Những công việc của người quản lý

Những Công Việc Của Người Quản Lý Là Gì? Các Kỹ Năng Cần Có

Chia sẻ kinh nghiệm

Vị trí quản lý trong các doanh nghiệp luôn đóng vai trò then chốt và giúp doanh nghiệp có thể vận hành được suôn sẻ. Vì vậy, những vị trí quản lý trong doanh nghiệp luôn được tuyển dụng rất khắt khe. Vậy, vị trí quản lý có vai trò nào? Những công việc của người quản lý ra sao? Hãy cùng Topviecquanly.vn tham khảo ngay.

Tìm hiểu về những công việc của người quản lý

Trước khi hiểu về những công việc của người quản lý, bạn sẽ cần hiểu vị trí quản lý là gì cũng như vai trò của họ. Cụ thể như sau:

Vị trí quản lý là gì? Vai trò của họ

Quản lý là một trong những công việc, hoạt động quản trị một tổ chức nào đó. Tổ chức này sẽ có nhiều quy mô, loại hình khác nhau. Có thể từ 1 – 2 thành viên đến hàng trăm, hàng ngàn thành viên.

Người quản lý sẽ là những vị trí đảm nhiệm các công việc này. Bao gồm như đưa ra các chiến lược của tổ chức, điều hành các thành viên trong tổ chức đó,…với mục đích chung là hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Những công việc của người quản lý

Người quản lý đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Người quản lý đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Các vị trí quản lý sẽ xuất hiện khi có hoạt động chung của một nhóm người. Họ sẽ đóng nhiều vai trò khác nhau. Cụ thể như:

  • Vai trò giao tiếp, quan hệ: Đại diện cho tập thể với các đối tác bên ngoài, đại diện cho đội ngũ lãnh đạo với các thành viên trong đội nhóm.
  • Vai trò thông tin: Tiếp thu, tổng hợp các thông tin từ thành viên của tập thể nhân viên cấp dưới. Phổ biến những thông tin quan trọng từ ban giám đốc cấp trên.
  • Vai trò quyết định: Là vai trò quan trọng nhất của quản lý, họ cần đưa ra những quyết định, chịu trách nhiệm với các quyết định đó của mình.

Những công việc của người quản lý là gì?

Vậy, những công việc của người quản lý sẽ bao gồm những nhiệm vụ nào. Trên thực tế, những công việc của người quản lý sẽ xoay quanh khía cạnh quản lý, lãnh đạo đội nhóm là chính. Cụ thể như sau:

  • Lập các chiến lược, kế hoạch phát triển cho bộ phận mà mình quản lý.
  • Quản lý sẽ là người giao, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm của mình. Do đó, họ sẽ cần thực hiện thêm công tác kiểm tra, quản lý công việc đó.
  • Thực hiện giám sát xem nhân viên của mình có đang thực hiện tốt công việc hay không. Nếu xảy ra những sự cố ngoài ý muốn cũng cần có phương án xử lý kịp thời.
  • Theo dõi tiến độ thực hiện công việc, khả năng hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra. Trong trường hợp nhân viên chưa hoàn thành được chỉ tiêu theo mốc thời gian, cần thực hiện triển khai các giải pháp, chiến lược để khắc phục kịp thời.
  • Đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc theo định kỳ tuần, tháng, quý, năm,… cho từng nhân viên.
  • Thành lập các chính sách khen thưởng, thi đua, xử phạt với từng trường hợp cụ thể.
  • Hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo và hướng dẫn cho nhân sự mới. Thực hiện tổ chức các buổi huấn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu hơn cho đội ngũ nhân viên cũ.
  • Một số công việc khác: Thực hiện là cầu nối giữa nhân viên với quản lý cấp cao hơn. Khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên có thể làm việc năng suất, hiệu quả hơn,…

>>> Xem thêm: 9 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả người quản lý nên biết

Tìm hiểu về những công việc của người quản lý
Tìm hiểu về những công việc của người quản lý

Kỹ năng cần có của người quản lý

Để có thể thực hiện được những công việc của người quản lý ở trên, họ sẽ cần có những kỹ năng như sau:

Kỹ năng chuyên môn

Người quản lý cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng để có thể lên các chiến lược, kế hoạch phù hợp cũng như hướng dẫn được nhân viên của mình.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

Người quản lý sẽ thường xuyên phải truyền đạt công việc, kiến thức của mình cho đội ngũ nhân viên. Do đó, kỹ năng ứng xử, giao tiếp là điều rất quan trọng với vị trí này. Khi bạn có khả năng giao tiếp, ứng xử tốt, bạn sẽ có thể dễ dàng truyền đạt được các nhiệm vụ, kế hoạch của mình cho nhân viên hiệu quả hơn.

Để rèn luyện được khả năng giao tiếp, bạn sẽ cần có khả năng quan sát tốt. Khi bạn quan sát và tìm hiểu được nhân viên của mình tiếp thu thông tin như thế nào, bạn sẽ có thể truyền đạt nhanh hơn.

Kỹ năng lãnh đạo

Đây là một trong những kỹ năng để giúp bạn hoàn thành được những công việc của người quản lý tốt hơn. Người có kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ hiểu được điểm yếu, điểm mạnh, năng lực của mỗi thành viên và vận dụng nó.

Ngoài ra, kỹ năng lãnh đạo tốt cũng sẽ giúp bạn tạo được động lực, gắn kết được các nhân viên trong đội nhóm với nhau. Từ đó họ sẽ có sự hòa đồng, hỗ trợ nhau tốt hơn trong công việc.

Kỹ năng lãnh đạo còn thể hiện ở khía cạnh bạn là người biết lắng nghe và tiếp thu. Hãy cố gắng trò chuyện, lắng nghe các phản hồi từ nhân viên của mình nhiều hơn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những mong muốn của họ và phát triển bản thân.

>>> Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo quản lý là gì? 7 kỹ năng để trở thành quản lý giỏi

Một số kỹ năng khác

Ngoài những kỹ năng quan trọng trên, người quản lý cũng cần có những kỹ năng, yếu tố như sau:

  • Có khả năng chịu được các áp lực đến từ công việc, cuộc sống hàng ngày.
  • Có tầm nhìn, định hướng tốt.
  • Có khả năng ra quyết định.
  • Có kỹ năng phân tích, kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề.
Người quản lý cần có nhiều kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm khác nhau
Người quản lý cần có nhiều kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm khác nhau

Trên đây là bài viết chia sẻ về những công việc của người quản lý. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ hiểu hơn về vị trí này và có được sự lựa chọn phù hợp cho công việc sắp tới.

>>> Truy cập TopCV.vn để cập nhật hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm quản lý mới mỗi ngày

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *