Quản lý chất lượng là gì? Vai trò đối với doanh nghiệp như thế nào?

Chia sẻ kinh nghiệm Việc làm nổi bật

Sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh, sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy, quản lý chất lượng là gì? Vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Hãy cùng topviecquanly.vn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về quản lý chất lượng là gì?

Trước khi đến với vai trò của quản lý chất lượng là gì, bạn cần tìm hiểu về khái niệm cũng như một số thông tin liên quan khác.

Quản lý chất lượng là gì?

Quản lý chất lượng (Quality Control) – QC là nhóm các hoạt động được thực hiện để quản lý, kiểm định về chất lượng và đảm bảo được sản phẩm luôn đạt theo các tiêu chí, mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Để thực hiện những công việc này, đội ngũ nhân viên quản lý chất lượng đã được thành lập.

Nhân viên QC là những người sẽ chịu trách nhiệm về quá trình lên các bộ chỉ tiêu, quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy trình để kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Họ cũng sẽ là những người trực tiếp thực thi, kiểm tra chất lượng ở tất cả quy trình sản xuất sản phẩm, từ khâu nguyên liệu đầu vào, sản xuất đến đóng gói thành phẩm.

quản lý chất lượng là gì 04
Quản lý chất lượng là gì?

Vai trò trong doanh nghiệp của quản lý chất lượng là gì?

Vậy, vai trò của quản lý chất lượng là gì? Để một doanh nghiệp có tốc độ phát triển tốt, sản phẩm luôn cần được cải tiến để thích hợp hơn với thị hiếu của khách hàng, nhu cầu của thị trường. Do đó, có thể thấy QC đóng vai trò khá quan trọng. Cụ thể như sau:

  • Giúp doanh nghiệp có thể xác định được hướng cải tiến sản phẩm đúng đắn, thích hợp với thị trường.
  • Góp phần tạo ra các giá trị gia tăng cho dịch vụ/sản phẩm.
  • Tạo ra được những sản phẩm tốt nhất, đem lại lợi ích tiêu dùng cho khách hàng. Từ đó giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Vai trò với doanh nghiệp sản xuất Nhà Nước: Đảm bảo hàng hóa luôn đạt chuẩn chất lượng, tăng hiệu quả kinh doanh, bảo vệ được quyền – lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cá nhân sản xuất và người tiêu dùng.
  • Vai trò với doanh nghiệp sản xuất tư nhân: Giúp doanh nghiệp sàng lọc được những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, chất lượng ké. Đảm bảo được mọi sản phẩm đến tay khách hàng đều giúp khách hàng hài lòng.
  • Giảm các rủi ro liên quan đến pháp lý phát sinh từ sản phẩm của doanh nghiệp.
quản lý chất lượng là gì 02
Quản lý chất lượng có vai trò khá quan trọng trong doanh nghiệp

Mô tả công việc chi tiết của quản lý chất lượng

Trong bộ phận QC sẽ bao gồm nhân viên QC và trưởng phòng QC. Tùy thuộc vào mỗi vị trí, sẽ có những công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung, sẽ bao gồm những công việc như sau:

  • Nắm bắt được các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất sản phẩm.
  • Nắm bắt chính xác các thông tin, đặc tính liên quan đến sản phẩm.
  • Thực hiện kiểm tra, giám sát các công đoạn sản xuất theo quy định của doanh nghiệp/công ty sản xuất.
  • Đảm bảo quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ được kiểm soát 100%.
  • Tham gia vào quá trình thử nghiệm, đánh giá về chất lượng của sản phẩm theo quy định.
  • Kiểm tra các nguồn nguyên liệu, vật tư đầu vào của sản phẩm.
  • Tham gia cùng trưởng phòng QC xây dựng các quy trình kiểm nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, nghiên cứu, sản xuất sản phẩm.
  • Kiểm tra về thành phẩm hoặc bán thành phẩm sau quá trình sản xuất. Khi phát hiện hàng lỗi, kém chất lượng cần thực hiện công nhân sản xuất xử lý hoặc sửa chữa ngay lập tức.
  • Kiểm tra về độ an toàn, sự vận hành của máy móc trước khi thực hiện sản xuất.
  • Duy trì hệ thống kiểm định chất lượng, lập các kế hoạch kiểm tra chất lượng định kỳ.
  • Lưu trữ các hồ sơ liên quan đến các hạng mục đang được kiểm tra.
  • Lập báo cáo cho trưởng phòng QC hoặc cấp quản lý trực tiếp, giám đốc theo định kỳ.

Ngoài ra, khi bạn làm trưởng phòng QC, bạn sẽ cần thực hiện thêm các công việc của quản lý. Những công việc này có thể bao gồm như tuyển dụng, đào tạo nhân sự mới, lập các bảng đánh giá nhân viên, lập kế hoạch phát triển, công việc liên quan theo tháng, quý,…

Mức thu nhập của quản lý chất lượng là bao nhiêu?

Quản lý chất lượng là vị trí khá áp lực và cũng có khá nhiều yêu cầu khi làm việc. Do đó, mức thu nhập cho vị trí này khá cao. Mức thực tế sẽ còn tùy thuộc vào bạn số năm kinh nghiệm của bạn, quy mô doanh nghiệp, vị trí bạn đảm nhiệm,… Bạn có thể tham khảo mức khảo sát trung bình như sau:

  • Mức lương trung bình: 21.900.000 đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến: 7.000.000 – 17.900.000 đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất: 116.000.000 đồng/tháng.

Mức thu nhập của nhân viên quản lý chất lượng sẽ bao gồm mức lương cơ bản và các khoản trợ cấp khác nhau. Những khoản trợ cấp này có thể bao gồm như trợ cấp thâm niên, trợ cấp độc hại, trợ cấp nhà ở – đi lại,…

quản lý chất lượng là gì 01
Là vị trí áp lực nên quản lý chất lượng có mức lương tương đối cao

Tạm kết

Quản lý chất lượng là một trong những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và sự phát triển chung. Do đó, khi xác định làm quản lý chất lượng sẽ đi kèm với nhiều áp lực khác nhau.

Trên đây là những thông tin liên quan đến quản lý chất lượng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về quản lý chất lượng là gì cũng như định hướng được công việc phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *