Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng khi làm việc nơi công sở. Khi kiểm soát được cảm xúc, bạn sẽ hạn chế làm mất lòng đồng nghiệp trong mọi tình huống. Tham khảo ngay bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của Topviecquanly.vn để tìm hiểu bí quyết “dĩ hòa vi quý” nơi công sở nhé.
Kiểm soát cảm xúc là gì?
Kiểm soát cảm xúc là cách mà chúng ta quản lý cảm xúc và đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua những phương diện như ngôn ngữ, hình thể,…
Khi kiểm soát được cảm xúc, chúng ta sẽ nhận thức rõ được cảm xúc của mình trong từng tình huống và hiểu rõ ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác như nào. Đồng thời, tự biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc của mình một cách phù hợp.
Tại sao cần phải kiểm soát cảm xúc nơi công sở
Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc, từ cảm xúc yêu thương, cảm xúc khó chịu, sự sợ hãi. Nếu không có kỹ năng kiểm soát cảm xúc, chúng ta sẽ dễ hành động một cách nóng vội, khó kiểm soát được hậu quả, thậm chí vô tình làm tổn thương tới người khác.
Kiểm soát cảm xúc tốt giúp cho chúng ta thể hiện bản thân là người có thái độ chuyên nghiệp khi làm việc. Ngoài ra, còn giúp chúng ta giữ gìn và phát triển những mối quan hệ trong xã hội, đặc biệt là trong công việc.
Xem thêm: Cách kiểm soát cảm xúc tức giận cực khôn ngoan
Xem thêm: Bí kíp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc dành cho người lãnh đạo
Xem thêm: Cẩm nang xây dựng mối quan hệ khách hàng trong kinh doanh
Bí quyết “vĩ hòa di quý” nơi công sở
Bí quyết “vĩ hòa di quý” nơi công sở đó chính là kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Dưới đây là những cách kiểm soát cảm xúc để giúp “vĩ hòa di quý” nơi công sở:
Kiểm soát cảm xúc căng thẳng
Khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc cảm giác tiêu cực trong công việc, bạn có thể thử một số cách giải tỏa sau:
Thực hiện những bài tập hít thở
Tập trung vào hơi thở của bạn và thực hiện hít thở sâu và chậm, hít vào bụng bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng. Kỹ thuật này giúp bạn giảm căng thẳng và tìm lại sự bình yên trong tâm trí.
Tập luyện thể dục, thể thao
Luyện tập thể dục, thể thao giúp xả stress và giữ sức khỏe tốt. Bạn có thể thử tập luyện tại nhà hoặc phòng tập để tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng, mệt mỏi sau khi làm việc.
Ngoài ra, bạn có thể rủ thêm đồng nghiệp để cùng tập luyện, xả stress sau giờ làm. Điều này sẽ giúp cho mối quan hệ công sở thêm thân thiết hơn.
Lựa chọn không gian yên tĩnh
Hãy tìm một nơi yên tĩnh, đó có thể là một góc trong văn phòng hoặc chỗ ngoài trời để ngồi thư giãn và xả stress. Bạn có thể thả lỏng cơ thể, tập trung vào âm thanh của môi trường xung quanh, bao gồm: tiếng chim hót, tiếng lá cây, tiếng gió thổi hoặc tiếng nước chảy.
Làm việc yêu thích
Tìm những công việc mà bạn thực sự thích thú và tận hưởng chúng. Khi bạn làm những công việc mà bạn cảm thấy thích, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ hơn và xua đi căng thẳng.
Cho phép bản thân nghỉ ngơi
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có các cảm giác tiêu cực, hãy để cho bản thân được “nghỉ ngơi tạm thời”. Chỉ với một khoảng thời gian ở một mình yên tĩnh, đầu óc sẽ tách biệt khỏi những suy nghĩ lóe lên trong lúc cảm thấy tiêu cực và giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn.
Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là bước chuẩn bị giúp bạn lên dây cót tinh thần để đối mặt với những vấn đề còn đang dang dở và cần được giải quyết. Khi những cơn nóng giận đã không còn chi phối được bạn nữa thì mọi thứ sẽ dần trở nên dễ dàng giải quyết hơn.
Hạn chế nói, hành động khi đang có cảm xúc tiêu cực
Khi đang có cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ không kiểm soát mà nói ra những điều khiến bản thân hối tiếc sau đó. Dù cách này rất khó, nhưng trong những lúc như này, hãy dành ra một khoảng thời gian hít thở sâu, góp nhặt lại những suy nghĩ và cân nhắc trước khi hành động hoặc nói ra bất cứ điều gì.
Tuy nhiên, khi cảm thấy tiêu cực, não bộ của bạn sẽ xử lý thông tin khó khăn hơn. Vậy nên, nếu có thể, hãy lắng nghe ý kiến, góp ý của người khác. Từ đó, bạn sẽ có thêm nhiều luồng ý kiến để so sánh và hạn chế việc cảm xúc của mình bị lấn át hoàn toàn.
Xem thêm: Quản trị thời gian là gì? 5 Bước quản lý thời gian hiệu quả hơn
Xem thêm: Những việc cần làm khi mất định hướng nghề nghiệp?
Chú ý vào ngôn từ
Hãy thường xuyên sử dụng các ngôn từ tích cực để khích lệ, động viên chính mình cũng là cách giúp bạn kiểm soát cảm xúc rất tốt. Những lời nói mà bạn sử dụng nhiều trong đời sống sẽ góp phần ảnh hưởng tới tâm tính và cảm xúc của bạn. Nếu bạn hay than thở, oán trách số phận thì vô hình bạn đang tạo ra những cảm xúc tiêu cực cho chính bạn.
Sử dụng sức mạnh của ngôn từ không chỉ giúp quản lý cảm xúc của riêng bạn mà còn có tác động tích cực tới những người giao tiếp xung quanh. Ví dụ, khi bạn và đồng nghiệp xảy ra bất đồng quan điểm, bạn có thể lựa lời để nói sao cho đối phương không cảm thấy bị tổn thương. Không nên thẳng thừng chê bai hoặc bác bỏ quan điểm của đồng nghiệp. Việc này sẽ mang tới cảm xúc tiêu cực cho họ, làm cho mối quan hệ nơi công sở trở nên căng thẳng. Hãy chia sẻ một cách nhẹ nhàng, chân thành, như thế sẽ khiến cho đồng nghiệp dễ lắng nghe bạn hơn và những mâu thuẫn, xung đột cũng dễ dàng được xóa bỏ.
Hướng tới tương lai
Khi bị thất bại và cảm thấy tuyệt vọng, bạn sẽ dễ dàng đắm chìm vào cảm xúc tiêu cực và cảm thấy bản thân thật kém cỏi. Nhưng hãy luôn nhớ rằng sự thất bại là một phần của cuộc sống này và đó là cách chúng ta cần học hỏi để tiến lên.
Joyce Marter là người sáng lập nên Trung tâm trị liệu Urban Balance (Mỹ) đã cho rằng nên nhìn nhận thất bại như một cơ hội để phát triển, tiến xa hơn. Khi bạn gây cho đồng nghiệp thất vọng, hãy thể hiện sự hối lỗi và sửa sai một cách chân thành. Đồng thời, tránh bị tình trạng tự dằn vặt bản thân.
Marter chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Ở trong công việc trước đây, tôi đã không được thăng chức. Nhưng tôi đã biết ơn cấp trên đã không tiến cử tôi bởi vì nhờ thất bại này mà tôi có động lực hơn để rời đi và thành lập nên Urban Balance. Nếu không có sự thất bại đó, tôi có thể sẽ không gặt hái được nhiều thành công như ngày hôm nay”
Sử dụng sự ghen tị làm động lực thúc đẩy
Marter cho rằng sự ghen tị với đồng nghiệp có thể là cảm xúc thúc đẩy bạn hành động. Marter chia sẻ: “Ví dụ, khi đồng nghiệp đạt được một thành tựu nào mà bạn muốn, bạn có thể tận dụng sự ghen tị đó để xem xét và đánh giá lại bản thân, ép mình phải làm việc chăm chỉ hơn để đuổi kịp hoặc vượt xa hơn người đồng nghiệp kia”.
Hãy ngừng suy nghĩ về những điều mà bạn không thể kiểm soát và tập trung vào những thứ bạn có thể làm. Marter chia sẻ: “Sự ghen tị có thể giúp bạn có động lực khám phá điều mình thật sự muốn, nhưng sẽ không tốt nếu bạn tập trung năng lượng, sức mạnh của mình chỉ vì các mục đích tiêu cực như “trả thù” đồng nghiệp hoặc chạy theo mong muốn của người khác”.
Top các cuốn sách kiểm soát cảm xúc nên đọc
Cân bằng cảm xúc – Đón nhận hạnh phúc
Cuốn sách đem đến thông điệp: “Khi cảm xúc của bạn ở trong trạng thái cân bằng rồi, chính là khi bạn đã sẵn sàng để đón nhận hạnh phúc”. Cuốn sách này mang tới cho bạn rất nhiều bài học hay và đáng quý. Hạnh phúc vốn dĩ không ở đâu xa, chỉ khi bạn sẵn sàng thì mới có thể nhận ra rằng nó đã đến. Cân bằng cảm xúc là một liều thuốc an nhiên giúp cho những giông tố ở trong lòng ta được giải tỏa. Từ đó, giúp ta tìm thấy được sự bình yên trong từng giây phút ở hiện tại.
Trí tuệ xúc cảm
Bộ não và trái tim, trí tuệ và cảm xúc, đây là hai khái niệm tưởng chừng như tách biệt hoàn toàn nhưng chúng lại có mối liên kết mật thiết, bền chặt đến lạ kỳ. Tư tưởng đề cao EQ hơn IQ, cuốn sách này sẽ hướng người đọc tới việc ươm mầm những cảm xúc tốt từ tận sâu bên trong. Ngôn từ được dùng trong sách khá nhẹ nhàng, lập luận chặt chẽ cùng với các ví dụ sống động sẽ là điểm cộng thu hút người đọc. Ngoài ra, đây là một trong các cuốn sách kiểm soát cảm xúc nổi tiếng, được nằm trong danh sách bán chạy nhất của Thời báo New York trong khoảng một năm rưỡi.
Trên đây, topviecquanly đã chia sẻ cho các bạn về kiểm soát cảm xúc và bí quyết “dĩ hòa vi quý” nơi công sở. Khi kiểm soát được cảm xúc, bạn sẽ thể hiện bản thân là người có thái độ làm việc chuyên nghiệp. Ngoài ra, bạn còn có thể cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống, đặc biệt là trong công việc. Nếu bạn muốn tìm việc dễ dàng, uy tín thì hãy truy cập ngay topcv.vn – website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam để ứng tuyển nhé. Hy vọng, bài viết trên đã giúp các bạn nắm rõ được bí quyết “dĩ hòa vi quý” nơi công sở.