Quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là gì? Mô tả công việc quản lý nhà hàng ra sao?

Chia sẻ kinh nghiệm Việc làm nổi bật

Quản lý nhà hàng là vị trí làm việc trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Chủ nhà hàng hoặc Ban lãnh đạo công ty. Đây là vị trí quan trọng và không thể thiếu nhằm duy trì hoạt động của nhà hàng. Vậy quản lý nhà hàng là gì? Những công việc, nhiệm vụ mà vị trí này phải đảm nhiệm là gì? Bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây của Topviecquanly.vn sẽ cung cấp cho bạn bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng, giúp bạn hiểu hơn về công việc hấp dẫn này.

Quản lý nhà hàng là gì?

Quản lý nhà hàng là những người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của một nhà hàng. Trên cơ sở pháp lý thì đây là trách nhiệm của chủ nhà hàng hay ban giám đốc. Tuy nhiên những người này không phải lúc nào cũng có mặt trực tiếp tại cửa hàng để điều hành các hoạt động chung.

Lúc này, họ sẽ lựa chọn ra một người thay mặt giải quyết các công việc trên, đó chính là Quản lý nhà hàng. Vị trí này sẽ quản lý các hoạt động vận hành của nhà hàng, từ việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự; giải quyết khiếu nại khách hàng cho tới kiểm soát chất lượng món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm,..

>>> Xem thêm: Cẩm nang quản lý nhà hàng từ A – Z giúp thu hút khách hàng hơn

 Quản lý nhà hàng là những người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của một nhà hàng.
Quản lý nhà hàng là những người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của một nhà hàng.

Mô tả công việc Quản lý nhà hàng

Thực tế trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, bạn có thể đảm nhận vị trí Quản lý nhà hàng của một cửa hàng độc lập. Hoặc là bạn sẽ quản lý một bộ phận nhà hàng trực thuộc trong khách sạn lớn. Cho dù làm việc ở môi trường trường nào thì công việc chung mà vị trí này cần đảm nhiệm là:

Xây dựng hệ thống quản lý cho nhà hàng

Trước khi bắt đầu vận hành bất cứ nhà hàng nào, người quản lý cũng cần xây dựng hệ thống quy định, nội quy, các tiêu chuẩn đánh giá nghiệp vụ cho nhà hàng. Đây sẽ là cơ sở đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân viên trong quá trình làm việc tại nhà hàng. 

Sau khi xây dựng các bộ quy tắc này, quản lý sẽ thực hiện phổ biến, công khai, hướng dẫn tới từng bộ phận trong nhà hàng để nhân viên nắm rõ. Đồng thời tiến hành thực hiện, giám sát thực hiện và cải tiến các quy tắc, quy trình nhằm tối ưu hiệu quả công việc cho nhà hàng.

>>> Xem thêm: Quy trình kiểm soát nhà hàng – kỹ năng cho nhà quản lý nên biết

 Người quản lý sẽ xây dựng bộ máy nhân sự nền tảng để vận hành các hoạt động cho nhà hàng
Người quản lý sẽ xây dựng bộ máy nhân sự nền tảng để vận hành các hoạt động cho nhà hàng

Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của nhà hàng

Quản lý sẽ là người trực tiếp phối hợp cùng các bộ phận khác xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh, chương trình khuyến mãi của nhà hàng theo từng thời kỳ, từng mục tiêu mà Ban lãnh đạo đề ra. Sau đó, họ thực hiện điều phối công việc cho từng bộ phận để triển khai các kế hoạch đã đề ra. 

Trong quá trình nhà hàng hoạt động, người quản lý chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề do khách hàng khiếu nại hoặc do các cơ quan nhà nước yêu cầu giải trình, giúp hoạt động của nhà hàng diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra, khi khách hàng lớn, đối tác muốn sử dụng các dịch vụ của nhà hàng, quản lý cùng sẽ là người đại diện ký kết hợp đồng và giám sát tiến độ thực hiện cho tới lúc hoàn thành sự kiện. 

Quản lý nhà hàng cũng sẽ phối hợp với các bộ phận để thu thập đánh giá, ý kiến khách hàng về dịch vụ của nhà hàng. Từ đó đưa ra những chính sách mới nhằm cải thiện chất lượng phục vụ, nâng cao lợi nhuận kinh doanh. 

Ngoài ra, một nhiệm vụ khác mà người phụ trách nhà hàng phải thực hiện là tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới, thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của nhà hàng để đảm bảo mục tiêu doanh số theo định kỳ.

>>> xem thêm: Khám phá công việc của quản lý nhà hàng là như thế nào?

Quản lý sẽ là người trực tiếp phối hợp cùng các bộ phận khác xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh

Quản lý nguồn tài chính của nhà hàng

Nguồn tài chính của nhà hàng sẽ thay đổi theo tình hình kinh doanh thực tế của nhà hàng. Do đó người quản lý sẽ là người tổ chức các kế hoạch tài chính theo sự phê duyệt của ban lãnh đạo hợp lý để đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra. Ngoài ra, họ sẽ phụ trách ký kết các hợp đồng với đối tác trong phạm vi quyền hạn cho phép.

Quản lý nhà hàng cũng là người đảm nhận việc theo dõi báo cáo thu – chi từ các bộ phận. Sau đó tổng hợp các báo cáo này để lập thành bản báo cáo tài chính tổng cho ban lãnh đạo theo khoảng thời gian định kỳ.

>>> Xem thêm: Một số phần mềm quản lý nhà hàng bạn nên biết

Quản lý nhân sự 

Quản lý sẽ là người đặt nền móng cho bộ máy nhân sự của nhà hàng để luôn đảm bảo đầy đủ nhân lực để vận hành nhà hàng. Sau đó, họ sẽ là người trực tiếp phỏng vấn và đàm phán mức lương, thưởng cho các vị trí trong nhà hàng. 

Quản lý sẽ cùng phối hợp với ban giám đốc để xây dựng chính sách lương thưởng – phúc lợi cũng như chính sách xử phạt cho từng phòng ban. Trong trường hợp xảy ra các vấn đề mâu thuẫn nội bộ thì quản lý cũng sẽ là người giải quyết chúng.

 Người quản lý sẽ là người tổ chức các kế hoạch tài chính theo sự phê duyệt của ban lãnh đạo hợp lý để đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra
Người quản lý sẽ là người tổ chức các kế hoạch tài chính theo sự phê duyệt của ban lãnh đạo hợp lý để đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra

Quản lý tài sản, hàng hóa

Quản lý nhà hàng thực hiện việc theo dõi thu mua hàng hóa đảm bảo đủ mức sử dụng cũng như mức tồn kho tối thiểu của nhà hàng để quá trình vận hành nhà hàng không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nhà quản lý cần kiểm soát tình trạng các loại máy móc, dụng cụ, thiết bị trong nhà hàng và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng chúng trước khi xảy ra hư hỏng.

Trên đây là toàn bộ bài viết về vị trí quản lý trong một nhà hàng cũng như mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp những bạn ứng viên có thêm sự chuẩn bị tốt hơn cho những buổi phỏng vấn sắp tới.

>>> Truy cập TopCV.vn để cập nhật hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm quản lý mới mỗi ngày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *