Mô hình 5M là một phương pháp quản lý đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Vậy mô hình 5M là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây thuộc chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của Topviecquanly.vn để tìm hiểu cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả với mô hình 5M nhé.
Mô hình 5M là gì?
Mô hình 5M hay 5M model là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong nhiều doanh nghiệp. Đây là một phương pháp quản lý quan trọng với độ hiệu quả đã được kiểm chứng và áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hiện nay trên thị trường.
Dưới đây là 5 yếu tố được thể hiện trong 5M model vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, bao gồm:
- Material: Nguyên vật liệu
- Machine: Thiết bị, máy móc
- Method: Phương pháp, thao tác
- Man: Người thực hiện
- Measurement: Đo lường
Ngoài ra, người ta còn hiểu mô hình 5M bao gồm các yếu tố như:
- Material: Chất liệu
- Machine: Máy móc
- Man: Nhân lực
- Method: Phương pháp
- Money: Ngân sách
Ngoài mô hình 5M dành cho quản lý doanh nghiệp, còn có mô hình 5M ứng dụng cho Marketing. Ví dụ về mô hình 5M trong Marketing phải kể đến mô hình 5M của Coca Cola, Điện Máy Xanh hoặc mô hình 5M của Vinamilk. Vậy nên, tùy theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, mô hình 5M sẽ được biến tấu và có định nghĩa khác nhau.
Trong bài viết này, Topviecquanly.vn sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về mô hình 5M ứng dụng trong việc quản lý doanh nghiệp theo 5 yếu tố: Material, Machine, Man, Method, Money.
Tìm hiểu chi tiết về các yếu tố trong mô hình 5M
Hiểu rõ những yếu tố trong 5M sẽ giúp cho doanh nghiệp áp dụng dễ dàng vào quá trình quản lý một cách thực tế, đầy đủ và hiệu quả. Từ đó, những hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về 5 yếu tố của mô hình 5M và áp dụng chúng vào từng yếu tố trong sản xuất, kinh doanh.
Material (Nguyên vật liệu)
Nguyên vật liệu là yếu tố bắt buộc mà doanh nghiệp nào cũng cần có để có thể tạo ra được sản phẩm. Material là sự ưu tiên hàng đầu mà doanh nghiệp luôn luôn phải đảm bảo đầy đủ, không sai lệch để không làm ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng của sản phẩm được tạo ra. Từ đó, việc kiểm tra đầy đủ và thường xuyên những nguyên vật liệu, linh kiện có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy thì, nhằm đảm bảo được yếu tố này, những người quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp cần xây dựng những khung tiêu chuẩn và quy định về việc lưu trữ, sử dụng, bảo quản các nguyên vật liệu, linh kiện sao cho phù hợp. Từ đó, việc điều phối, quản lý và vận hành trong các bước tiếp theo sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ hơn.
Khi có sai sót xảy ra, các nhà quản lý cần kịp thời rà soát lại để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra lỗi. Sau đó có thể đề xuất các giải pháp khắc phục phù hợp.
>>> Xem thêm: TOP 5 mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Machine (Thiết bị, máy móc)
Yếu tố tiếp theo là máy móc, thiết bị. Đây là các công cụ cần thiết hỗ trợ cho toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh giúp diễn ra hiệu quả hơn. Hiệu quả sản xuất sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường với các sản phẩm chất lượng.
Vậy nên, để duy trì hiệu quả hoạt động, bảo đảm tính chính xác của hệ thống thiết bị và máy móc, doanh nghiệp cần thường xuyên thực hiện:
- Giám sát thường xuyên và kiểm tra kỹ càng về tính chính xác, độ ổn định của hệ thống máy móc, thiết bị trong suốt quá trình hoạt động.
- Thiết lập những tiêu chuẩn kiểm tra và đảm bảo hiệu năng ổn định của máy móc, thiết bị.
- Thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị thường xuyên, theo định kỳ nhằm cải tiến, sửa chữa hoặc thay mới giúp việc sản xuất sản phẩm được thực hiện liên tục và liền mạch.
Man (Người thực hiện)
Yếu tố con người chính là trung tâm tạo ra tính kết nối và liền mạch của toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là nguồn lực quan trọng để thực hiện những nhiệm vụ mà các máy móc, thiết bị không thể thay thế được.
Con người đóng vai trò điều khiển máy móc và điều chỉnh hoạt động của thiết bị để quá trình sản xuất được thực hiện chính xác, tạo ra các sản phẩm chất lượng đạt yêu cầu. Đồng thời, con người cũng cần phải có sự am hiểu về các máy móc, thiết bị và nắm rõ quy tắc hoạt động, cách sử dụng để có thể vận hành, điều chỉnh một cách chính xác.
Vậy nên, doanh nghiệp, người quản lý có thể thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo, huấn luyện nhằm giúp nhân viên cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề và kỹ năng chuyên môn để mang lại hiệu suất tối ưu trong công việc và tăng hiệu năng hoạt động của quá trình sản xuất.
Method (Phương pháp thực hiện)
Method (phương pháp thực hiện) nhằm giúp doanh nghiệp biết rõ cách thức để hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo chất lượng và số lượng đã được đặt ra theo yêu cầu. Phương pháp thực hiện cũng đề cập tới các tiêu chuẩn, quy định cần có để đảm bảo không có sai sót, hạn chế rủi ro ở mức tối đa trong quá trình sản xuất và vận hành của doanh nghiệp.
Để đạt được yếu tố này, những người lãnh đạo trong doanh nghiệp cần xây dựng, tạo ra một hệ thống các tiêu chuẩn, chuẩn mực để làm thước đo và xây dựng tiến trình kiểm duyệt tương ứng với những tiêu chuẩn này.
Method đóng vai trò là kim chỉ nam để định hướng toàn bộ quy trình, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra được liền mạch, tối ưu hiệu suất và giảm thiểu những sai lệch, rủi ro trong quá trình sản xuất.
>>> Tham khảo: Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả với 6 bước cơ bản
Money (Ngân sách)
Tiền là một nguồn tài nguyên quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn cần nguồn vốn để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Ngân sách sẽ được dùng cho việc mua nguyên vật liệu, thuê nhân viên, mua máy móc và các chi phí khác mà doanh nghiệp cần phải trả.
Có sẵn nguồn vốn sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động trơn tru. Một doanh nghiệp hoạt động cần đòi hỏi phải có đủ số vốn lưu động và vốn cố định. Không đủ vốn có thể gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp hoặc đối với trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa hoàn toàn.
Nếu ngân sách được đảm bảo thì doanh nghiệp có thể thuê những nhân sự giỏi nhất, nguyên liệu thô chất lượng nhất và máy móc hoạt động tốt. Từ đó, điều này sẽ giúp cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và mang lại giá trị đồng tiền.
Đối với các công ty khởi nghiệp, thường sẽ mất khoảng từ 2 đến 3 năm để bắt đầu kiếm tiền. Điều quan trọng là một công ty mới thành lập cần phải có đủ vốn để trang trải cho mọi chi phí trong ít nhất hai năm.
Lợi ích của mô hình 5M trong việc quản lý doanh nghiệp
Từ những phân tích ở bên trên, chúng ta có thể nhận thấy các lợi ích sau mà mô hình 5M mang lại:
- Giúp các nhà lãnh đạo vận hành trơn tru, giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Có nghĩa là, từ những bước đầu vào đến những bước đầu ra, tất cả các công việc đều đã được vạch ra một cách rõ ràng, có sự kiểm soát tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn hóa theo thứ tự. Do đó, bất kỳ sai sót nào cũng sẽ được phát hiện nhanh chóng và sửa chữa kịp thời.
- Nâng cao năng suất công việc: công việc được vận hành tốt, phối hợp nhịp nhàng, những vấn đề được phát hiện và giải quyết nhanh chóng.
- Do hạn chế được tối đa sự cố, quá trình vận hành doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ nên giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí để giải quyết những vấn đề phát sinh, vấn đề phụ trong quá trình vận hành và sản xuất.
>>> Xem thêm: Cách thực hiện mô hình quản lý rủi ro PPRR trong doanh nghiệp
Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của mô hình 5M
Không phải cứ áp dụng mô hình 5M là đạt được kết quả như mong muốn, dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của mô hình 5M:
Môi trường
Những yếu tố trong môi trường bao gồm thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng tới nguyên vật liệu, nhiên liệu và gián tiếp tác động tới quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Bất cứ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh nào đều phải chịu các ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố môi trường. Những nguyên vật liệu có khả năng không đạt chất lượng và bị hư hỏng nếu không được bảo quản khỏi các tác động từ môi trường, dẫn tới việc tiêu tốn chi phí cho doanh nghiệp.
Vậy nên, doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp phù hợp để bảo quản nguyên vật liệu, nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu một cách tối ưu nhất.
Nhà lãnh đạo
Các quyết định, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công việc từ nhà lãnh đạo, quản lý cũng có tác động không nhỏ tới hiệu quả của mô hình 5M.
Nhà lãnh đạo là yếu tố quan trọng có thể chi phối những yếu tố trong 5M và chất lượng đầu ra của sản phẩm. Vì vậy, người lãnh đạo, quản lý cần là những vị trí hiểu rõ nhất và có định hướng đúng đắn về mô hình 5M trước khi áp dụng chúng vào thực tế để quá trình sản xuất có thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Trên đây, Topviecquanly.vn đã cùng bạn đi tìm hiểu mô hình 5M là gì. Việc hiểu rõ những yếu tố trong 5M sẽ giúp cho doanh nghiệp áp dụng dễ dàng vào quá trình quản lý một cách thực tế, đầy đủ và hiệu quả. Từ đó, những hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Nếu bạn đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự dễ dàng, uy tín thì có thể truy cập ngay TopCV.vn – website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam để tuyển dụng nhé. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình 5M.