Quản trị cấp cao là một trong những “nhân tố” không thể thiếu trong doanh nghiệp. Vậy, hãy cùng Topviecquanly tìm hiểu về nhà quản trị cấp cao là gì ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Nhà quản trị cấp cao là gì?
Quản trị cấp cao (Top Manager) – quản lý cấp cao được định nghĩa theo NBR ISO 9000:2015 (quản lý chất lượng) là “một người hoặc một nhóm người chỉ đạo, kiểm soát một tổ chức ở cấp độ cao nhất”. Hay, bạn cũng có thể hiểu rằng quản lý cấp cao là những người nắm vai trò quản lý cốt lõi, ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuy vậy, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa quản lý và quản lý cấp cao. Trên thực tế, đây là 2 khái niệm khác nhau. Cụ thể như sau:
- Quản lý: Là những cá nhân đảm nhiệm vai trò giám sát một đội nhóm cụ thể để thúc đẩy họ đạt được mục tiêu chung. Quản lý cần thực hiện các báo cáo công việc với quản lý cấp cao.
- Quản lý cấp cao: Sẽ là cá nhân hoặc một nhóm người, quản trị các nhà quản lý khác. Quản trị cấp cao sẽ đứng đầu một bộ phận hoặc thậm chí là một doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Chi Tiết Về Công Việc Của Một Nhà Quản Lý
Trách nhiệm của nhà quản trị cấp cao
Vậy, nhà quản trị cấp cao sẽ có những trách nhiệm gì trong tổ chức? Dưới đây sẽ là một số trách nhiệm đặc trưng của vị trí quản lý cấp cao. Bao gồm:
Quản lý hiệu suất
Giám sát và quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên trong bộ phận của mình là một trách nhiệm của quản lý cấp cao. Sẽ cần phải giao tiếp và phản hồi với các quản lý cấp thấp để có thể nắm rõ được tình hình hiệu suất của nhân viên.
Từ đó có thể phát hiện ra những vấn đề cần phải quyết định hoặc giải quyết tức thời nhanh chóng. Ngoài ra vai trò của quản lý cấp cao cũng sẽ bao gồm việc điều chỉnh những hoạt động của nhân viên để đảm bảo hiệu quả công việc.
Quản lý chi phí – ngân sách
Bên cạnh quản lý hiệu suất nhân viên thì các quản lý cấp cao cũng sẽ cần phải chịu trách nhiệm về việc xây dựng, thực hiện các kế hoạch liên quan đến ngân sách tổ chức. Những quản lý cấp cao sẽ cần phải phân chia ngân sách phù hợp với chiến dịch kinh doanh, năng suất bộ phận. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận tốt hơn.
Quản lý KPI mục tiêu
Quản lý KPI và các mục tiêu liên quan đến hiệu suất cũng là một trong những trách nhiệm của đội ngũ quản lý cấp cao. Bên cạnh đó, họ cũng phải chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề giám sát và tạo động lực cho các phòng ban, nhân viên hoàn thành được các mục tiêu hiệu suất, KPI tốt hơn.
Phê duyệt các yêu cầu
Các nhà quản trị cấp cao sẽ cần phải có kiến thức sâu rộng liên quan đến vấn đề nhân sự. Vào những kiến thức đó sẽ đưa ra những quyết định liên quan đến việc tuyển dụng, sa thải nhân viên.
Đóng góp vào các quyết định kinh doanh
Quản lý cấp cao sẽ là vị trí có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp. Sau đó một trong những trách nhiệm của họ là đưa ra các đóng góp, đề xuất và các quyết định quan trọng liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp, sự tăng trưởng doanh thu của tổ chức.
Kỹ năng cần có của nhà quản trị cấp cao
Để có thể trở thành quản lý cấp cao bạn sẽ cần phải có rất nhiều kỹ năng khác nhau. Tuy vậy những kỹ năng sau đây được đánh giá là có vai trò quan trọng nhất trong sự thành công của một nhà quản lý cấp cao. Bao gồm:
- Kỹ năng lãnh đạo quản lý: Đây gần như là kỹ năng bắt buộc mà bất kỳ một người làm quản lý nào cũng cần phải có.
- Kỹ năng giao tiếp: Người quản lý giỏi sẽ biết giao tiếp linh hoạt với nhân viên, ban giám đốc và các đối tác của họ.
- Có kỹ năng ra quyết định đúng đắn, nhanh chóng mà phù hợp với tình huống hiện tại. Để có kỹ năng ra quyết định chính xác bạn cần phải có thêm khả năng phân tích, tổng hợp thông tin tốt.
- Biết sử dụng các công nghệ để áp dụng vào trong quá trình quản lý đội nhóm hoặc phòng ban của mình. Ngày nay đã có rất nhiều doanh nghiệp đang chuyển đổi hình thức quản lý sang công nghệ hóa để giảm thiểu các thời gian chết không đáng có.
- Trí tuệ cảm xúc: Đây là một trong những yếu tố sẽ giúp bạn có thể thành công hơn khi làm quản lý cấp cao. Trí tuệ cảm xúc thể hiện ở khía cạnh bạn kiểm soát cảm xúc của bản thân, nắm bắt được cảm xúc của đối phương như thế nào.
Tìm hiểu thêm: Top 6 Kỹ Năng Cần Phải Có Của Nhà Quản Lý Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Trên đây là những thông tin liên quan đến nhà quản trị cấp cao, kỹ năng cần có của vị trí này. Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc quản lý để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé. Ngoài ra, nếu bạn cũng đang tìm kiếm cơ hội tìm kiếm việc làm liên quan đến quản lý cấp cao, hãy truy cập ngay vào TopCV. Bạn sẽ có cơ hội với những tin tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn.
Có thể bạn quan tâm: Ban Giám Đốc Là Gì? Ban Giám Đốc Gồm Những Ai?