Xây dựng năng lực lãnh đạo đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp của người quản lý. Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu cụ thể hơn về năng lực lãnh đạo là gì và làm thế nào để phát triển năng lực năng lực lãnh đạo trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây nhé.
Năng lực lãnh đạo là gì?
Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lực lãnh đạo là gì, tuy vậy, hiểu đơn giản thì năng lực lãnh đạo là khả năng mà bạn có thể lãnh đạo hiệu quả và phát triển đội nhóm của mình để đạt được mục tiêu trước đó. Năng lực lãnh đạo sẽ bao hàm cả những yếu tố bẩm sinh, các kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức mà bạn đã tích lũy.
Ngoài ra, thái độ, hành vi trong công việc của bạn cũng sẽ nằm trong phạm vi của năng lực lãnh đạo. Có nhiều loại năng lực lãnh đạo, quản lý khác nhau. Ví dụ như năng lực tự nhận thức, năng lực đánh giá, năng lực truyền cảm hứng, năng lực chuyên môn,…
>>> Xem thêm: 8 năng lực quản lý lãnh đạo mà người Leader nên rèn luyện
Các bước để phát triển năng lực lãnh đạo là gì?
Vậy, cách để bạn có thể phát triển năng lực lãnh đạo là gì? Câu trả lời chính xác sẽ còn tùy thuộc vào từng đối tượng, mức độ phát triển và mục tiêu phát triển mà họ muốn. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo những bước sau đây khi tìm hiểu về cách để phát triển năng lực lãnh đạo là gì, bao gồm:
Bước 1 – Thấu hiểu bản thân và lãnh đạo
Để có thể phát triển năng lực lãnh đạo, bạn cần hiểu về bản thân và nhận ra giá trị cốt lõi của bạn là gì. Bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau đây để giúp xác định được giá trị cốt lõi của bạn trong phát triển năng lực lãnh đạo là gì, bao gồm như:
- Điểm mạnh, điểm yếu mà bạn tự nhận thức ở bản thân bao gồm những gì?
- Nếu bạn không phải lo lắng về tiền bạc hoặc những vấn đề thực tế, bạn sẽ làm gì?
- Khi đọc những tin tức, các mẩu chuyện hoặc nội dung nào đó, thể loại nào sẽ có tác động tích cực lên bạn?
- Bạn cảm thấy tự hào về điều gì?
- Thành công/thất bại lớn nhất mà bạn đã gặp phải?
- Điều gì sẽ làm bạn cảm thấy xấu hổ? Khi nào bạn sợ hãi nhất?
>>> Xem thêm: Tầm nhìn lãnh đạo là gì? Tác động như thế nào với doanh nghiệp?
Bước 2 – Định hình phong cách lãnh đạo
Khi bạn đã định hình được giá trị cốt lõi của mình trong phát triển năng lực lãnh đạo là gì, hãy xác định phong cách lãnh đạo mà bạn mong muốn. Hiểu được phong cách lãnh đạo của bản thân rất quan trọng với nhà quản lý. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến cách mà người quản lý đó phát triển đội nhóm của mình như thế nào.
Bước 3 – Xây dựng lộ trình phát triển năng lực lãnh đạo
Với nền tảng giá trị cốt lõi – phong cách quản lý lãnh đạo đã xác định ở trên, bạn có thể bắt đầu xây dựng lộ trình phát triển năng lực lãnh đạo của mình. Quá trình này thường kéo dài và bạn sẽ cần phải thường xuyên đổi mới, cập nhật để phù hợp với xu hướng, sự phát triển chung. Để xây dựng lộ trình phát triển năng lực lãnh đạo phù hợp, hãy xác định một số vấn đề sau đây:
- Bạn muốn đạt được mục tiêu gì về năng lực lãnh đạo theo từng mốc thời gian nhất định.
- Để đạt được mục tiêu đó bạn cần cải thiện kỹ năng gì, học thêm lớp kiến thức gì, bổ sung các kinh nghiệm gì,…
- Bạn sẽ dành thời gian bao nhiêu giờ trong một ngày để có thể rèn luyện và phát triển năng lực lãnh đạo này.
>>> Xem thêm: Nghệ thuật lãnh đạo là gì? 5 Yếu tố tạo nên nhà lãnh đạo giỏi
Bước 4 – Áp dụng và chuyển đổi liên tục
Sau khi đã có lộ trình, hãy áp dụng năng lực lãnh đạo thường xuyên và thay đổi nó theo từng cấp độ và kỳ vọng khác nhau. Năng lực lãnh đạo cần chuyển đổi và tăng trưởng liên tục để giúp đội nhóm của bạn phát triển. Từ đó đạt được sự tăng trưởng và phát triển trong mục tiêu kinh doanh.
Lưu ý trong quá trình phát triển năng lực lãnh đạo
Bất kỳ ai cũng có thể phát triển được năng lực lãnh đạo của mình. Vậy, những vấn đề mà bạn cần lưu ý trong quá trình phát triển năng lực lãnh đạo là gì để tạo ra được kết quả tốt nhất? Dưới đây sẽ là một số vấn đề mà bạn cần xem xét:
Giữ vững sự kỷ luật tự giác
Kỷ luật tự giác đóng vai trò lớn trong việc bạn có phát triển thành công năng lực lãnh đạo của mình hay không. Vậy, sự kỷ luật tự giác trong năng lực lãnh đạo là gì? Theo từ điển Macmillan, kỷ luật tự giác là khả năng người lãnh đạo có thể tự kiểm soát hành vi của mình để làm những gì mà họ nên làm.
Một nhà lãnh đạo giỏi cần có kỷ luật và phát triển, giữ vững được kỷ luật đó trong công việc là điều cần thiết. Những nhà lãnh đạo có sự kỷ luật tự giác tốt sẽ giúp họ nhanh chóng thúc đẩy đội nhóm của mình. Họ cũng sẽ có khả năng đánh giá, nhìn nhận thông tin, sàng lọc các vấn đề tốt hơn.
>>> Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? Top 8 kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất
Tìm kiếm môi trường thích hợp để được hỗ trợ
Sự phát triển của năng lực lãnh đạo sẽ phụ thuộc vào nỗ lực bản thân của nhà quản lý và môi trường hỗ trợ xung quanh, nơi cung cấp cho họ quá trình lãnh đạo lành mạnh và hữu ích. Do đó, để phát triển được năng lực lãnh đạo một cách tốt nhất, bạn nên lưu ý trong việc lựa chọn môi trường để phát triển và làm việc.
Ngoài ra, nếu bạn mới bắt đầu con đường lãnh đạo của mình, hãy cố gắng kết nối với mentor sẽ dẫn dắt bạn trong môi trường hỗ trợ đó. Hãy lưu ý về những phẩm chất như sự tích cực, luôn hỗ trợ, đưa ra được những lời khuyên khách quan,… khi tìm kiếm người hướng dẫn trên chặng đường phát triển thành người lãnh đạo xuất sắc của mình.
Luôn đảm bảo tính linh hoạt
Tính linh hoạt cũng là một yếu tố mà bạn nên lưu ý trong quá trình phát triển năng lực lãnh đạo của mình. Hãy lắng nghe lời khuyên bạn nhận được từ các mentor và áp dụng nó một cách có chọn lọc vào hoàn cảnh của bạn. Đừng cứng nhắc trong quá trình đặt kỳ vọng với các thành viên đội nhóm của bạn, thay vào đó nên biến đổi liên tục để phù hợp với bối cảnh và mục tiêu chung.
Luôn khách quan trong mọi tình huống
Khách quan là một trong những yếu tố mà bạn cũng nên quan tâm khi tìm hiểu về cách phát triển năng lực lãnh đạo là gì. Tính khách quan trong năng lực lãnh đạo là khả năng loại bỏ những cân nhắc, nhận định cá nhân ra khỏi những quyết định liên quan đến công việc. Nếu nhà lãnh đạo không có tính khách quan, đưa những ý kiến cá nhân vào trong quá trình ra quyết định có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu chung.
Nhiều người thường nhầm lẫn khách quan trong lãnh đạo là sự thiếu quan tâm đến các cá nhân trong đội nhóm. Tuy nhiên, đây là một quan niệm khá sai lầm. Sự khách quan cho phép nhà lãnh đạo đưa ra được những quyết định công bằng, minh bạch hơn.
>>> Xem thêm: Cách quản lý nhân sự của người Nhật nhà lãnh đạo nên học hỏi
Làm việc dựa trên dữ liệu và minh bạch
Bên cạnh những yếu tố trên, trong quá trình phát triển năng lực lãnh đạo của mình, bạn hãy luôn ưu tiên sự minh bạch và chỉ nên làm việc dựa trên các dữ liệu đã được chứng minh. Minh bạch là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào hiện nay và nó sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bản thân người lãnh đạo lẫn tổ chức của họ.
Để thiết lập được tính minh bạch trong quá trình phát triển năng lực lãnh đạo của mình, bạn có thể:
- Luôn đảm bảo thiết lập một quy trình, chính sách nhất quán để bạn cũng như các nhà lãnh đạo khác, nhân viên thuộc đội nhóm của bạn minh bạch về các quyết định.
- Tiến hành các cuộc họp cần thiết để giúp nhân viên trong đội nhóm của bạn có thể phản hồi, nắm bắt thông tin, sự phát triển mới, kỳ vọng rõ ràng, minh bạch hơn.
- Khuyến khích nhân viên của bạn tương tác, phản hồi về các chính sách của doanh nghiệp, quy trình mà bạn đang áp dụng,… để có được sự điều chỉnh phù hợp, minh bạch hơn.
Vì sao người quản lý cần có năng lực lãnh đạo?
Vậy, lý do mà bạn cần phải rèn luyện năng lực lãnh đạo là gì? Năng lực lãnh đạo của người quản lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức. Thật vậy, theo nghiên cứu từ PR Newswire, một nhà lãnh đạo kém là nguyên nhân khiến 57% nhân viên rời bỏ tổ chức.
Khi người quản lý không có năng lực lãnh đạo tốt, họ có thể mắc những sai lầm như:
- Đặt mục tiêu, sự kỳ vọng không nhất quán trong quá trình quản lý, lãnh đạo của mình.
- Tạo ra quá nhiều sự ràng buộc trong quá trình làm việc.
- Lãng phí tài nguyên về nhân lực, chi phí, thời gian cho doanh nghiệp.
- Giao các nhiệm vụ dưới mong đợi và năng lực của nhân viên.
- Không tạo ra được văn hóa an toàn về tâm lý cho nhân viên.
- Xuất hiện sự thiên vị trong quá trình lãnh đạo, quản lý đội nhóm.
Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên và khiến họ rời bỏ tổ chức. Mỗi một nhân viên nghỉ việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của đội nhóm, tạo ra hiệu ứng domino và khiến hiệu suất, năng suất của đội nhóm đó giảm sút. Vì vậy, người quản lý cần có năng lực lãnh đạo tốt để không diễn ra tình trạng này.
>>> Xem thêm: 8 năng lực lãnh đạo quản lý cốt lõi người Leader cần phải có
Hy vọng với bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về năng lực lãnh đạo là gì, cách để xây dựng và phát triển năng lực lãnh đạo là gì. Bên cạnh đó, hãy truy cập ngay vào TopCV.vn nếu bạn cũng đang tìm kiếm việc làm quản lý trong doanh nghiệp. Với công nghệ cốt lõi là trí tuệ nhân tạo và Big Data, TopCV.vn sẽ nhanh chóng kết nối bạn với nhà tuyển dụng phù hợp, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm thành công hơn.