Vai trò của chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bán lẻ ngày càng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu về bí quyết quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp hiệu quả với bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây của Topviecquanly.vn nhé.
Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM – Supply chain management) là hệ thống các hoạt động để có thể đảm bảo được sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Những bộ phận này sẽ bao gồm như hàng tồn kho, các nguồn nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, nhà vận chuyển,…
Quá trình quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp sẽ bao gồm việc lên các kế hoạch tổng thể cũng như giám sát chi tiết các công việc cần thực hiện. Cụ thể việc quản lý như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để có thể tìm được chiến lược quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.
>>> Xem thêm: Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Công việc có vất vả không?
Bí quyết quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp hiệu quả
Để có thể quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, bạn sẽ cần phải nắm rõ về quy trình, các giai đoạn trong chuỗi quản lý cung ứng như thế nào. Cụ thể như sau:
Nắm rõ quy trình quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
Một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm quy trình 8 bước cơ bản như sau:
Bước 1 – Mua hàng: Nhân sự phụ trách sẽ thực hiện các công việc để mua nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất.
Bước 2 – Sản xuất: Sau khi có nguyên vật liệu, bộ phận phụ trách sẽ thực hiện lên các kế hoạch liên quan đến sản xuất nguyên vật liệu thành hàng hóa để cung ứng ra thị trường.
Bước 3 – Quản lý kho: Bước này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nắm được các thông tin liên quan đến số lượng về nguyên vật liệu, hàng hóa có tại kho của doanh nghiệp.
Bước 4 – Quản lý đặt đơn: Doanh nghiệp sẽ tiếp nhận đơn hàng từ nhiều nguồn khác nhau và đưa ra kế hoạch tổ chức, quản lý chúng.
Bước 5 – Quản lý kho hàng: Tuy giống với quản lý tồn kho, quản lý kho hàng sẽ liên quan đến vận chuyển hàng hóa nhiều hơn.
Bước 6, 7, 8: Ba bước cuối này thường bao gồm dịch vụ khách hàng, hậu cần ngược và theo dõi hiệu suất của chuỗi cung ứng. Phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, những bước này có thể được tách ra hoặc thuộc vào thành một bước trong quy trình quản lý chuỗi.
>>> Xem thêm: Trưởng phòng xuất nhập khẩu là gì? Mô tả công việc chi tiết
Một số bí quyết quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn
Bên cạnh việc nắm rõ quy trình quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp ở trên, bạn cũng có thể áp dụng một số bí quyết sau đây để giúp quản lý chuỗi được hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:
Cải thiện logistics trong doanh nghiệp
Đặc trưng của ngành công nghiệp chuỗi cung ứng chính là tỷ suất lợi nhuận của ngành này không quá cao. Do đó bất kỳ sự chậm trễ nào trong quá trình thực hiện logistics đều có thể ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận này.
Vì vậy để có thể quản lý chuỗi hiệu quả hơn, bạn nên thực hiện các biện pháp cải thiện hoạt động logistics. Ví dụ như:
- Xây dựng các quy trình logistics một cách tinh gọn và tránh những bước không cần thiết.
- Áp dụng các công cụ quản lý logistics để có thể cải tiến được khả năng hiển thị chi tiết và nâng cao được năng suất vận chuyển hàng hóa.
Thúc đẩy trải nghiệm tích cực từ khách hàng
Bạn nên biết rằng, chỉ một khách hàng có trải nghiệm tiêu cực với doanh nghiệp cũng có thể khiến cho rất nhiều khách hàng khác rời bỏ thương hiệu của bạn. Do đó việc thúc đẩy trải nghiệm tích cực ở khách hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản lý chuỗi cung ứng được hiệu quả hơn.
>>> Xem thêm: Quản lý quan hệ khách hàng là gì? Vai trò đối với doanh nghiệp
Tối ưu chi phí ở chặng cuối quá trình vận chuyển
Một số thống kê cho thấy có đến 53% chi phí quản lý chuỗi cung ứng phát sinh ở trạng cuối cùng của logistics. Những chi phí này có thể phát sinh từ việc chọn tuyến đường không phù hợp, quản lý chuỗi chưa sát với thực tế,…
Để cải thiện vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng AI cũng như ML trong phần mềm quản lý logistics của họ. Điều này giúp họ có thể giảm được lên đến 12% chi phí liên quan đến quản lý chuỗi ở trạng cuối cùng.
Chiến lược quản lý nên đáp ứng mục tiêu bền vững
Theo thống kê thì có đến 57% người tiêu dùng sẽ sẵn sàng thay đổi thói quen mua bán của họ để tạo ra những sự thay đổi đến môi trường. Vì vậy, công việc của người quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp nên bao gồm các biện pháp giúp cải thiện các yếu tố tiêu cực đến môi trường. Từ đó tạo nên được các giá trị bền vững trong tương lai cho doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Quản lý kinh doanh là gì? Mô tả công việc của người quản lý kinh doanh
Hi vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp cho bạn nắm được bí quyết để quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp hiệu quả hơn. Nếu bạn đang muốn tìm việc làm logistics hay quan tâm đến các cơ hội việc làm khác liên quan đến lĩnh vực cung ứng, hãy truy cập ngay vào TopCV.vn. Bạn có thể tiếp cận rất nhiều tin tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn tại nền tảng này.