Quản trị rủi ro là gì

Quản trị rủi ro là gì? Bí quyết để kinh doanh bền vững

Chia sẻ kinh nghiệm

Quản trị rủi ro là một trong những chiến lược quan trọng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm để kiểm soát và khắc phục những rủi ro tiềm ẩn. Vậy quản trị rủi ro là gì? Quy trình quản trị rủi ro như thế nào? Cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu để có bí quyết kinh doanh bền vững nhé!

Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro tiếng Anh là Risk Management, là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường và đánh giá rủi ro để tìm ra các biện pháp nhằm kiểm soát, khắc phục các hậu quả của của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh.

Risk Management là hoạt động nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro
Risk Management là hoạt động nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro

Rủi ro được phân thành nhiều loại, dưới đây là một số loại hình cơ bản: 

  • Rủi ro chiến lược: Bao gồm những vấn đề về quản trị, môi trường kinh doanh hoặc những bên liên quan như nhà cung cấp, đối thủ, khách hàng, v.vv. Loại rủi ro này sẽ tập trung vào giải quyết những chiến lược sai lầm hoặc ứng phó với sự biến động của môi trường, đối thủ kinh doanh.
  • Rủi ro tài chính: Là hoạt động kiểm soát, đánh giá những vấn liên quan đến tài chính gồm lãi suất, tỷ giá, biến động giá cả, hàng hóa, thanh khoản. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn tổ chức và sự đe dọa các hoạt động kinh doanh khác.
  • Rủi ro hoạt động: Là những vấn đề liên quan tới việc sử dụng nguồn lực trong công tác hàng ngày của doanh nghiệp. Quản lý tốt rủi ro hoạt động giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thực hiện chiến lược cũng hiệu quả hơn. 
  • Rủi ro tuân thủ: Là rủi ro đến từ việc thực hiện quy định của Pháp Luật, Điều lệ công ty hoặc những quy định về đạo đức nghề nghiệp, v.vv.

Tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro cho doanh nghiệp?

Sau khi hiểu rõ quản trị rủi ro là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Cụ thể:

Quản lý rủi ro có vai trò quan trọng với doanh nghiệp
Quản lý rủi ro có vai trò quan trọng với doanh nghiệp

Hạn chế sự lãng phí

Thực hiện việc quản lý rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh và đầu tư. Đồng thời, loại bỏ sự dư thừa, hạn chế những bất lợi trong quá trình vận hành. Từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những chi phí phát sinh không cần thiết.

Kinh doanh và đầu tư hiệu quả hơn

Từ lâu, ngành quản trị rủi ro đã được coi là “trợ thủ” đắc lực cho doanh nghiệp để dự báo và lường trước những bất lợi có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Điều này góp phần gia tăng tỷ lệ thành công của các dự án và bảo toàn giá trị cho doanh nghiệp.

Quản lý rủi ro cũng góp phần kinh doanh và đầu tư hiệu quả
Quản lý rủi ro cũng góp phần kinh doanh và đầu tư hiệu quả

Đáp ứng sự kỳ vọng của nhà đầu tư

Trước khi đưa ra quyết định có nên rót vốn không, các nhà đầu tư sẽ xem xét và đánh giá rất kỹ những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Do vậy, khi biết được khả năng kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp thì nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra quyết định cuối cùng.

Đẩy mạnh công tác quản trị

Hoạt động quản trị rủi ro có vai trò quan trọng trong công tác quản trị. Bởi doanh nghiệp có thể xác định được những công việc nào cần được ưu tiên thực hiện. Đồng thời, giám sát hiệu quả các hoạt động thông qua các chỉ số rủi ro và những tác động xấu tới quá trình sản xuất, kinh doanh.

Lợi ích và thách thức khi quản trị rủi ro là gì?

Như đã nói ở trên, hoạt động quản trị rủi ro có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Bên cạnh những lợi ích thì quá trình này cũng mang lại rất nhiều thách thức, kể cả những công ty lớn có chiến lược rõ ràng.

Lợi ích và thách thức khi thực hiện quản trị rủi ro
Lợi ích và thách thức khi thực hiện quản trị rủi ro

Lợi ích

  • Nâng cao nhận thức về những rủi ro có thể xảy ra trong toàn bộ tổ chức;
  • Tin tưởng hơn vào các mục tiêu, đường hướng phát triển của doanh nghiệp vì rủi ro đã được đưa vào chiến lược kinh doanh;
  • Thực hiện và tuân thủ tốt hơn các nhiệm vụ theo quy định;
  • Cải thiện hiệu quả hoạt động và tạo ra sự khác biệt cạnh tranh trên thị trường.

Thách thức

Bên cạnh lợi ích thì các nhóm quản lý rủi ro thường gặp phải những thách thức không hề nhỏ như: 

  • Chi phí ban đầu tăng lên bởi các chương trình quản lý rủi ro có thể yêu cầu sử dụng các phần mềm và dịch vụ đắt tiền;
  • Tăng cường chú trọng vào hoạt động quản trị cũng đòi hỏi các đơn vị kinh doanh cần đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc để tuân thủ.
  • Đạt được sự đồng thuận về mức độ nghiêm trọng của rủi ro cũng như cách xử lý nó có thể là bài toán khó khăn, gây tranh cãi, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng tê liệt trong phân tích rủi ro.
  • Chứng minh giá trị của quản trị rủi ro cho ban giám đốc điều hành mà không đưa ra được con số cụ thể là vô cùng khó khăn.

Do vậy, để hạn chế tối đa những khó khăn và thách thức thì các doanh nghiệp cần thực hiện xây dựng nguyên tắc và quy trình rủi ro cho doanh nghiệp mình.

Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp như thế nào? 

Ngoài các yếu tố về chiến lược thì một trong những bí quyết để kinh doanh bền vững đó chính là xây dựng quy trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp. Hiện nay, quy trình quản lý rủi ro thường được thực hiện theo những bước sau:

Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp chuẩn là gì?
Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp chuẩn là gì?

Xác định và nhận dạng rủi ro

Điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần thực hiện đó chính là xác định và nhận dạng rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay doanh nghiệp thường có 4 nhóm rủi ro chính là rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro chiến lược và rủi ro tuân thủ.

Tùy thuộc vào mức độ, tính chất rủi ro mà có thể phân nhóm và sắp xếp thành từng mức rủi ro khác nhau. Khi nhận dạng và phân loại được rủi ro, doanh nghiệp sẽ tập trung giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn. 

Phân tích, đo lường rủi ro

Khi đã nhận định được nhóm rủi ro, việc làm tiếp theo là phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của nó đến mục tiêu và kết quả kinh doanh. Những vấn đề doanh nghiệp cần thực hiện xem xét và đo lường: 

  • Tỷ lệ sự cố xảy ra khi thực hiện thống kê các dữ liệu, thông tin xảy ra trong quá khứ;
  • Khi có tác động tiêu cực thì tỷ lệ và mức độ rủi ro sẽ thay đổi như thế nào?

Sau đó, doanh nghiệp cần đưa ra quyết định xem rủi ro đó nằm trong mức độ chấp nhận được hay không.

Phân tích và đo lường rủi ro để có biện pháp kiểm soát hiệu quả
Phân tích và đo lường rủi ro để có biện pháp kiểm soát hiệu quả

Kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro

Là những hoạt động liên quan tới việc đưa ra những phương án dự phòng hoặc tìm cách né tránh, giảm nhẹ mức độ tổn thất xuống mức thấp nhất. 

Tài trợ rủi ro

Khi đã xác định và dự tính được mức độ rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp có thể thành lập các quỹ hoặc cung cấp hương tiện hoạt động nhằm đền bù, giảm bớt tổn thất xảy ra. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và nắm bắt tốt cơ hội kinh doanh. 

Nguyên tắc khi quản trị rủi ro

Khi thực hiện quản trị rủi ro, mỗi doanh nghiệp sẽ có quy trình cụ thể riêng. Tuy vậy, khi thực hiện tích hợp kế hoạch quản lý rủi ro vào dự án của mình thì doanh nghiệp cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc quản lý rủi ro cần biết
Nguyên tắc quản lý rủi ro cần biết

Xác định rủi ro sớm, sắp xếp thứ tự ưu tiên

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn đang dẫn đầu cuộc chơi bằng cách hoàn thành đánh giá toàn bộ rủi ro trước khi dự án bắt đầu. Đồng thời, nhà quản trị còn sắp xếp thứ tự ưu tiên những rủi ro này để tập trung thời gian, nguồn lực vào những hạng mục quan trọng. Điều này đảm bảo mọt hoạt động được diễn ra liên tục và hiệu quả nhất.

Phù hợp với mục tiêu chung

Bất kỳ hoạt động quản trị rủi ro nào cũng cần đảm bảo phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Do vậy, khi đánh giá rủi ro, ngoài yếu tố về tài chính thì người quản lý cũng cần xem xét mức độ ảnh hưởng đến mục tiêu, văn hóa. 

Đảm bảo trách nhiệm, vai trò rõ ràng

Dù kế hoạch quản trị rủi ro có thể thuộc sở hữu của một cá nhân hay đội nhóm, hãy đảm bảo rằng nó được vận hành minh mạch và rõ ràng. Thành viên trong nhóm cần biết vai trò và trách nhiệm của mình là gì trong suốt quá trình rủi ro. Người đứng đầu nên trao quyền cho các thành viên để quản lý rủi ro một cách sáng tạo và phù hợp với cấp độ riêng của họ.

Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng đội nhóm, nhân viên
Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng đội nhóm, nhân viên

Nỗ lực cải tiến liên tục 

Khi dự án đã hoàn thành, hãy xem xét và đánh giá lại hiệu quả của kế hoạch quản lý rủi ro, liệu có cần cải thiện vấn đề nào không. Để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho những dự án tiếp theo.

Nguyên tắc khác 

Dù có cùng một đối tượng, cùng một điều kiện nhưng các rủi ro sẽ xảy ra hoàn toàn không giống nhau. Vì vậy, không nên sử dụng những nghiên cứu, kết quả đã xảy ra trong quá khứ để áp lên vấn đề ở hiện tại.

Rủi ro sẽ thường xuyên thay đổi nên doanh nghiệp cần theo dõi, cập nhật thường xuyên và có điều chỉnh linh hoạt kịp thời nhất. 

Kết Luận

Chắc hẳn với những chia sẻ trên các bạn đã hiểu rõ quản trị rủi ro là gì và vai trò của nó với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay số người hoạt động trong lĩnh vực này vẫn còn khá hạn chế, hứa hẹn mở ra con đường sự nghiệp lý tưởng trong tương lai. Vì vậy, nếu bạn muốn phát triển theo hướng này, hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin mà chúng tôi chia sẻ nhé!

Ngoài ra, nếu muốn tìm kiếm việc làm quản trị rủi ro, hãy truy cập vào website TopCV để cập nhật những thông tin tuyển dụng mới nhất và tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm khi đi tìm việc và phỏng vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *