Quản lý cửa hàng là gì?

Quản lý cửa hàng là gì? Mô tả công việc quản lý cửa hàng chi tiết và đầy đủ nhất

Chia sẻ kinh nghiệm Việc làm nổi bật

Quản lý cửa hàng là vị trí quan trọng và chịu trách nhiệm cho các hoạt động của cửa hàng. Vậy Quản lý cửa hàng là gì? Công việc cụ thể của Quản lý cửa hàng cần làm những gì? Mức lương của vị trí này trên thị trường tuyển dụng hiện nay là bao nhiêu? Tất cả sẽ được topviecquanly.vn giải đáp trong bài viết dưới đây.

Quản lý cửa hàng là gì?

Quản lý cửa hàng hay cửa hàng trưởng là vị trí đứng đầu cửa hàng. Với những cửa hàng riêng lẻ, họ có quyền hạn chỉ sau chủ sở hữu cửa hàng. Còn với những chuỗi cửa hàng thuộc một doanh nghiệp, vị trí của họ tương đương với leader các nhóm nhỏ trong phòng kinh doanh. 

Họ chịu trách nhiệm quản lý cửa hàng trong khoảng thời gian chủ cửa hàng vắng mặt. Nhiệm vụ chính của Quản lý cửa hàng là xử lý, điều hành mọi hoạt động cần thiết để giúp cửa hàng vận hành bình thường.

Quản lý cửa hàng hay cửa hàng trưởng là vị trí đứng đầu cửa hàng và có quyền hạn xử lý mọi hoạt động của cửa hàng
Quản lý cửa hàng hay cửa hàng trưởng là vị trí đứng đầu cửa hàng và có quyền hạn xử lý mọi hoạt động của cửa hàng

Mô tả công việc quản lý cửa hàng

Công việc chính của Quản lý cửa hàng là gì? Nhiệm vụ của Quản lý cửa hàng sẽ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và quy mô cửa hàng. Tuy nhiên mục đích cuối cùng mà bất cứ Quản lý cửa hàng nào cũng hướng tới là gia tăng lợi nhuận, doanh số cửa hàng và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Cụ thể những công việc của quản lý cửa hàng là:

  • Quản lý toàn bộ nhân viên cửa hàng

Trong một cửa hàng sẽ có nhiều bộ phận nhỏ phụ trách các nhiệm vụ khác nhau. Quản lý cửa hàng sẽ là người quản lý và phân công công việc cho từng bộ phận. Cụ thể quản lý sẽ sắp xếp công việc, lịch trình các ca làm việc, phân bổ nhân công phù hợp cho từng bộ phận để đảm bảo vận hành của hàng thuận lợi nhất.

Ngoài ra, Quản lý cửa hàng cũng phụ trách quản lý hoạt động nhân sự cho toàn bộ cửa hàng như: tuyển nhân sự mới, kiểm tra chấm công, lập bảng lương, thưởng KPI hợp lý theo doanh số bán hàng… Chính sách lương thưởng hấp dẫn là yếu tố thu hút và giữ chân nhân tài trung thành với cửa hàng. 

  • Đào tạo kỹ năng, quy trình làm việc cho nhân viên

Mỗi nhân viên sẽ có khởi điểm năng lực, kinh nghiệm khác nhau. Vì vậy sau khi tuyển dụng nhân sự vào cửa hàng, Quản lý cửa hàng sẽ phải thực hiện đào tạo, hướng dẫn nhân viên các kỹ năng, quy trình làm việc,… Điều này giúp nhân viên mới nhanh chóng làm quen với công việc và hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời chất lượng phục vụ của cửa hàng được đảm bảo và sự uy tín, chất lượng của doanh nghiệp được giữ vững.

Quản lý cửa hàng sẽ phải thực hiện đào tạo, hướng dẫn nhân viên các kỹ năng, quy trình làm việc,... ở cửa hàng
Quản lý cửa hàng sẽ phải thực hiện đào tạo, hướng dẫn nhân viên các kỹ năng, quy trình làm việc,… ở cửa hàng
  • Giám sát bán hàng

Ngoài quản lý các công việc giúp cửa hàng vận hành bình thường, Quản lý cửa hàng cần giám sát việc bán hàng để đảm bảo mục tiêu doanh thu đã đề ra. Quản lý cần theo dõi doanh thu bán hàng, các mặt hàng bán chạy – tồn đọng,.. để đưa ra phương án cải thiện doanh số tổng thể cho cửa hàng.

Đồng thời, Quản lý cửa hàng cũng giám sát cách bài trí, cấu trúc cửa hàng sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học. Cách trang trí, bố cục đẹp mắt cũng là yếu tố giúp thu hút nhiều khách hàng lựa chọn mua sản phẩm tại một cửa hàng.

  • Phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp

Quản lý cửa hàng thuộc bộ phận kinh doanh trong một doanh nghiệp. Vì vậy muốn tối ưu hiệu quả công việc thì không thể thiếu việc phối kết hợp với các phòng ban khác. Vậy vai trò của Quản lý cửa hàng là gì trong quá trình này? Họ sẽ là người hỗ trợ tuyển dụng, cập nhật các chương trình Marketing, phối hợp nghiên cứu khách hàng, thị trường,.. sao cho tối ưu doanh số và lợi nhuận nhất cho cửa hàng.

  • Lên kế hoạch và lập báo cáo bán hàng

Quản lý cửa hàng sẽ phải nắm chắc tình trạng buôn bán, kinh doanh của cửa hàng để lập báo cáo cho cấp trên. Trong bản báo cáo cần làm rõ các yếu tố như: doanh thu, lợi nhuận, số lượng hàng hóa bán được, số hàng tồn kho, sản phẩm bán chạy,… Đây cũng là cơ sở để quản lý cửa hàng lên kế hoạch bán hàng phù hợp cho các tháng tiếp theo.

Quản lý cửa hàng sẽ phải nắm chắc tình trạng buôn bán, kinh doanh của cửa hàng để lập báo cáo cho cấp trên
Quản lý cửa hàng sẽ phải nắm chắc tình trạng buôn bán, kinh doanh của cửa hàng để lập báo cáo cho cấp trên
  • Quản lý toàn bộ cửa hàng

Công việc của quản lý cửa hàng là gì trong nhiệm vụ này? Chúng khá trừu tượng khi bạn sẽ phải bao quát và chịu trách nhiệm về tất cả mọi thứ trong cửa hàng như: cơ sở vật chất và hạ tầng, vệ sinh và chất lượng hàng hóa, kế toán, công nợ, hàng tồn kho, các vấn đề hư hỏng trong cửa hàng,… Quản lý cửa hàng cần để ý tới những vấn đề này để có hướng giải quyết kịp thời và nhanh chóng, không gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của cửa hàng.

Mức lương của quản lý cửa hàng

Từ bản mô tả trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ công việc của Quản lý cửa hàng là gì. Đây là vị trí quan trọng và thuộc cấp quản lý nên mức lương sẽ cao hơn so với các công việc khác trên thị trường. Thông thường, tùy vào quy mô cửa hàng mà mức thu nhập của Cửa hàng trưởng nằm trong khoảng từ 8 – 25 triệu đồng/ tháng. Còn thu nhập trung bình sẽ từ 15 triệu đồng/ tháng chưa kể thưởng doanh thu.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi tới bạn về vị trí Quản lý cửa hàng là gì. Mong rằng chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này và có lựa chọn nghề nghiệp chính xác trong tương lai. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *