Học quản lý giáo dục ra trường làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Chia sẻ kinh nghiệm

Quản lý giáo dục là một trong các ngành học đang được quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều bạn chưa hiểu về ngành quản lý giáo dục là gì, học quản lý giáo dục ra làm gì?

Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng topviecquanly.vn tìm hiểu trong bài viết “Học quản lý giáo dục ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?” sau đây.

Tìm hiểu về ngành quản lý giáo dục

Trước khi tìm hiểu học quản lý giáo dục ra làm gì, hãy tìm hiểu về khái niệm cũng như đặc điểm của ngành học này.

Quản lý giáo dục là gì?

Quản lý giáo dục hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể hoặc chính xác nào để định nghĩa về ngành nghề này. Nó sẽ tùy thuộc vào định nghĩa của mỗi cá nhân, đơn vị khác nhau.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể hiểu đơn giản, quản lý giáo dục là hệ thống với các hoạt động, tác động lên các quy luật, nhận thức hoặc ý thức của chủ thể được quản lý. Việc quản lý giáo dục được phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào hệ thống, cơ quan giáo dục mà người quản lý làm việc.

học quản lý giáo dục ra làm gì 3
Học quản lý giáo dục ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Hiện nay, nhiều bạn khi muốn học ngành này, ngoài câu hỏi học quản lý giáo dục ra làm gì, thì vai trò của ngành này cũng được nhiều bạn quan tâm hơn. Hiện nay, ngành này có vai trò đảm nhiệm các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục, giám sát, đưa ra các nhận xét về hoạt động đó.

Sau đó, hoạt động quản lý giáo dục sẽ giúp cho nhà trường, cơ quan giáo dục được hoạt động ổn định hơn. Nó cũng sẽ giúp cho môi trường giáo dục tại cơ sở được nâng cao chất lượng tốt hơn.

Đặc điểm của ngành quản lý giáo dục

Ngành quản lý giáo dục có khá nhiều đặc điểm đặc thù so với những ngành khác. Cụ thể bạn có thể tham khảo một số đặc điểm của ngành này như sau:

  • Hoạt động QLGD sẽ liên quan và luôn gắn liền với quá trình giáo dục, đào tạo của con người.
  • Gắn liền với các quyền lực nhà nước. Liên quan đến điều chỉnh, điều hành các hoạt động giáo dục.
  • Quản lý giáo dục gắn liền với các sự phát triển liên quan đến xã hội, quan điểm quần chúng.
  • Đây là hoạt động mang tính nhân văn cao.
  • Một số đặc điểm quản lý khác: Ví dụ như luôn được chia thành người quản lý và đối tượng được quản lý; Là mối quan hệ trao đổi thông tin 2 chiều; Có khả năng thích nghi, biến đổi,…
học quản lý giáo dục ra làm gì 2
Quản lý giáo dục bao gồm nhiều đặc điểm khác nhau

Học quản lý giáo dục ra làm gì?

Khi học ngành quản lý giáo dục, bạn sẽ được đào tạo, trang bị các kiến thức như kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, các kỹ năng quản lý, kỹ năng sư phạm, kỹ năng mềm khác,… Do đó, sau khi học, bạn sẽ không cần quá lo lắng học quản lý giáo dục ra làm gì.

Cụ thể, bạn sẽ có thể lựa chọn một trong những công việc sau:

  • Vị trí chuyên viên quản lý giáo dục, khối hành chính ở các cơ quan quản lý giáo dục. Ví dụ như Sở GD và ĐT, Bộ GD và DDT,…
  • Các vị trí chuyên viên quản lý giáo dục ở cơ sở giáo dục các cấp. Ví dụ như quản lý cơ sở vật chất, quản lý thiết bị trường học, chuyên viên văn phòng, quản lý học sinh – sinh viên hoặc học viên, chuyên viên của phòng đào tạo, phòng thanh tra giáo dục, phòng quản lý – đảo bảo chất lượng giáo dục, phòng tổ chức cán bộ giáo dục,…
  • Các vị trí liên quan đến quản lý hành chính tại các tổ chức giáo dục thường xuyên hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên các cấp.
  • Chuyên viên quản lý giáo dục làm việc trong khối hành chính của các cơ sở giáo dục cộng đồng, cơ quan giáo dục của tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể, cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức giáo dục ngoài công lập,…
  • Vị trí chuyên viên phụ trách các công tác liên quan đến văn hóa, giáo dục tại cơ quan chính quyền (cơ sở, cao cấp hoặc các cấp khác).
  • Chuyên viên văn hóa – giáo dục tại các tổ chức giáo dục cộng đồng.
  • Nhân viên nghiên cứu trong cơ quan liên quan đến nghiên cứu và phát triển giáo dục như trung tâm nghiên cứu tại các trường, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu,…
  • Giảng viên của các chuyên ngành liên quan đến quản lý giáo dục. Bao gồm giảng viên cơ sở hoặc giảng viên bồi dưỡng cho các cán bộ nâng cao.
  • Tiếp tục học tập, nghiên cứu để nâng lên cấp bậc trình độ tiến sĩ, thạc sĩ trong ngành giáo dục.

Mức thu nhập của ngành quản lý giáo dục

Mức lương của ngành quản lý giáo dục thường không có mức trung bình chung cụ thể. Mức thu nhập thực tế sẽ phụ thuộc vào việc bạn làm ở vị trí nào, làm cho cơ sở giáo dục nào, làm ở khu vực kinh tế nào,…

Tuy vậy, một số khảo sát cho thấy mức lương tham khảo trung bình cho vị trí quản lý giáo dục thường dao động từ 8.100.000 – 18.300.000 đồng/tháng. Nếu bạn có kinh nghiệm khoảng 5 năm trong lĩnh vực này, mức lương của bạn có thể lên đến 11.700.000 – 28.900.000 đồng/tháng.

học quản lý giáo dục ra làm gì 1
Là một ngành đặc thù nên mức thu nhập của quản lý giáo dục khá ổn định

Tạm kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành quản lý giáo dục. Tuy là một ngành còn nhiều mới mẻ so với thị trường, nhưng nó cũng được dự đoán sẽ phát triển hơn trong tương lai.

Hy vọng các chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành này cũng như sau khi học quản lý giáo dục ra làm gì. Hãy tham khảo thêm nhiều thông tin khác để có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với mong muốn của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *