Môi trường quản trị

Môi trường quản trị là gì? 3 nhóm môi trường quản trị phổ biến

Chia sẻ kinh nghiệm

Môi trường quản trị là một trong những khái niệm trong ngành quản trị đang được quan tâm. Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu về khái niệm này là gì và có những loại môi trường nào qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây nhé.

Môi trường quản trị là gì?

Môi trường quản trị được định nghĩa là một tập hợp những phân hệ, phần tử, các hệ thống ảnh hưởng đến sự kinh doanh, phát triển, quản trị của doanh nghiệp. Môi trường này được xây dựng và tổng hợp từ các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh, sản xuất trong doanh nghiệp.

Môi trường quản trị tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
Môi trường quản trị tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

Có khá nhiều cách để bạn có thể tiếp cận được môi trường quản trị, nhưng trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay sẽ tập trung chính vào môi trường của các tổ chức hoặc doanh nghiệp kinh doanh. Môi trường này bao gồm hai yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm:

  • Lực lượng: Là những yếu tố mang tính quy luật như xã hội, kinh tế, tự nhiên,…
  • Thì chế: Là các yếu tố sẽ tác động đến con người trong doanh nghiệp như quy định, luật lệ,…

>>> Tham khảo thêm: Quản lý nhân lực là gì và vai trò của người quản lý nhân lực

3 nhóm môi trường quản trị phổ biến hiện nay

Hiện tại môi trường quản trị được phân thành ba cấp độ chính như sau:

Môi trường quản trị vĩ mô

Môi trường vĩ mô là những yếu tố có ảnh hưởng lâu dài đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ khó có thể kiểm soát được các yếu tố này. Mức độ tác động, tính chất của môi trường vĩ mô sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau. 

Môi trường vĩ mô sẽ có tác động đến môi trường vi mô cũng như môi trường nội bộ của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô là những môi trường bao gồm các yếu tố như:

  • Chính trị pháp luật: Gồm các yếu tố liên quan đến chính phủ, quy định pháp luật.
  • Văn hóa xã hội: Gồm các yếu tố như dân số, lối sống, văn hóa, gia đình và tôn giáo,…
  • Kinh tế: Bao gồm những yếu tố như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ giá hối đoái, lãi suất, các yếu tố lạm phát, tiền lương – thu nhập.
  • Công nghệ: Gồm các phát minh sáng chế, phát triển và cải tiến khoa học, máy móc phục vụ cho công việc, phương tiện truyền thông vận tải,…
  • Môi trường tự nhiên: Gồm điều kiện vị trí địa lý, khí hậu, nguồn tài nguyên,…

Môi trường quản trị vi mô

Nhóm môi trường này sẽ bao gồm các yếu tố nằm ngoài và có tác động đến tổ chức, doanh nghiệp. Những yếu tố này có thể gây ra sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu suất, sự phát triển của tổ chức. 

>>> Xem thêm: Quản trị học là gì? 5 Cách để trở thành nhà quản trị tài ba

Môi trường vi mô thường chỉ những yếu tố tác động bên ngoài tổ chức
Môi trường vi mô thường chỉ những yếu tố tác động bên ngoài tổ chức

Nhóm môi trường vi mô thường sẽ bao gồm:

  • Yếu tố khách hàng: Là những người sẽ bị thu hút bởi lợi ích được hứa hẹn và sẽ được hưởng thụ khi thực hiện hành vi mua hàng. Lưu ý rằng khách hàng luôn luôn thay đổi nhu cầu và lòng trung thành của khách hàng thường dễ bị lung lay.
  • Đối thủ cạnh tranh: Là các tổ chức, cá nhân có thể nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng với mục tiêu kinh doanh cùng sản phẩm/sản phẩm có khả năng thay thế khác cho sản phẩm của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh có thể bao gồm đối thủ trực tiếp và đối thủ tiềm ẩn.
  • Nhà cung cấp: Là các tổ chức hoặc cá nhân đang thực hiện cung ứng cho doanh nghiệp về những yếu tố đầu vào.

Môi trường quản trị nội bộ

Nhóm môi trường nội bộ trên thực tế là nhóm các yếu tố vi mô nhưng nằm bên trong của nội bộ tổ chức. Những yếu tố này sẽ tác động trực tiếp và liên tục đến quá trình hình thành phát triển, tăng trưởng của tổ chức. Môi trường nội bộ thông thường sẽ bao gồm những yếu tố như sau:

  • Tài chính: Thường gồm yếu tố nguồn vốn, khả năng huy động vốn, tình hình phân bổ và sử dụng nguồn vốn như thế nào, quá trình kiểm soát chi phí ra sao và mối quan hệ tài chính với các bên hữu quan khác.
  • Nhân sự: Bao gồm chất lượng và số lượng của nguồn nhân sự như thế nào, tổ chức có xác định đúng nhu cầu về lao động hay không, tổ chức đưa ra những chính sách đãi ngộ hợp lý để khuyến khích người lao động làm việc tích cực hơn,…
  • Cơ cấu tổ chức: Gồm như doanh nghiệp hoặc tổ chức có xác định đúng được nhiệm vụ chức năng của từng, bộ phận và từng cá nhân hay không, cơ cấu tổ chức có được xây dựng một cách gọn nhẹ – khoa học để đảm bảo hiệu quả lao động hay không,
  • Văn hóa tổ chức: Là những chuẩn mực cũng như khuôn mẫu, giá trị mà mọi thành viên trong tổ chức đều sẽ tôn trọng, tuân theo trong quá trình làm việc. Tổ chức cần phải xây dựng một văn hóa vững mạnh, mang nét riêng và có tính độc đáo.

Xem thêm các vị trí quản lý trong môi trường quản trị nội bộ:

Môi trường nội bộ có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức
Môi trường nội bộ có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức

Hy vọng những chia sẻ kinh nghiệm ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về môi trường quản trị là gì. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập TopCV.vn để tiếp cận với các kiến thức, nhiều cơ hội việc làm quản trị hấp dẫn hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *