CFO là một vị trí quan trọng trong một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vậy, vị trí CFO là gì, vai trò của CFO là gì và lộ trình để thăng tiến lên vị trí này là như thế nào? Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu rõ hơn về vị trí CFO trong bài viết Chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay nhé.
CFO là gì?
CFO là viết tắt của Chief Financial Officer, có nghĩa là Giám đốc Tài chính. CFO là một trong những vị trí quan trọng nhất trong một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vị trí CFO thường trực thuộc vào ban lãnh đạo cấp cao, chẳng hạn như CEO (Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành) hoặc hội đồng quản trị.
CFO có nhiệm vụ hoạch định, triển khai và giám sát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:
- Kế toán.
- Kiểm toán.
- Ngân sách.
- Đầu tư.
- Tài chính thuế.
- Tài chính kế hoạch.
- Quản lý vốn.
- Quản lý rủi ro tài chính.
Vai trò trong công ty của CFO là gì?
Vậy, vai trò trong tổ chức, công ty của CFO là gì? Trên thực tế, CFO có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể, CFO sẽ có các vai trò sau:
Xây dựng chiến lược, định hướng tài chính
Xây dựng chiến lược và đưa ra những hoạch định, định hướng tài chính là một nhiệm vụ quan trọng mà bạn cần biết khi tìm hiểu về vai trò của CFO là gì. Với vai trò này, CFO sẽ cùng với ban lãnh đạo khác định rõ các mục tiêu tài chính dài hạn và phát triển các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. CFO cần đảm bảo rằng chiến lược tài chính phù hợp với mục tiêu và giá trị của công ty.
Quản lý tài chính và dự báo
Vai trò và trách nhiệm tiếp theo của CFO là liên quan quản lý, giám sát tất cả các hoạt động tài chính của công ty. Điều này bao gồm lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách, xác định các mục tiêu tài chính và theo dõi hiệu suất tài chính của công ty. CFO cũng thường tham gia vào việc dự báo tài chính cho tương lai, giúp công ty đưa ra quyết định chiến lược dựa trên các dự báo này.
Quản lý rủi ro tài chính
Quản lý rủi ro cũng là một trong những câu trả lời mà bạn cần lưu ý khi tìm hiểu về vai trò của CFO là gì. Với vai trò này, CFO sẽ đảm nhiệm việc quản lý rủi ro tài chính trong công ty. Họ phải xác định, đánh giá và giảm thiểu các rủi ro tài chính có thể ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu suất của công ty. Điều này bao gồm quản lý rủi ro về tiền tệ, lãi suất, thay đổi luật pháp, thay đổi thị trường và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tài chính công ty.
Những vai trò khác
Ngoài những vai trò chính ở trên, CFO thường còn có các vai trò, nhiệm vụ khác như quản lý vốn, quản lý quỹ tiền mặt, quản lý thuế, tham gia vào việc đàm phán với ngân hàng và nhà đầu tư, đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn tài chính, và cung cấp thông tin tài chính chi tiết và chính xác cho các bên liên quan trong công ty.
Lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực CFO là gì?
Lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực CFO thường bao gồm các giai đoạn.vị trí như sau:
Vị trí Intern/Thực tập sinh
Bạn có thể bắt bắt đầu con đường chinh phục vị trí CFO với vai trò là intern/thực tập sinh trong bộ phận tài chính hoặc kế toán của một công ty. Ở đây, bạn sẽ có cơ hội học hỏi và làm quen với các khái niệm, quy trình tài chính cơ bản.
Nhân viên Tài chính/Kế toán
Sau khi hoàn thành chương trình thực tập hoặc đào tạo, bạn có thể bắt đầu làm việc như một nhân viên tài chính hoặc kế toán. Trong vai trò này, bạn sẽ tiếp tục phát triển kỹ năng và hiểu biết về quy trình tài chính, báo cáo tài chính, công cụ phân tích tài chính.
Chuyên viên Tài chính/Kế toán
Khi bạn có đủ kinh nghiệm và kiến thức, bạn có thể tiến thẳng vào vị trí chuyên viên tài chính hoặc kế toán. Ở đây, bạn sẽ trở thành chuyên gia về các khía cạnh tài chính cụ thể, tham gia vào các dự án tài chính và cung cấp thông tin và phân tích tài chính cho các bộ phận khác trong công ty.
Quản lý Tài chính/Kế toán
Sau khi có kinh nghiệm làm việc như một chuyên viên, bạn có thể tiến thẳng lên vị trí quản lý tài chính hoặc kế toán. Trong vai trò này, bạn sẽ đảm nhiệm quản lý nhóm tài chính, lập kế hoạch tài chính ở mức độ cao hơn, tham gia vào quản lý rủi ro và định hướng chiến lược tài chính của công ty.
Trưởng phòng Tài chính/Kế toán trưởng
Sau khi có kinh nghiệm quản lý tài chính thành công, bạn có thể tiến thẳng lên vị trí trưởng phòng tài chính hoặc kế toán trưởng. Trong các vai trò quản lý cấp cao này, bạn sẽ thực hiện lãnh đạo và chi phối toàn bộ phòng tài chính và kế toán của công ty để đạt được các mục tiêu liên quan đến bộ phận của mình.
Tìm hiểu thêm: Phân biệt sự khác nhau giữa giám đốc tài chính và kế toán trưởng
CFO – Giám đốc tài chính
Cuối cùng, với kinh nghiệm, kiến thức và thành tựu đáng kể trong lĩnh vực tài chính, bạn có thể đạt được vị trí CFO – Giám đốc tài chính. Với vai trò này, bạn sẽ là người đứng đầu toàn bộ hoạt động tài chính của công ty và có trách nhiệm quản lý chiến lược tài chính, quản lý rủi ro, và tạo ra giá trị tài chính cho công ty.
Tóm lại, để trở thành CFO, bạn cần có sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng. Bạn cũng cần có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để đảm nhận vị trí này. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí của CFO là gì và những vai trò, lộ trình thăng tiến của vị trí này.
Nếu bạn cũng đang tìm kiếm một vị trí CFO, hãy truy cập vào nền tảng tuyển dụng TopCV.vn. TopCV.vn là một nền tảng tuyển dụng uy tín với hàng nghìn tin tuyển dụng CFO từ các doanh nghiệp trên cả nước. Với TopCV.vn, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm tại vị trí CFO phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của mình ngay từ hôm nay.