Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả

Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả với 6 bước cơ bản

Chia sẻ kinh nghiệm

Rủi ro trong quá trình kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc xây dựng quy trình quản trị rủi ro là một trong những yếu tố cần thiết nhằm kiểm soát tốt những nguy cơ tiềm ẩn, tránh phát sinh không đáng có. Cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây nhé!

Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro tiếng Anh là Risk Management, là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường các rủi ro hiện hữu trong doanh nghiệp. Để từ đó, tìm ra các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu những tác động tiêu cực của chúng đến doanh nghiệp, đồng thời đưa ra hướng giải quyết kịp thời và phù hợp.

Có thể nói, quản trị rủi ro là cốt lõi trong điều hành và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quản lý rủi ro hiệu quả đòi hỏi người quản trị phải nắm rõ quy trình quản trị cũng như cách ứng phó với rủi ro có thể xảy ra.

6 bước cơ bản trong quy trình quản trị rủi ro

Quy trình quản trị rủi ro gồm 6 bước cơ bản, và các doanh nghiệp nên thực hiện theo quy trình này thường xuyên để giảm thiểu tác hại từ những mối nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra.

Quy trình quản lý rủi ro với 6 bước cơ bản
Quy trình quản lý rủi ro với 6 bước cơ bản

Bước 1: Xác định bối cảnh rủi ro

Xác định bối cảnh là bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro. Nhà quản trị cần xác định được bối cảnh và môi trường kinh doanh trong việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp nhận diện được mục tiêu mà hoạt động quản lý rủi ro hướng tới và khoanh vùng được giới hạn xử lý rủi ro.

Bước 2: Nhận dạng rủi ro

Mỗi đơn vị sẽ có những mục tiêu nhất định và trong mỗi mục tiêu này lại ẩn chứa những yếu tố gây nguy hiểm một phần hoặc toàn phần tới doanh nghiệp. Việc nhận dạng rủi ro sẽ dựa trên cơ sở kiểm tra những rủi ro tồn tại sẵn. Mỗi rủi ro trong số đó sẽ được sắp xếp và phân luồng thành từng dạng rủi ro. 

Bước 3: Phân tích rủi ro

Mục tiêu của việc phân tích rủi ro là hiểu rõ hơn về từng trường hợp rủi ro và cách nó xảy ra và nó có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu và kết quả dự án như thế nào. Từ đó giảm thiểu được phần nào những mối nguy cơ tiềm ẩn.

>>> Xem thêm: Mách bạn 5 lý do nên quản trị rủi ro doanh nghiệp| Cẩm nang quản trị

Dựa vào các số liệu từ trước để phân tích rủi ro
Dựa vào các số liệu từ trước để phân tích rủi ro

Bước 4: Đánh giá rủi ro

Khi hoàn thành việc phân tích rủi ro, doanh nghiệp sẽ thực hiện đánh giá và xếp hạng từng rủi ro để đưa ra quyết định. Những rủi ro nào có thể chấp nhận, rủi ro nào đang ở tình thế nghiêm trọng và bắt buộc để tìm giải pháp loại trừ. Việc đánh giá rủi ro thường dựa theo các tiêu chí:

  • Xác định tỷ lệ sự cố dựa trên thông tin thống kê và các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
  • Tỷ lệ các sự cố có thể được nhân đôi bởi những sự kiện có tác động tiêu cực.

Bước 5: Xử lý và đối phó với rủi ro

Dựa trên kết quả của việc đánh giá rủi ro, doanh nghiệp cần lên kế hoạch để giảm thiểu hậu quả bằng cách áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro. Cụ thể như:

  • Né tránh rủi ro: Đây là biện pháp được đánh giá là khá tiêu cực, nghĩa là loại bỏ tất cả các vấn đề và dự án có tiềm ẩn rủi ro. Biện pháp này dù có tính an toàn cao. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ loại bỏ đi cơ hội của mình. Vì vậy, né tránh rủi ro chỉ nên áp dụng với những rủi ro thiệt hại lớn và có khả năng xảy ra cao. 
  • Giảm thiểu rủi ro: Là làm giảm những tác hại từ sự cố có thể xảy ra rủi ro và thường áp dụng trong trường hợp là rủi ro đó không thể né tránh. 
  • Kiềm chế rủi ro: Là việc chấp nhận và duy trì mức độ thiệt hại khi xảy ra sự cố. Đây là chiến lược thích hợp, chấp nhận rủi ro nhỏ để đem lại những lợi ích lớn.
  • Chuyển giao rủi ro: Là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ rủi ro cho các cá nhân, tổ chức khác (thường là bảo hiểm hoặc các công cụ tài chính phát sinh). Phương pháp này có thể giảm thiểu thiệt hại lẫn trách nhiệm của doanh nghiệp. 

>>> Xem thêm: Cách thực hiện mô hình quản lý rủi ro PPRR trong doanh nghiệp

Cách ứng phó và xử lý rủi ro
Cách ứng phó và xử lý rủi ro

Bước 6: Giám sát rủi ro 

Quản trị rủi ro là quá trình liên tục và không thể kết thúc. Do vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch quản trị và giám sát rủi ro để đảm bảo rằng các chính sách luôn được cập nhật và phù hợp. 

Rủi ro là yếu tố luôn biến hóa linh hoạt. Do vậy, việc quản trị rủi ro cũng cần được cập nhật thường xuyên để bao quát hết những vấn đề có thể xảy ra trong nhiều thời điểm. Hy vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, Topviecquanly.vn sẽ hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng việc làm quản trị rủi ro và cải tiến tổ chức.

>>> Truy cập ngay TopCV.vn để tìm kiếm cơ hội apply việc làm quản lý ngay hôm nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *