Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Ưu điểm và hạn chế cần biết

Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Ưu điểm và hạn chế cần biết

Chia sẻ kinh nghiệm

Phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy ý kiến của mình được lắng nghe nhiều hơn. Vậy, phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Có những ưu điểm và hạn chế nào? Cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu nhé.

Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Phong cách lãnh đạo dân chủ là hình thức mà trong đó các thành viên trong nhóm đóng vai trò tham gia nhiều hơn trong quá trình ra quyết định. Những thành viên trong đội nhóm có thể thảo luận, giải quyết các vấn đề bằng cách đưa ra ý kiến, quyết định liên quan đến vấn đề đó. Đây được đánh giá là một trong những phong cách lãnh đạo mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn, sự đóng góp tốt hơn từ các thành viên, nâng cao được tinh thần đội nhóm.

Lãnh đạo dân chủ giúp mang đến hiệu suất làm việc đội nhóm cao hơn
Lãnh đạo dân chủ giúp mang đến hiệu suất làm việc đội nhóm cao hơn

Để xác định có nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ tại doanh nghiệp hay không, bạn cần phải xem xét mức độ phù hợp của nó. Hãy xác định dựa vào mục tiêu mà bạn mong muốn là gì, vì sao mục tiêu đó quan trọng, ai sẽ bị ảnh hưởng bởi mục tiêu đó, bạn cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành mục tiêu,… Từ đó bạn sẽ xác định được bạn có phù hợp với phong cách lãnh đạo này không.

>>> Tìm hiểu thêm: Vai trò của lãnh đạo và quản lý thời đại 4.0 trong doanh nghiệp

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Nhà quản lý lãnh đạo thường sẽ áp dụng nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau dựa vào nhu cầu và tính chất thời điểm. Đối với phong cách lãnh đạo dân chủ, sẽ có 3 đặc điểm chính như sau: 

  • Nắm bắt tinh thần đồng đội: Các nhà lãnh đạo và quản lý sẽ cung cấp cơ hội xây dựng nhóm để nhân viên cộng tác và đảm nhận vai trò lãnh đạo trong nhóm của họ.
  • Trao quyền cho nhóm và các thành viên: Phong cách này khuyến khích nhân viên chia sẻ ý kiến của mình. Thường sẽ có những buổi “brainstorming – động não” được diễn ra để trò các thành viên trò chuyện và tạo ra luồng ý tưởng mới.
  • Tăng cường sự gắn kết và sáng tạo: Những nhóm được quản lý theo phong cách lãnh đạo này sẽ có sự gắn kết, khả năng sáng tạo cao hơn so với những phong cách lãnh đạo hạn chế khác.

Bên cạnh đó, việc thực hiện lãnh đạo dân chủ cũng yêu cầu bạn luôn duy trì hình thức giao tiếp cởi mở trong đội nhóm của bạn. Bạn cũng cần đảm bảo được mọi thành viên trong đội nhóm sẽ cam kết, thực hiện tham gia vào kế hoạch để tạo ra yếu tố công bằng này.

>>> Xem thêm: Lãnh đạo chuyển đổi – Phong cách lãnh đạo thúc đẩy sự đổi mới

Lãnh đạo dân chủ thể hiện được tinh thần đồng đội và sự gắn kết
Lãnh đạo dân chủ thể hiện được tinh thần đồng đội và sự gắn kết

Ưu điểm – hạn chế của lãnh đạo dân chủ

Bất kỳ phong cách lãnh đạo nào cũng sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Đối với lãnh đạo dân chủ, ưu điểm và hạn chế được thể hiện như sau:

Ưu điểm của lãnh đạo dân chủ

Lãnh đạo dân chủ có thể mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Phong cách lãnh đạo này có những ưu điểm và lợi ích sau;

  • Nhấn mạnh được nền văn hóa, yếu tố con người trong quá trình phát triển của tổ chức.
  • Cải thiện được sự tham gia của nhân viên trong doanh nghiệp, tăng mức độ hài lòng, cải thiện trải nghiệm nhân viên tích cực hơn.
  • Giúp nâng cao được tinh thần làm việc của nhân viên, giúp họ tăng năng suất vì nhận biết được giá trị của mình trong tổ chức.
  • Củng cố được mối quan hệ tại nơi làm việc, tăng sự gắn kết đối với tất cả các cấp.
  • Nhân viên cảm thấy được trao quyền, giúp họ đề xuất được các giải pháp sáng tạo nhiều hơn.
  • Tăng cường sự hợp tác hiệu quả, tạo ra năng lượng làm việc nhiều hơn cho nhân viên.
  • Nó xây dựng lòng tin giữa nhân viên, nhóm và quản lý. Từ đó tăng tỉ lệ giữ chân nhân viên cao hơn.

Hạn chế của lãnh đạo dân chủ

Bên cạnh những lợi ích và ưu điểm trên, lãnh đạo dân chủ cũng sẽ có một số hạn chế nhất định mà bạn cần lưu ý. Những hạn chế thách thức thường gặp bao gồm:

  • Có thể tạo ra lỗi trong giao tiếp và ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành các dự án không rõ ràng.
  • Có thể xuất hiện tình trạng thành viên trong đội nhóm không thuộc xu hướng người thích đưa ra quyết định, từ đó dẫn đến giảm sút về hiệu suất làm việc.
  • Có thể dễ dàng đi chệch hướng nếu nhà lãnh đạo không giữ được trọng tâm của phong cách này.
  • Tạo ra sự khó khăn trong việc nắm bắt được những thành viên trong nhóm đang hợp tác như thế nào. Điều này cũng có thể tạo ra áp lực cho các nhà lãnh đạo.
  • Quá trình đưa ra quyết định có thể bị chậm trễ do các cuộc thảo luận, ghi nhận ý kiến từ các thành viên kéo dài.

>>> Xem thêm: 5 cấp độ lãnh đạo mà nhà quản lý cần phải ghi nhớ để thành công

Thời gian ra quyết định có thể kéo dài là một hạn chế của lãnh đạo dân chủ
Thời gian ra quyết định có thể kéo dài là một hạn chế của lãnh đạo dân chủ

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về phong cách lãnh đạo dân chủ là gì và có những ưu điểm, hạn chế như thế nào. Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay sẽ hữu ích với bạn. Bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác liên quan đến chủ đề này và cách phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhé.

>>> Tìm hiểu thêm: 10 Cách quản lý nhân viên giỏi dành riêng cho người làm lãnh đạo nhất định phải biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *