truong-phong-it

Trưởng phòng IT là gì? Lộ trình thăng tiến lên trưởng phòng IT

Chia sẻ kinh nghiệm

Trưởng phòng IT là vị trí quản lý quan trọng có quyền lực và có mức thu nhập hấp dẫn. Vậy trưởng phòng IT là làm gì? Làm thế nào để thăng tiến lên trưởng phòng IT. Hãy cùng Topviecquanly.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.

Trưởng phòng IT là gì?

Trưởng phòng IT (trưởng phòng công nghệ thông tin) là người đảm nhiệm và chịu trách nhiệm giám sát, bảo trì toàn bộ các hoạt động công nghệ trong công ty. Mục đích nhằm đảm bảo mức độ hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống máy tính, các ứng dụng, phần cứng và phần mềm. 

Trưởng phòng công nghệ thông tin là gì?
Trưởng phòng công nghệ thông tin là gì?

Lộ trình thăng tiến lên vị trí trưởng phòng IT là như thế nào?

Trưởng phòng IT là vị trí mà bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin mong muốn hướng tới. Vậy để vươn tới chức danh trưởng phòng IT thì nên bắt đầu từ đâu? Lộ trình thăng tiến lên trưởng phòng IT bắt đầu từ vị trí cơ bản nhất và dần lên đến các vị trí cao cùng nhiều trách nhiệm, mức thu nhập dần tăng. Cụ thể: 

Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật IT

Vị trí khởi đầu công việc IT dành cho những bạn sinh viên IT mới trường hay những người mới vào ngành CNTT. Nhiệm vụ của IT support là tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì phần cứng và phần mềm cho hệ thống mạng, thiết bị của khách hàng, đối tác.

Công việc của nhân viên hỗ trợ kỹ thuật IT gồm 3 nhiệm vụ chính là: 

  • Thiết kế và quản lý hệ thống mạng của công ty: Nghiên cứu, phát triển công nghệ mới cung cấp cho người dùng sử dụng hiệu quả và trải nghiệm tốt nhất. 
  • Xử lý các sự cố có liên quan đến máy tính, phần mềm, thiết bị mạng: Theo dõi và kiểm tra hệ thống. Có kế hoạch bảo trì và khắc phục nhanh nếu có sự cố xảy ra. 
  • Hỗ trợ thực hiện các yêu về công nghệ thông tin của khách hàng: Thu thập thông tin, các ý kiến phản hồi từ phí khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty. 

Mức lương hiện tại của nhân viên hỗ trợ kỹ thuật trên thị trường đang dao động từ 7-10 triệu đồng tùy vào năng lực và độ thâm niên cũng như khả năng chuyên môn của ứng viên. 

>>> Xem thêm: Cẩm Nang Cho Sinh Viên IT Mới Ra Trường: Tìm Việc Ở Đâu? Lương Bao Nhiêu?

Lập trình viên 

Khi có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết thì nhân viên hỗ trợ kỹ thuật có thể ứng tuyển lên vị trí lập trình viên. Vị trí lập trình viên là người sử dụng các ngôn ngữ lập trình để thiết kế, xây dựng và bảo trì chương trình phần mềm, ứng dụng,… 

Công việc của lập trình viên gồm:

  • Phối hợp với các bộ phận để đưa ra ý tưởng thiết kế phần mềm, ứng dụng mới 
  • Xây dựng phần mềm, ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình thích hợp 
  • Phát triển và xây dựng các tính năng mới cho ứng dụng phần mềm 
  • Cải tiến nâng cấp phần mềm, hệ thống nhằm tính bảo mật và tăng trải nghiệm người dùng
  • Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để viết tài liệu hỗ trợ người dùng 
  • Kiểm tra, bảo trì và tiến hành sửa lỗi khi ứng dụng phần mềm có lỗi. 

Thu nhập của nhân sự tại vị trí lập trình viên dao động từ 10 -15 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc. 

>>> Xem thêm: Ngành IT lương bao nhiêu? Top 8 công việc ngành IT lương ngàn đô

Lập trình viên là một trong vị trí trong lộ trình thăng tiến trưởng phòng it
Lập trình viên là một trong vị trí trong lộ trình thăng tiến trưởng phòng it

Chuyên gia phát triển phần mềm 

Vị trí tiếp theo mà các lập trình viên hướng tới sau khi nâng cấp trình độ chuyên môn của bản thân là chuyên gia phát triển phần mềm. Họ là những người thực hiện công việc thiết kế, vận hành và phát triển các ứng dụng phần mềm hoặc hệ thống máy tính. 

Công việc của một chuyên gia phát triển phần mềm trong doanh nghiệp gồm: 

  • Tiếp nhận yêu cầu điều chỉnh phần mềm từ cấp trên.
  • Lập trình và phát triển các phần mềm đáp ứng yêu cầu kinh doanh. 
  • Tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ. 
  • Tham gia quá trình nghiên cứu triển khai sản phẩm. Tìm hiểu, cập nhật và phụ trách các vấn đề liên quan đến việc triển khai các phần mềm,hệ thống kết nối của doanh nghiệp. 

Mức lương trung bình dành cho chuyên viên phát triển phần mềm là từ 12-22 triệu đồng/tháng. 

Quản lý dự án phần mềm 

 Đây là vị trí công việc lập kế hoạch, phân bổ nguồn nhân lực, quản lý rủi ro, quản lý dòng tiền, phân phối dự án và nghiệm thu bàn giao các sản phẩm công nghệ. 

Các công việc của vị trí quản lý dự án phần mềm gồm có:

  • Tiếp nhận thông tin và phân tích yêu cầu về giải pháp của hệ thống. 
  • Lập kế hoạch, quản lý tiến độ của từng hạng mục và từng giai đoạn. 
  • Quản lý nguồn lực như tài chính, nhân sự, thời gian, công nghệ,… để thực hiện dự án. 
  • Báo cáo kết quả từng giai đoạn, nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng. 
  • Xây dựng kế hoạch quản lý đội ngũ nhân sự linh hoạt cho từng dự án. 

Thu nhập bình quân của vị trí quản lý dự án phần mềm dao động từ 15-25 triệu đồng/tháng.

Công việc quản lý phần mềm đòi hỏi lượng kiến thức kinh nghiệm chuyên môn cao
Công việc quản lý phần mềm đòi hỏi lượng kiến thức kinh nghiệm chuyên môn cao

Kiến trúc sư phần mềm

Cấp bậc cao hơn trong ngành công nghệ thông tin là vị trí kiến trúc sư phần mềm. Giữ vai trò không thể thiếu trong các doanh nghiệp công nghệ, kiến trúc sư phần mềm có nhiệm vụ tạo ra các kế hoạch chi tiết cho phần mềm, ứng dụng và quyết định các nguyên tắc chi phối toàn bộ quy trình. 

Mức lương của kiến trúc sư phần mềm sẽ phục thuộc vào yếu tố kinh nghiệm, kỹ năng,… Tuy nhiên, trung bình mức thu nhập trung bình từ 22-30 triệu đồng/tháng.

Trưởng phòng công nghệ thông tin 

Khi đã tích lũy được khối lượng kiến thức chuyên môn và kỹ năng qua quá trình rèn luyện ở các vị trí sẽ có đủ điều kiện thăng tiến lên trưởng phòng công nghệ thông tin. Trưởng phòng IT là người đứng đầu phòng công nghệ thông tin đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng đảm bảo rằng các hệ thống công nghệ hoạt động hiệu quả. Đồng thời, sử dụng công nghệ thông tin phù hợp để nâng cao năng suất và tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Mức lương trưởng phòng IT khá cao dao động 30-40 triệu đồng/tháng. 

>>> Tìm hiểu thêm: Mô Tả Công Việc Giám Đốc Công Nghệ Thông Tin Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất

Trưởng phòng it vị trí mơ ước của các ứng viên trong lĩnh vực công nghệ 
Trưởng phòng it vị trí mơ ước của các ứng viên trong lĩnh vực công nghệ 

Công việc của trưởng phòng IT 

Trưởng phòng IT là vị trí cấp cao trong doanh nghiệp sẽ được giao nhiều công việc quan trọng. Các công việc chung mà một trưởng phòng công nghệ thông tin nào cũng phải đảm nhiệm tại các doanh nghiệp là:

Nhiệm vụ liên quan đến thiết lập kế hoạch công việc 

Trưởng phòng IT là người phụ trách và duy trì các chiến lược công nghệ theo từng dự án của công ty. Đồng thời, quản lý đội ngũ nhân viên cấp dưới tuân theo kế hoạch và quy định của công ty. Chi tiết công việc gồm: 

  • Hoàn thành các dự án công nghệ thông tin của công ty. 
  • Nghiên cứu các giải pháp, chiến lược công nghệ và đưa vào thực tế công việc.
  • Xây dựng các kế hoạch nhiệm vụ, giám sát tiến độ thực hiện và thẩm định kết quả công việc. 
  • Duy trì mức độ hoạt động của phòng ban thông qua việc đề xuất, cung cấp cho doanh nghiệp những chiến lược về công nghệ thông tin. 
  • Điều tiết nhân lực, thời gian, trung tâm của nguồn dữ liệu, các bộ phận liên quan để hoàn thành dự án. 
  • Kiểm toán hệ thống công nghệ thông tin sau khi thực hiện để xác định kết quả và mức độ thành công của ứng dụng. 
  • Xây dựng, duy trì môi trường làm việc mang tính an toàn, bảo mật thông tin tuyệt đối. Giúp doanh nghiệp bảo quản tốt tài sản công nghệ qua quy trình sao lưu, bảo mật thông tin, khắc phục sự cố và kiểm soát chặt chẽ cấu trúc công nghệ. 
  • Đưa ra nhận định và đánh giá xu hướng công nghệ thông tin. 
Công việc của trưởng phòng IT liên quan đến kiến thức chuyên môn 
Công việc của trưởng phòng IT liên quan đến kiến thức chuyên môn 

Nhiệm vụ xây dựng phát triển tổ chức của trưởng phòng IT

Bên cạnh các công việc về chuyên môn thì trưởng phòng IT còn đảm nhiệm các công việc liên quan đến nghiệp vụ quản lý. Việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý giúp trưởng phòng IT xây dựng và phát triển phòng ban tốt hơn. 

  • Trưởng phòng công nghệ thông tin sẽ trực tiếp tham gia vào khâu định hướng, tuyển dụng nhân lực cho bộ phận. Đồng thời lên kế hoạch đào tạo, huấn luyện xây dựng quy trình đào tạo nhân sự mới. 
  • Đào tạo, tư vấn đánh giá năng lực nhân viên, đưa ra các hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật với nhân viên trong phòng IT. 
  • Đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện hệ thống, quy trình làm việc của nhân sự trong doanh nghiệp. 
  • Quản lý nhân viên cấp dưới, quan tâm thấu hiểu nhân viên nắm bắt tình hình có sự điều chỉnh về công việc cũng như tạo điều kiện. Điều này giúp nhân sự gắn bó lâu dài với công việc phòng ban và doanh nghiệp. 
Công việc quản lý là một phần trong công việc của trưởng phòng công nghệ thông tin 
Công việc quản lý là một phần trong công việc của trưởng phòng công nghệ thông tin 

Các nhiệm vụ khác trưởng phòng IT khác

Ngoài các công việc liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thì trưởng phòng IT còn phải thực hiện nhiệm vụ cá nhân và công việc khác do lãnh đạo giao như: 

  • Tận dụng các cơ hội để phát triển bản thân. 
  • Duy trì và nâng cao kiến thức chuyên môn, trau dồi tích lũy kỹ năng công nghệ thông bằng cách tham dự hội thảo công nghệ, thiết lập các mối quan hệ công việc, cập nhật xu hướng công nghệ mới,…
  • Luôn hoàn thành công việc, trách nhiệm của bản thân đóng góp vào thành công chung của bộ phận IT thông qua các định hướng, quản lý khoa học. 
  • Thực hiện các dự án, nhiệm vụ khác do cấp trên đề ra.
Trưởng phòng IT đảm nhiệm nhiều công việc và trách nhiệm 
Trưởng phòng IT đảm nhiệm nhiều công việc và trách nhiệm 

Yêu cầu và kỹ năng cần có ở trưởng phòng IT

Trưởng phòng IT có nhiều trách nhiệm và thực hiện nhiều công việc khác nhau. Bởi vậy, những yêu cầu tuyển chọn vào vị trí trưởng phòng It cũng khá cao.

Yêu cầu về bằng cấp, kiến thức chuyên môn

  • Ứng viên tốt nghiệp bằng cử nhân trở lên với các chuyên ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính. 
  • Có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Có kinh nghiệm kiến thức về ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, các quy trình sao lưu phục hồi và giám sát hiệu quả hệ thống. 
  • Chứng chỉ chuyên môn như CCNP, ACSP, CCSE, CCNA, PNCSE,…

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng mềm: Các kỹ năng về giao tiếp, lãnh đạo, thiết lập kế hoạch, viết báo cáo, quản lý con người, sắp xếp thời gian,… là những kỹ năng mềm không thể thiếu để trở thành một vị trưởng phòng IT ưu tú 
  • Khả năng ngoại ngữ: Đối với vị trí trưởng phòng IT thì trình độ tiếng anh tốt là cần thiết để phục vụ cho việc đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, giao tiếp, trao đổi công việc,…
  • Kỹ năng tin học: Thành thạo tin học văn phòng Word, Excel,… đây là yêu cầu căn bản đối với vị trí cấp cao trong doanh nghiệp này. 

>>> Xem thêm: Top 5 Các Trang Web Tìm Việc IT Uy Tín Nhất Hiện Nay

Kỹ năng chuyên và kỹ năng mềm đều cần có ở vị trí cấp cao trưởng phòng IT
Kỹ năng chuyên và kỹ năng mềm đều cần có ở vị trí cấp cao trưởng phòng IT

Trưởng phòng IT vị trí cấp cao đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Để làm việc ở chức vụ này bạn cần trải qua các vị trí công việc tự cấp thấp cùng quá trình rèn luyện kiến thức, kỹ năng để có cơ hội thăng tiến. Hy vọng, với lộ trình thăng tiến của trưởng phòng IT ở bài viết trên sẽ giúp bạn định hướng cho mình một hướng phát triển tốt nhất. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm thông báo tuyển dụng vị trí trưởng phòng IT thì đừng quên truy cập TopCV.vn – website việc làm uy tín sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. 

>>> Xem thêm: Kho tổng hợp các Mẫu CV cho vị trí trưởng phòng trở lên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *