Bí kíp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc dành cho người lãnh đạo

Bí kíp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc dành cho người lãnh đạo

Chia sẻ kinh nghiệm

Kỹ năng quản lý cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng mà người lãnh đạo cần có để dẫn dắt và quản lý bộ phận hiệu quả. Tham khảo bài viết thuộc danh mục chia sẻ kinh nghiệm của Topviecquanly.vn để tìm hiểu bí kíp rèn luyện kỹ năng này nhé.

Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng mà con người nhận thức rõ được cảm xúc của mình trong từng tình huống và hiểu rõ ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác như nào. Đồng thời, tự biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc của mình một cách phù hợp.

Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường sẽ thấu hiểu cảm giác của người khác và họ biết cách để tác động lên cảm xúc của những người đó. Kỹ năng quản lý cảm xúc cần có sự kết hợp cùng với kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kỹ năng ứng xử với mọi người, đồng thời góp phần củng cố những kỹ năng này.

>>> Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? Top 8 kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất

Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng mà con người nhận thức rõ được cảm xúc của mình trong từng tình huống và hiểu rõ ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác như nào
Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng mà con người nhận thức rõ được cảm xúc của mình trong từng tình huống và hiểu rõ ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác như nào

Tại sao kỹ năng quản lý cảm xúc lại quan trọng với lãnh đạo?

Để trở thành nhà lãnh đạo có ảnh hưởng, bạn phải có khả năng hiểu và điều chỉnh cảm xúc của chính mình, đồng thời bạn cũng phải có khả năng giúp các thành viên trong bộ phận của mình làm điều tương tự.  Vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc là quan trọng và bắt buộc mỗi khi bạn đưa ra quyết định hoặc trước những tình huống nào đó trong công việc.

Quản lý cảm xúc ở nơi làm việc là một kỹ năng khá khó. Có thể bạn sẽ khó giữ thái độ tích cực và có động lực khi mọi thứ diễn ra không giống ý muốn. Tuy nhiên, những người lãnh đạo cần phải duy trì thái độ tích cực kể cả khi gặp tình hình khó khăn. Nếu không, sự tiêu cực trong bạn có thể nhanh chóng lan rộng khắp bộ phận, tạo ra bầu không khí xấu làm ảnh hưởng tới năng suất làm việc của mọi người.

Quản lý cảm xúc từ quan điểm của người lãnh đạo là một quá trình hai chiều. Đầu tiên là về việc người lãnh đạo quản lý cảm xúc của chính mình và thứ hai là quản lý cảm xúc của những nhân viên. Cả hai đều quan trọng đối với bất kỳ người lãnh đạo nào.

>>> Xem thêm: Nghệ thuật lãnh đạo là gì? 5 Yếu tố tạo nên nhà lãnh đạo giỏi

Những người lãnh đạo cần phải duy trì thái độ tích cực kể cả khi gặp tình hình khó khăn
Những người lãnh đạo cần phải duy trì thái độ tích cực kể cả khi gặp tình hình khó khăn

Bí kíp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc dành cho người lãnh đạo

Kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo là điều rất cần thiết. Để các lãnh đạo rèn luyện được kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt, hãy ghi nhớ các bí kíp dưới đây:

Bí kíp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc dành cho người lãnh đạo
Bí kíp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc dành cho người lãnh đạo

Điều chỉnh hành động của cơ thể để quản lý cảm xúc

Hầu như tất cả chúng ta khi tức giận đều rơi vào tình trạng tim đập nhanh, có cảm giác căng thẳng và khó chịu. Chúng ta dễ dàng bị kích động, đánh mất đi khả năng làm chủ bản thân và thường có các hành động nông nổi như lớn tiếng, đập phá đồ đạc hoặc có các hành động không hay. Trước các tình huống tiêu cực như vậy bạn cần phải rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc cá nhân để biết cách đưa cảm xúc về trạng thái cân bằng trong mọi tình huống.

Bạn hoàn toàn có thể làm được việc đó chỉ với các hành động đơn giản như: hít thở sâu, thả lỏng toàn bộ cơ thể, điều chỉnh tư thế sao cho bạn cảm thấy cơ thể thoải mái nhất. Bằng cách điều chỉnh những hành động của cơ thể, sẽ giúp cho cơ thể và tinh thần được giải phóng hoàn toàn, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực đang bao trùm xung quanh. Hãy rèn luyện cho mình hành vi điều chỉnh như vậy thường xuyên, bạn sẽ dần dần làm chủ được cảm xúc và hành động của chính mình.

Chúng ta dễ dàng bị kích động, đánh mất đi khả năng làm chủ bản thân và thường có các hành động nông nổi như lớn tiếng, đập phá đồ đạc hoặc có các hành động không hay
Chúng ta dễ dàng bị kích động, đánh mất đi khả năng làm chủ bản thân và thường có các hành động nông nổi như lớn tiếng, đập phá đồ đạc hoặc có các hành động không hay

Chấp nhận thiếu sót của bản thân và khắc phục chúng

Khả năng chấp nhận những thiếu sót và khắc phục chúng là chìa khóa để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả. Khi có thể thừa nhận hoặc chấp nhận những sai lầm của mình, bạn có thể học hỏi từ chúng và cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình. Để chấp nhận những thiếu sót của mình, trước tiên các nhà lãnh đạo phải nhận thức được chúng. 

Các nhà lãnh đạo có thể tìm ra thiếu sót của bản thân bằng cách tham gia đánh giá tính cách hoặc tham khảo ý kiến ​​của đồng nghiệp hoặc thành viên trong bộ phận. Một khi nhận thức được những điểm yếu của mình, bạn có thể nỗ lực cải thiện chúng.

>>> Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo quản lý là gì? 7 kỹ năng để trở thành quản lý giỏi

Các nhà lãnh đạo có thể tìm ra thiếu sót của bản thân bằng cách tham gia đánh giá tính cách hoặc tham khảo ý kiến ​​của đồng nghiệp hoặc thành viên trong bộ phận
Các nhà lãnh đạo có thể tìm ra thiếu sót của bản thân bằng cách tham gia đánh giá tính cách hoặc tham khảo ý kiến ​​của đồng nghiệp hoặc thành viên trong bộ phận

Sử dụng sức mạnh ngôn từ để quản lý cảm xúc

Hãy thường xuyên sử dụng các ngôn từ tích cực để khích lệ, động viên chính mình cũng là cách giúp bạn quản lý cảm xúc rất tốt. Những lời nói mà bạn sử dụng nhiều trong đời sống sẽ góp phần ảnh hưởng tới tâm tính và cảm xúc của bạn. Nếu bạn hay than thở, oán trách số phận thì vô hình bạn đang tạo ra những cảm xúc tiêu cực cho chính bạn. Sử dụng sức mạnh của ngôn từ không chỉ giúp quản lý cảm xúc của riêng bạn mà còn có tác động tích cực tới những người giao tiếp xung quanh.

Ví dụ, khi bạn và nhân viên xảy ra bất đồng quan điểm, bạn có thể lựa lời để nói sao cho đối phương không cảm thấy bị tổn thương. Không nên thẳng thừng chê bai hoặc bác bỏ quan điểm của nhân viên. Việc này sẽ mang tới cảm xúc tiêu cực cho nhân viên, làm cho mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên trở nên căng thẳng. Hãy chia sẻ một cách nhẹ nhàng, chân thành, như thế sẽ khiến cho nhân viên dễ lắng nghe bạn hơn và những mâu thuẫn, xung đột cũng dễ dàng được xóa bỏ.

>>> Xem thêm: Năng lực lãnh đạo là gì? Các bước phát triển năng lực lãnh đạo

Sử dụng sức mạnh của ngôn từ không chỉ giúp quản lý cảm xúc của riêng bạn mà còn có tác động tích cực tới những người giao tiếp xung quanh
Sử dụng sức mạnh của ngôn từ không chỉ giúp quản lý cảm xúc của riêng bạn mà còn có tác động tích cực tới những người giao tiếp xung quanh

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

Các nhà lãnh đạo cần duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt để duy trì sự tập trung trong mọi tình huống cảm xúc. Khi cơ thể khỏe mạnh, chúng ta có nhiều năng lượng hơn để thực hiện các công việc và kiểm soát những cảm xúc khó khăn. Ngoài ra, khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, chúng ta có thể suy nghĩ khách quan hơn về các vấn đề.

Cuối cùng, để cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc cần đòi hỏi một cái đầu bình tĩnh. Nếu bạn đang cảm thấy quá tải, khả năng đưa ra quyết định sẽ bị ảnh hưởng. Bằng cách chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, các nhà lãnh đạo có thể tập trung vào các nhu cầu cá nhân, nghề nghiệp và cảm xúc và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả.

>>> Xem thêm: Top 6 kỹ năng cần phải có của nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bằng cách chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, các nhà lãnh đạo có thể tập trung vào các nhu cầu cá nhân, nghề nghiệp và cảm xúc và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả
Bằng cách chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, các nhà lãnh đạo có thể tập trung vào các nhu cầu cá nhân, nghề nghiệp và cảm xúc và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả

Tìm hiểu kỹ thuật thư giãn

Phản ứng cảm xúc của chúng ta đối với những điều khó chịu sắp tới thường dựa trên sự căng thẳng hiện tại. Ví dụ, nếu đang có quá nhiều hỗn loạn hoặc khối lượng công việc trong văn phòng, người lãnh đạo sẽ mất bình tĩnh nếu có điều gì đó khó chịu xảy ra. Tuy nhiên, có nhiều cách để quản lý cảm xúc trong những thời điểm khó khăn này mà không sợ hãi hoặc bộc phát cảm xúc.

Ở đây, các người lãnh đạo giỏi sử dụng các kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc thiền để thúc đẩy sự thư giãn của họ. Những kỹ thuật này khiến cơ thể hoạt động chậm lại, cho phép chúng ta có thời gian suy nghĩ về cảm giác của mình ở mức độ cảm xúc. Cuối cùng chúng ta có thể học cách kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc bằng cách thường xuyên thực hành các bài tập này, bất kể tình huống nào. Do đó, các nhà lãnh đạo nên tham khảo và tập luyện những kỹ thuật này.

Những nhà lãnh đạo cũng nên thúc đẩy nhân viên của mình học những kỹ thuật thư giãn và sử dụng chúng khi cần thiết. Nhân viên cũng có thể kiểm soát phản ứng cảm xúc và hành vi của họ bằng cách thực hiện các kỹ thuật này. Chúng hoàn toàn có thể có tác động tích cực đến tinh thần của nhân viên. Lý do là vì trong công việc, có nhiều tình huống có thể khiến nhân viên mất kiểm soát cảm xúc.

>>> Xem thêm: Top 3 kỹ năng cần thiết với mọi quản lý cấp cao

Phản ứng cảm xúc của chúng ta đối với những điều khó chịu sắp tới thường dựa trên sự căng thẳng hiện tại
Phản ứng cảm xúc của chúng ta đối với những điều khó chịu sắp tới thường dựa trên sự căng thẳng hiện tại

Tổng kết

Trên đây, Topviecquanly.vn đã chia sẻ với bạn những bí kíp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo. Để trở thành nhà lãnh đạo có ảnh hưởng, bạn phải có khả năng hiểu và điều chỉnh cảm xúc của chính mình, đồng thời bạn cũng phải có khả năng giúp các thành viên trong bộ phận của mình làm điều tương tự. Nếu bạn đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự dễ dàng, uy tín thì có thể truy cập ngay TopCV.vn – website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam để tuyển dụng nhé. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được bí kíp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc của lãnh đạo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *