Đối với các doanh nghiệp có quy mô rộng lớn và nhiều chi nhánh khác nhau, việc tuyển dụng các giám đốc chi nhánh để điều hành cũng như quản lý những cơ sở này là một yếu tố cần thiết của doanh nghiệp. Vậy, giám đốc chi nhánh là gì, họ sẽ làm những công việc như thế nào. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này hãy tham khảo ngay bài viết chi tiết dưới đây trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm cùng Topviecquanly.vn.
Giám đốc chi nhánh là gì?
Hiểu đơn giản, giám đốc chi nhánh chính là người đứng đầu của các chi nhánh do doanh nghiệp phát triển. Họ sẽ là người đại diện cho công ty hoặc doanh nghiệp tiến hành các hoạt động quản lý, giám sát và đưa ra những kế hoạch liên quan đến sự phát triển của chi nhánh đó.
Chi nhánh sẽ là một đơn vị trực thuộc vào doanh nghiệp. Và đây sẽ là nơi có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ cũng như một phần chức năng cần thiết của doanh nghiệp. Bao gồm cả chức năng đại diện theo sự ủy quyền. Một chi nhánh sẽ cần phải kinh doanh đúng với ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
Giám đốc chi nhánh sẽ là người chịu trách nhiệm và đứng dưới quyền giám sát của tổng giám đốc. Vì vậy bạn cũng có thể thấy rằng, đây là một vị trí quan trọng mà mỗi doanh nghiệp sẽ rất khắt khe trong vấn đề tuyển dụng và lựa chọn nhân sự phù hợp.
>>> Xem thêm: Quản lý dự án là gì? Mô tả công việc chi tiết
Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh
Vậy, với vai trò là đứng đầu và quản lý một chi nhánh của doanh nghiệp, chức năng trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh là gì. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể theo dõi ở phần tiếp theo của bài viết.
Nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh là gì?
Một giám đốc chi nhánh sẽ có những nhiệm vụ và trách nhiệm như sau đối với chi nhánh mà mình quản lý:
- Họ cần chịu trách nhiệm về việc sử dụng cũng như quản lý, phát triển về nguồn vốn và tài sản, sao toàn những yếu tố này và tận dụng các nguồn lực của đơn vị một cách tối ưu nhất.
- Thực hiện xây dựng cũng như điều hành, lãnh đạo các kế hoạch liên quan đến kinh doanh cũng như chính sách của công ty. Từ đầu đảm bảo chi nhánh có thể phát triển được hiệu quả nhưng không ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
- Thực hiện các công việc liên quan đến nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tiếp thị cũng như xây dựng những chính sách liên quan đến quảng cáo, khuyến mãi và và kinh doanh để thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp được phát triển.
- Tổ chức và giám sát những hoạt động kế toán tại chi nhánh theo đúng quy định mà doanh nghiệp đã đề ra.
- Thực hiện theo dõi các chương trình marketing tại chi nhánh để có thể để đem lại nguồn doanh thu tốt nhất cho chi nhánh đó.
- Thực hiện các công tác liên quan đến tuyển dụng cũng như đào tạo nhân sự sự tại chi nhánh.
- Thực hiện các công việc khác liên quan đến điều hành chi nhánh để có thể đạt được mục tiêu doanh thu do công ty tổng đề ra.
>>> Xem thêm: Những Công Việc Của Người Quản Lý Là Gì? Các Kỹ Năng Cần Có
Chức năng, quyền hạn của giám đốc chi nhánh là gì?
Bên cạnh những trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của mình, vị trí này cũng sẽ có những chức năng và quyền hạn riêng. Vậy những chức năng, quyền hạn của một giám đốc chi nhánh là gì. Bao gồm như sau:
- GĐCN có quyền được tổ chức các vị trí nhân sự tại đơn vị do mình phụ trách. Bao gồm như đề xuất với giám đốc bán hàng về những phương án liên quan đến sắp xếp phân công nhân sự, tuyển dụng và quyết định cho nghỉ việc, quyết định liên quan đến khen thưởng kỷ luật, định liên quan đến tăng lương hạ lương,…
- Có quyền in ký các loại văn bản giấy tờ liên quan đến nghỉ phép và bà nghỉ việc của nhân viên toàn bộ chi nhánh. Riêng với cấp quản lý, GĐCN chỉ có những quyền hạn này đối với vị trí giám đốc bán hàng.
- Xem xét và kiểm tra về các loại giấy tờ khi giám đốc bán hàng trình ký. Loại giấy tờ này có thể bao gồm các hợp đồng liên quan đến thương mại, hợp đồng dịch vụ.
- Ký duyệt các loại giấy tờ hoặc văn bản liên quan đến hoạt động của chi nhánh và nằm trong quyền hạn của mình.
- Yêu cầu các bộ phận liên quan tại công ty tổng hỗ trợ cho chi nhánh của mình khi cần thiết để đảm bảo hiệu quả công việc.
Những loại văn bản mà giám đốc chi nhánh có thể thực hiện ký duyệt bao gồm như: Hợp đồng thầu phụ (ví dụ như hợp đồng mua bán thành phẩm, Hợp Đồng Quảng cáo, Hợp Đồng chuyên chở,…), Các loại giấy tờ liên quan đến đến thu chi ngân sách phục vụ cho hoạt động của kinh doanh tại chi nhánh, các loại văn bản liên quan đến chức năng của vị trí này như báo cáo tình hình hoạt động, các văn bản liên quan đến xem xét đơn đặt hàng, đề nghị mua bán,…
>>> Xem thêm: Top 3 kỹ năng cần thiết với mọi quản lý cấp cao
Mức lương của giám đốc chi nhánh
Mức lương của giám đốc chi nhánh (GĐCN) sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm, năng lực, địa điểm, quy mô chi nhánh nơi họ đảm nhiệm. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo mức lương trung bình của vị trí này theo khảo sát như sau:
Mức lương trung bình chung
- Mức thấp nhất: 8 triệu đồng/tháng.
- Mức trung bình thấp: 22.2 triệu đồng/tháng.
- Mức trung bình: 29.3 triệu đồng/tháng.
- Mức trung bình cao: 36.3 triệu đồng/tháng.
- Mức cao nhất: 92 triệu đồng/tháng.
- Dải lương phổ biến: 18 – 54 triệu đồng/tháng.
Mức lương theo kinh nghiệm
- Kinh nghiệm từ 1 – 4 năm: 24.2 triệu đồng/tháng.
- Kinh nghiệm từ 5 – 9 năm: 32.3 triệu đồng/tháng.
Mức lương theo địa điểm
- Mức lương tại Hà Nội: 27.3 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tại thành phố Hồ Chí Minh: 21 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tại Đà Nẵng: 14.2 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tại Hải Phòng: 21.5 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tại Nghệ An: 22.1 triệu đồng/tháng.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết giúp lương giám đốc điều hành tăng trưởng vượt bậc
Tiêu chuẩn làm giám đốc chi nhánh là gì?
Tiêu chuẩn để trở thành GĐCN có thể khác nhau tùy thuộc vào từng công ty và ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là một số tiêu chuẩn phổ biến mà nhiều công ty áp dụng khi tuyển dụng vị trí này mà bạn có thể tham khảo:
Kinh nghiệm làm việc
Thường thì để trở thành GĐCN, yêu cầu có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tương đương và có ít nhất một số năm kinh nghiệm quản lý. Kinh nghiệm quản lý chi nhánh hoặc vị trí tương đương là một lợi thế.
Kiến thức và kỹ năng quản lý
GĐCN cần có kiến thức và kỹ năng lãnh đạo quản lý chung, bao gồm khả năng lãnh đạo, quản lý nhân viên, lập kế hoạch và định hướng chi nhánh, phân tích và giải quyết vấn đề, quản lý tài chính, và kỹ năng giao tiếp tốt.
Kỹ năng kinh doanh
GĐCN cần có kiến thức và kỹ năng về kinh doanh để quản lý hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Điều này bao gồm hiểu biết về thị trường, khả năng phân tích dữ liệu, quản lý doanh số, phát triển kế hoạch tiếp thị, và xây dựng mối quan hệ khách hàng.
Trách nhiệm và khả năng quản lý tài chính
Giám đốc chi nhánh thường có trách nhiệm quản lý nguồn lực tài chính của chi nhánh, bao gồm việc xây dựng và thực hiện ngân sách, kiểm soát chi phí, và đảm bảo sự tài chính hiệu quả của chi nhánh.
Đạo đức và tính trung thực
Đạo đức và tính trung thực là yếu tố quan trọng để xây dựng lòng tin và đảm bảo quản lý tốt cho chi nhánh. GĐCN phải tuân thủ đạo đức kinh doanh và có trách nhiệm đối với việc quản lý các hoạt động và tài sản của chi nhánh.
Tìm việc làm giám đốc chi nhánh ở đâu?
Để tìm kiếm việc làm giám đốc chi nhánh, bạn có thể tham khảo một số cách như sau:
Website tuyển dụng
Các website tuyển dụng sẽ là một cách phổ biến để bạn có thể tìm kiếm việc làm liên quan đến vị trí GĐCN. Bạn có thể tìm kiếm bằng cách sử dụng từ khóa “giám đốc chi nhánh” hoặc tìm kiếm theo tên công ty hoặc ngành nghề cụ thể.
Hiện tại, có rất nhiều website tuyển dụng mà bạn có thể tham khảo. Nổi bật trong đó không thể không nhắc đến TopCV.vn. Với hơn 5.1 triệu lượt truy cập hàng tháng, TopCV.vn là một trong những trang web tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam. Được tin tưởng và lựa chọn bởi hơn 180.000 doanh nghiệp, website này mang đến cho bạn cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp giám đốc chi nhánh.
TopCV.vn áp dụng công nghệ tuyển dụng tiên tiến, bao gồm trí tuệ nhân tạo và Big Data, giúp bạn tìm thấy những cơ hội việc làm phù hợp với năng lực và định hướng của mình. Bạn có thể tìm kiếm trong hàng ngàn vị trí giám đốc chi nhánh từ các doanh nghiệp uy tín và đa dạng ngành nghề trên toàn quốc.
Ứng tuyển trực tiếp
Nếu bạn quan tâm đến một công ty cụ thể, hãy xem trang web của công ty để tìm hiểu về các vị trí giám đốc chi nhánh có sẵn. Bạn cũng có thể gửi đơn xin việc trực tiếp đến bộ phận nhân sự của công ty hoặc liên hệ với người quản lý phù hợp để thể hiện sự quan tâm của mình.
Thông qua Networks
Bạn cũng có thể sử dụng mạng lưới kết nối của mình để tìm thông tin về các vị trí GĐCN. Liên hệ với người quen, đồng nghiệp, bạn bè, và các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn để hỏi về cơ hội việc làm hoặc nhận được gợi ý về các vị trí phù hợp.
Hy vọng với bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về giám đốc chi nhánh là gì, cũng như các vấn đề liên quan đến vị trí này.
Đừng bỏ lỡ cơ hội thăng tiến và khám phá những vị trí giám đốc chi nhánh tuyệt vời tại TopCV.vn ngay hôm nay! Hãy đăng ký tài khoản và bắt đầu hành trình sự nghiệp của bạn với sự hỗ trợ chuyên nghiệp và các cơ hội việc làm hàng đầu.
>>> Xem thêm: Ban giám đốc gồm những ai? Chức năng & Nhiệm vụ