàng ngày của mình, cảm nhận được mình đang làm chủ bản thân chứ không phải đang đi “làm thuê”. Vậy nên, họ dễ dàng có thể tìm thấy sự cân bằng, động lực trong công việc.

Hybrid Working là mô hình giúp cho người lao động có thêm thời gian với các nguồn đam mê khác
Hybrid Working là mô hình giúp cho người lao động có thêm thời gian với các nguồn đam mê khác

>>> Xem thêm: Những việc cần làm khi mất định hướng nghề nghiệp?

Tiết kiệm chi phí văn phòng

Chi phí vận hành của các công ty cho việc thuê văn phòng, mua thiết bị, văn phòng phẩm là một khoản phí rất tốn kém. Nếu áp dụng hiệu quả mô hình làm việc Hybrid Working thì công ty sẽ có thể giảm khoảng 30% khoản chi phí này.  

Thiết lập một mô hình làm việc Hybrid Working hiệu quả, nghĩa là các nhân viên làm việc trực tiếp tại văn phòng sẽ ít hơn. Từ đó, công ty có thể thuê một văn phòng có diện tích nhỏ hơn. Thậm chí, 1 số công ty nhỏ có thể tận dụng khoảng không gian làm việc chung – coworking space để thay thế cho văn phòng truyền thống.

Thách thức của Hybrid working

Bên cạnh các ưu điểm ở trên thì việc triển khai mô hình này cũng sẽ làm cho doanh nghiệp gặp những thách thức riêng. Dưới đây sẽ là một số khó khăn khi triển khai Hybrid working:

  • Thực hiện các hoạt động trong đội nhóm gặp khó khăn bởi nhân viên có thể xếp lịch làm việc không trùng nhau.
  • Các công ty cần phải xây dựng kế hoạch tiếp cận một cách tỉ mỉ và thử nghiệm thí điểm trước khi bắt tay thực hiện với một quy mô rộng lớn.
  • Có thể gặp phải những rủi ro liên quan tới bảo mật của doanh nghiệp.
  • Nếu triển khai mô hình Hybrid Working mà không có phương án quản lý phù hợp thì việc quản lý nhân viên sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
  • Nhân viên sẽ có thể cảm thấy bị mất kết nối hoặc bị cô lập với tổ chức.
  • Dễ xảy ra các tình trạng bị chênh lệch về kỹ năng và kiến thức giữa các nhân viên, từ đó tạo ra rào cản giữa các thành viên trong công ty. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới văn hóa chung của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Cách Quản Lý Nhân Viên Từ Xa – Tổng Hợp Các Giải Pháp Hữu Ích Nhất

4 mô hình Hybrid working phổ biến nhất

Remote-First Mode

Remote-First Mode – mô hình ưu tiên làm việc từ xa. Đối với mô hình này, nhân viên sẽ được quyền chọn lựa tới công ty hoặc làm việc ở nhà. Doanh nghiệp sẽ cần phải khuyến khích cho nhân viên làm việc từ xa. Văn phòng của công ty sẽ chủ yếu được sử dụng với mục đích họp mặt, gặp gỡ, tiếp đón khách hàng, ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận làm việc,…

Mô hình Hybrid Working này sẽ phù hợp với các loại công việc mà nhân viên có thể làm việc một cách độc lập như: sáng tạo, viết lách, lập trình, chăm sóc khách hàng,…

Đối với mô hình kiểu này, người quản lý sẽ hoàn toàn tin tưởng vào đội ngũ nhân viên của mình, luôn cho phép họ tự do tìm kiếm các không gian làm việc phù hợp nhất để họ thỏa sức sáng tạo và cống hiến.

Remote-First Mode - mô hình ưu tiên làm việc từ xa
Remote-First Mode – mô hình ưu tiên làm việc từ xa

Điểm hạn chế đối với mô hình này là đôi khi bạn sẽ không biết hôm nay ai đến văn phòng. Các chủ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý nhân sự hoặc khó khăn chọn chỗ ngồi làm việc nếu như toàn bộ nhân viên đều chọn đến văn phòng (tình cờ) trong một ngày.

Office-First Model

Office-First Model – mô hình ưu tiên làm việc tại văn phòng. Đối với Hybrid Working dạng này, mọi người sẽ được khuyến khích tới văn phòng nhiều hơn.

Mô hình này sẽ phù hợp với loại công việc cần được phối hợp chặt chẽ và tương tác, phản hồi nhanh để nhận được hiệu quả tối ưu như: sản xuất, xây dựng, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm,…

Hybrid Working Office-First Model sẽ cho phép những bộ phận khác nhau trong công ty cộng tác hiệu quả và đồng thời giúp duy trì cho môi trường làm việc linh hoạt, tự do.

Office-First Model - mô hình ưu tiên làm việc tại văn phòng
Office-First Model – mô hình ưu tiên làm việc tại văn phòng

Hybrid Working theo lịch trình 

Mô hình làm việc Hybrid Working này sẽ đặt ra lịch trình cụ thể cho các nhân viên. Trong đó, sẽ có các ngày nhân viên bắt buộc phải đến văn phòng vào những ngày linh hoạt.

Ví dụ: Trong công ty, sẽ có một bộ phận nhân viên phải đến văn phòng vào đầu tuần để xử lý công việc liên quan. Trong khi đó, một bộ phận khác sẽ đến văn phòng vào cuối tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập các nhân viên của mình đến văn phòng cố định vào ngày thứ 2 đầu tuần để có thể họp giao ban và phân công nhiệm vụ.

Mô hình làm việc Hybrid Working này sẽ đặt ra lịch trình cụ thể cho các nhân viên
Mô hình làm việc Hybrid Working này sẽ đặt ra lịch trình cụ thể cho các nhân viên

Đối với mô hình Hybrid Working theo lịch trình này, văn phòng công ty sẽ không bị quá tải. Các nhân viên trong công ty có cơ hội gặp mặt và gắn kết với nhau. Rất nhiều công ty lớn đang tiến hành sử dụng mô hình kiểu này. Điển hình như Unilever đã áp dụng mô hình làm việc 4 ngày/tuần và Microsoft cũng đã thông báo rằng lịch trình làm việc linh hoạt sẽ giúp năng suất làm việc tăng cao.

Hybrid Working tùy theo vị trí

Mô hình này hiểu đơn giản là có các vị trí, bộ phận làm việc tại nhà còn những vị trí, bộ phận khác sẽ đến làm việc tại công ty. Mô hình Hybrid Working tùy theo vị trí này giúp cải thiện hiệu suất cho các nhân viên không bắt buộc tới công ty khi không cần thiết. Ngoài ra, mô hình này cũng giúp tiết kiệm một khoản phí cho công ty.

Tuy nhiên ngoài ưu điểm trên, kiểu mô hình này sẽ tạo ra một sự rạn nứt giữa những bộ phận khác nhau ở trong doanh nghiệp.

Những nhân viên làm việc tại nhà có thể cảm thấy rằng những đồng nghiệp của họ ở văn phòng sẽ có nhiều cơ hội hơn và cải thiện được mối quan hệ với cấp trên. Mặt khác, nhân viên làm việc tại văn phòng lại cảm thấy rằng ban quản lý đang ưu tiên cho bộ phận làm việc từ xa, vì họ được phép đi làm hay nghỉ ở nhà tùy thích.

Mô hình Hybrid Working tùy theo vị trí này giúp cải thiện hiệu suất cho các nhân viên không bắt buộc tới công ty khi không cần thiết
Mô hình Hybrid Working tùy theo vị trí này giúp cải thiện hiệu suất cho các nhân viên không bắt buộc tới công ty khi không cần thiết

Cách thực hiện mô hình Hybrid working

Làm sao để xây dựng mô hình Hybrid working hiệu quả là một băn khoăn của các người quản lý, người chủ doanh nghiệp đang muốn áp dụng mô hình này. Dưới đây là cách thực hiện mô hình Hybrid working cho doanh nghiệp:

  • Xác định rõ mục đích của doanh nghiệp khi sử dụng mô hình Hybrid Work để đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Đề ra KPI và xây dựng kế hoạch nhân sự một cách hợp lý.
  • Thiết lập văn hóa đội nhóm cho công ty ngay từ lúc ban đầu.
  • Hiểu rõ về nhu cầu làm việc của các nhân sự trong công ty.
  • Tìm kiếm một hệ thống LMS chuyên nghiệp đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng mô hình Hybrid Working.

Trên đây, topviecquanly.vn đã giải đáp cho bạn Hybrid Working là gì và làm sao để xây dựng mô hình Hybrid working hiệu quả. Hybrid working là mô hình kết hợp giữa làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng. Tùy theo tính chất của công việc, doanh nghiệp có thể tự thiết kế mô hình Hybrid Working riêng để phù hợp với lịch trình và tiến độ công việc. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về mô hình Hybrid working.

>>> Xem thêm: 9 Kỹ Năng Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Người Quản Lý Nên Biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *