MBO là gì?  Ưu và nhược điểm của MBO - Quản trị theo mục tiêu

MBO là gì?  Ưu và nhược điểm của MBO – Quản trị theo mục tiêu

Chia sẻ kinh nghiệm

Quản trị mục tiêu MBO là một giải pháp đang được sử dụng gần đây để giúp đạt hiệu quả công việc. Hãy tìm hiểu ngay về MBO là gì và ưu – nhược điểm của MBO là gì cùng Topviecquanly.vn qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây nhé.

MBO là gì? – Ví dụ về MBO

Để vận dụng được MBO, bạn cần hiểu về khái niệm MBO là gì? MBO – Management by Objectives – là hình thức quản lý theo mục tiêu. Thông qua những mục tiêu cho từng nhân viên, hướng họ đến các hoạt động để thực hiện mục tiêu đó. Đây là một hệ thống quản trị thực hiện liên kết mục tiêu của tổ chức vào kết quả, hoạt động của cá nhân. 

MBO sẽ yêu cầu người lãnh đạo, quản trị cần phải có sự suy nghĩ, suy đoán cẩn thận về kết quả, giải pháp để đạt được mục tiêu mà họ mong muốn. Nó cũng giúp nâng cao năng lực điều hành, vận hành của toàn bộ hệ thống, từ quản lý đến nhân viên.

mbo-la-gi-topcv-1
MBO là hệ thống quản trị hành động theo mục tiêu

Một số ví dụ về MBO để bạn hiểu hơn về vấn đề này như sau:

MBO của bộ phận marketing

  • Tăng 1000 khách hàng tiềm năng mỗi tháng.
  • Khách hàng từ marketing mang về chiếm 40% doanh thu tổng.
  • Tăng 2 lần lượt truy cập vào website.
  • Tăng 45% tỷ lệ chuyển đổi đến trang đích.

MBO bộ phận bán hàng

  • Đạt được 100 khách hàng đăng ký mới, mua mới.
  • Giá trị đơn hàng trung bình đạt 500.000 đồng.
  • Tỷ lệ tăng doanh thu lên 20%.

>>> Xem thêm: TOP 5 mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Một số đặc điểm về MBO cần biết

Tìm hiểu về đặc điểm bên cạnh khái niệm của MBO là gì sẽ giúp bạn vận dụng được hệ thống quản trị này tốt hơn. Bao gồm: 

  • Mục đích: Giúp gia tăng kết quả của hoạt động trong tổ chức thông qua việc đạt được những mục tiêu chung. Mục tiêu chung được đạt thông qua mục tiêu cá nhân của nhân viên trong tổ chức.
  • MBO khuyến khích nhân viên tham gia vào việc xác định mục tiêu công việc mà họ cần phải thực hiện thay vì chỉ có quản lý, lãnh đạo quyết định điều này. 
  • Bản chất của MBO là thiết lập mục tiêu thông qua việc lựa chọn chương trình hành động, ra quyết định có tham gia hay không của nhân viên và nhà quản trị.
  • MBO giúp đo lường, so sánh về hiệu suất thực tế của người lao động cùng các mục tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân không thực hiện được mục tiêu và giải pháp để giải quyết nó.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết 5 bước quản trị mục tiêu theo quy trình MBO

mbo-la-gi-topcv-2
MBO có thể giúp gia tăng được kết quả hoạt động của tổ chức

Ưu – nhược điểm của MBO là gì?

Bất kể phương pháp quản trị nào cũng sẽ có những ưu – nhược điểm riêng. Xác định được ưu – nhược điểm của MBO là gì sẽ giúp bạn có thể vận dụng phương pháp này tốt hơn. Bao gồm:

Ưu điểm của MBO

Về ưu điểm, MBO có những điểm mạnh như sau:

  • MBO giúp đề cao được vai trò, trách nhiệm của nhân viên trong mục tiêu chung.
  • Những mục tiêu cốt lõi, quan trọng được xác định rõ ràng, cụ thể cho mỗi nhân viên tùy vào trình độ, kinh nghiệm, chuyên môn.
  • Cải thiện được khả năng tương tác, kết nối của các thành viên để giúp quá trình làm việc theo nhóm được hiệu quả hơn.
  • Cung cấp cho nhân viên sự rõ ràng trong kỳ vọng của doanh nghiệp với những nhiệm vụ mà họ đang thực hiện, hiểu hơn về những nhiệm vụ đó ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu chung.
  • Mỗi nhân viên sẽ thực hiện đảm nhiệm một mục tiêu duy nhất, từ đó giúp họ cảm thấy được sự quan trọng của mình trong tổ chức. Điều này sẽ giúp tăng mức độ trung thanh, nỗ lực cống hiến của họ tốt hơn.
  • Gắn kết mục tiêu của nhân viên chặt chẽ hơn với mục tiêu của tổ chức.

Nhược điểm của MBO

Bên cạnh những ưu điểm trên, MBO cũng tồn tại một số hạn chế như sau:

  • Thường bỏ qua những đặc tính, điều kiện làm việc hiện tại của doanh nghiệp.
  • Nhà quản lý nếu không biết vận dụng có thể gây ra áp lực cho nhân viên trong quá trình họ nỗ lực đạt được những mục tiêu mà họ mong muốn. Thêm vào đó, nhà quản lý cũng có thể quên rằng sử dụng MBO còn có tác dụng để khuyến khích nhân viên tham gia và sẵn sàng đóng góp hơn.
  • Nhân viên có thể sẽ cảm thấy áp lực với những kỳ vọng hoặc mục tiêu quá cao so với năng lực của họ và nguồn lực của doanh nghiệp.
  • Thời gian để thực hiện MBO có thể rất dài. Một số trường hợp lên đến 3 – 5 năm để có thể hoàn thành một quy trình MBO đầy đủ, đúng cách.
  • Nhiều nhà quản lý có xu hướng coi MBO là một hệ thống tổng thể, sử dụng để xử lý mọi vấn đề trong quản trị doanh nghiệp. Tuy vậy, sự phụ thuộc quá mức này có thể dẫn đến các tác động tiêu cực trong quá trình MBO được vận dụng.

>>> Xem thêm: Quản lý rủi ro dự án | Lợi ích và hướng dẫn thực thi chi tiết

mbo-la-gi-topcv-3
Phụ thuộc MBO quá mức có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp

Hy vọng, bạn sẽ hiểu hơn về MBO là gì, ưu – nhược điểm của MBO là gì và quy trình ứng dụng như thế nào với những chia sẻ kinh nghiệm trong bài viết hôm nay. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng có thể tham khảo ngay TopCV.vn để tiếp cận với nhiều tin tức liên quan đến quản lý nhân sự và các cơ hội việc làm hấp dẫn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *