CV trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao nhưng không phải ai cũng biết viết CV xin việc sao cho chuẩn. Dưới đây, Topviecquanly.vn sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV trưởng phòng kinh doanh chuyên nghiệp nhất nhé.
Thông tin cần phải có trong CV cho trưởng phòng
Trưởng phòng kinh doanh là một vai trò quản lý, tại những công ty nhỏ và vừa thì bạn sẽ là người quản lý và chịu trách nhiệm với bộ phận hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu bạn không muốn có một bản CV xin việc không đủ chuyên nghiệp khiến mình mất điểm và đánh mất cơ hội công việc thì bạn không nên tùy tiện chọn một mẫu CV xin việc online và điền các thông tin mà không có sự sắp xếp từ trước.
Hãy xác định đúng thông tin quan trọng và nhất định phải có trong CV xin việc trưởng phòng kinh doanh. Điều này sẽ giúp toàn bộ nội dung trong CV thống nhất, xuyên suốt và có trọng tâm.
Các nhà tuyển dụng thường thông qua các từ khóa cơ bản để “chấm điểm” CV chính xác và ra quyết định có trao cho bạn cơ hội phỏng vấn hay không. Thông thường, bạn có thể viết CV cho trưởng phòng dài khoảng 2 trang với điều kiện là phải tập trung vào những thông tin như các dự án kinh doanh đi kèm với số liệu để chứng minh thành công của bạn trong vai trò này hoặc các bằng chứng tương đương.
>>> Xem thêm: Cập nhật lương trưởng phòng kinh doanh mới nhất 2022
Mẫu CV trưởng phòng kinh doanh
Nếu như ngày trước, các ứng viên ở mọi vị trí phải “đau đầu” khi tự mình thiết kế CV ứng tuyển thì giờ đây, với sự phổ biến của các mẫu CV online sẽ giúp bạn đỡ tốn thời gian và công sức để làm. Vậy nhưng, sẽ có vấn đề đặt ra lúc này là làm sao để chọn đúng mẫu CV trưởng phòng kinh doanh phù hợp. CV cho trưởng phòng phải vừa thể hiện được thế mạnh về kinh nghiệm, học vấn lại vừa cho thấy sự đẳng cấp của bạn.
Mẫu CV trưởng phòng kinh doanh 1: TẠO CV NGAY
Mẫu CV trưởng phòng kinh doanh 2: TẠO CV NGAY
Mẫu CV trưởng phòng kinh doanh 3: TẠO CV NGAY
Cách viết CV trưởng phòng kinh doanh
Thông tin cá nhân
Cách điền thông tin cá nhân trong CV trưởng phòng kinh doanh cũng sẽ giống với bình thường. Đơn giản là bạn chỉ cần điền đầy đủ từ họ tên, tuổi tác đến địa chỉ và phương thức liên lạc. Nhưng lưu ý rằng bạn nên điền email liên hệ là họ tên mình. Tránh dùng email khó đọc hoặc khó hiểu và đặc biệt, không nên điền email làm việc ở công ty hiện tại.
Mục tiêu nghề nghiệp
Thông thường, khi ứng tuyển các vai trò như thực tập sinh, nhân viên thì nhà tuyển dụng sẽ ít chú ý tới phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc. Tuy nhiên, CV trưởng phòng kinh doanh thì sẽ lại khác. Bạn nên hiểu rằng một vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong công ty thì không thể trao cho người có định hướng và mục tiêu không phù hợp với các mục tiêu dài hạn của công ty.
>>> Xem thêm: Kho tổng hợp các Mẫu CV cho vị trí trưởng phòng trở lên
Vậy nên, bản thân ứng viên cũng hãy thẳng thắn chia sẻ về các mục tiêu của mình. Tránh nói về các dự định như tự mở công ty, tự kinh doanh vì không phù hợp. Bạn nên hướng tới các mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh và có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty.
- Nắm bắt nhanh chóng cách thức vận hành của bộ phận, tình hình kinh doanh và bắt đầu triển khai những kế hoạch, dự án kinh doanh mới theo các chỉ đạo của ban giám đốc.
- Xây dựng và hoàn thiện những quy trình quản lý. Từ đó giúp tăng hiệu suất làm việc của các nhân viên trong bộ phận kinh doanh và hướng tới mục tiêu mở rộng thêm các chi nhánh.
- Tăng doanh thu tháng lên trung bình khoảng 10 – 15%, định vị thương hiệu của công ty trên thị trường tốt hơn.
Kinh nghiệm
Với vị trí trưởng phòng kinh doanh thường chỉ dành cho ứng viên có kinh nghiệm làm việc từ 3 – 5 năm trở lên. Đặc biệt, trường hợp đã có kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh hoặc chưa có (chỉ làm leader, phó phòng hoặc nhân viên lâu năm) thì khi viết CV cũng sẽ ít nhiều có sự khác biệt.
CV cho ứng viên đã có kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh
Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong vai trò trưởng phòng marketing, trưởng phòng kinh doanh thì tốt nhất, CV xin việc phải thực sự thuyết phục. Hãy điền tên công ty, chức danh, thời gian làm việc và các thành tích đạt được kèm số liệu theo gạch đầu dòng là đủ. Với 3 – 5 năm kinh nghiệm thì bạn hoàn toàn có thể thể hiện bản thân mình theo cách tốt nhất.
Gợi ý: Công ty cổ phần TopCV Việt Nam, Trưởng phòng kinh doanh (1/2019 – nay)
- Phụ trách quản lý bộ phận kinh doanh gồm 15 nhân viên và chuyên viên; phối hợp cùng phòng marketing để triển khai các kế hoạch ra mắt và định vị sản phẩm trên thị trường.
- Các dự án kinh doanh nổi bật: [tên 2 – 3 dự án]; doanh thu theo tháng trong năm 2020 và 2021 tăng trung bình 5 – 7%.
>>> Xem thêm: Các mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp và cập nhật mới nhất 2023
CV cho ứng viên chưa có kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh
Đối với trường hợp bạn làm ở các vai trò thấp hơn và muốn thử sức để chinh phục thành công mới thì CV xin việc trưởng phòng kinh doanh sẽ cần phải khéo léo hơn một chút. CV không chỉ bao gồm những dự án thành công cùng với các số liệu chứng thực mà sẽ cần viết về cả các kỹ năng bạn đã học được nhằm chứng minh đủ để chịu trách nhiệm trong vai trò mới.
Gợi ý: Công ty cổ phần TopCV Việt Nam, Sales Leader (2/2018 – 4/2022)
- Leader của nhóm gồm 10 nhân viên kinh doanh; tiếp nhận yêu cầu của trưởng phòng và phân chia công việc kèm KPI cho từng thành viên; theo dõi tiến độ làm việc của nhóm và hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời để nhóm hoàn thành công việc..
- Phát triển các kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm; có thành tích nhóm tốt nhất trong 4 nhóm của bộ phận kinh doanh; KPI thường vượt chỉ tiêu từ 7 – 10%.
Kỹ năng
Với phần kỹ năng trong CV trưởng phòng kinh doanh, bạn nên hiểu rằng nhà tuyển dụng muốn thấy những kỹ năng về chuyên môn của bạn (thay vì kỹ năng mềm hoặc các kỹ năng không liên quan đến chuyên môn như nhiều người vẫn lầm tưởng). Cần phải có những kỹ năng cần thiết cho công việc và khả năng xử lý các nhiệm vụ để đảm bảo thành công.
Bạn cần viết theo những kỹ năng bạn có và tự tin. Tất nhiên, hãy sắp xếp các kỹ năng theo thứ tự ưu tiên và những gì bạn cho là quan trọng nhất đặt lên đầu.
Lời khuyên của Topviecquanly.vn là bạn không nên nói dối ở phần này. Lý do là kể cả khi được thông qua thì bạn vẫn sẽ bị phát hiện trong lúc phỏng vấn hoặc khi đã nhận việc. Nên nhớ rằng tất cả kỹ năng và mức độ thành thạo sẽ đều phản ánh qua phong cách quản lý, hiệu quả trong công việc bạn mang lại.
Gợi ý:
- Kỹ năng lãnh đạo.
- Kỹ năng đào tạo nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh.
- Kỹ năng quản lý ngân sách.
- Kỹ năng đàm phán.
- Kỹ năng thuyết trình.
- Kỹ năng công nghệ.
- Kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh).
>>> Xem thêm: Những kỹ năng cần có để trở thành trưởng phòng kinh doanh
Học vấn
Khi nói đến kinh doanh thì kinh nghiệm tích lũy được khi làm việc còn đáng quý hơn những thứ được học trong trường lớp, sách vở. Tuy nhiên, để công ty đánh giá mình là một người có tư duy, nền tảng, được đào tạo chuyên môn và có tiềm năng để phát triển trong lĩnh vực thì ứng viên sẽ cần bổ sung thông tin gồm trình độ học vấn, bằng cấp và các chứng chỉ liên quan.
Khi đảm nhiệm vai trò trưởng phòng kinh doanh thì đặc biệt, bằng cấp chuyên môn vẫn là không thể thiếu. Có bằng cử nhân trở lên tại các chuyên ngành marketing, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, luật, xuất nhập khẩu, kế toán – kiểm toán,… sẽ thường là yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Đối với các ứng viên đã tốt nghiệp cao đẳng, dù bạn đang có thành tích xuất sắc trong kinh doanh thì vẫn nên theo học những chương trình đào tạo để có bằng cấp cao hơn. Sẽ giúp bạn vừa vững chắc về kiến thức vừa thuận lợi khi xin việc, làm việc.
CV xin việc trưởng phòng kinh doanh thì bạn có thể sắp xếp để “khoe” bằng cấp của mình theo thứ tự bằng cao nhất
Gợi ý: Đại học Kinh tế Quốc dân (8/2013 – 6/2020)
- Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
- Cử nhân chuyên ngành Marketing
Sở thích
Không chỉ dừng lại là một người làm kinh doanh mà trưởng phòng kinh doanh phải còn là có khả năng tạo động lực, mang tới những ảnh hưởng tích cực cho các nhân viên của mình. Vì thế, đối với nhà tuyển dụng thì tích cách của ứng viên cho vị trí này rất quan trọng. Thậm chí nó còn là tác động cho cả văn hóa công ty và ảnh hưởng tới hiệu suất công việc sau này.
>>> Xem thêm: Mẫu CV trưởng phòng kỹ thuật chuyên nghiệp, ấn tượng trong mắt HR
Sở thích ở trong CV trưởng phòng kinh doanh chính là phần giúp công ty hình dung rõ hơn về tính cách và phong cách lãnh đạo của ứng viên. Mỗi người sẽ có sở thích khác nhau nên bạn cũng không cần cố điều chỉnh để miêu tả một ai đó không phải chính bản thân bạn. Bạn chỉ cần khéo léo điền vào các sở thích tích cực của mình là được.
Gợi ý: Đọc sách, chạy bộ, chơi thể thao, đi du lịch,…
Chứng chỉ
Khi có chứng nhận tham gia khóa học phát triển kỹ năng lãnh đạo, chứng chỉ về quản trị kinh doanh, quản lý dự án hay chứng chỉ tin học, ngoại ngữ,… để bổ sung cho bằng cấp thì quá trình xin việc của bạn có thể nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể viết vào CV nếu như có các chứng chỉ còn hạn nhưng nếu bạn không có, hãy ẩn nội dung này.
Tham chiếu
Với phần này trong CV xin việc, những người phù hợp làm người tham chiếu cho bạn thì phải là người nắm giữ chức vụ cao hơn bạn. Chẳng hạn như giám đốc kinh doanh, CEO của công ty,… Chú ý là bạn hãy hỏi ý kiến họ trước khi viết thông tin liên hệ vào CV. Tốt nhất hãy chỉ đề cập tới 1 người tham chiếu thông tin là đủ.
>>> Xem thêm: Cách viết CV Trưởng phòng Marketing chuyên nghiệp, ấn tượng
Giải thưởng và hoạt động
Với phần này thì bạn chỉ nên viết khi đã tham gia nhiều hoạt động (các hoạt động sau khi ra trường) và các giải thưởng cá nhân đạt được. Nếu trường hợp các giải thưởng và hoạt động của bạn khá ít ở mảng này thì cũng có thể ẩn chúng khỏi CV nhé.
Trên đây, bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của Topviecquanly.vn đã gợi ý cho bạn mẫu CV trưởng phòng kinh doanh và cách viết. Nhìn chung, khi viết CV xin việc trưởng phòng kinh doanh thì bạn cần làm nổi bật lên được những kinh nghiệm và khả năng của mình có thể giúp ích cho công ty như nào. Nếu bạn đang phân vân, không biết tìm mẫu CV ở đâu thì hãy truy cập TopCV.vn để tìm mẫu CV phù hợp nhé. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ có thể thiết kế cho mình được CV trưởng phòng kinh doanh thật chuyên nghiệp.